Chiến lược kinh doanh của công ty Vận tải biển III VINASHIP.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH VÀ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH Ở CÔNG TY VẬN TẢI BIỂN III (Trang 27 - 30)

2.1 Chiến lược đa dạng hoá hình thức khai thác đội tàu.

* Hình thức khai thác tàu chuyến. Là hình thức khai thác có đặc điểm sau: Số lượng hàng và loại hàng, thời gian khởi hành, thời gian đến, số lượng cảng ghé qua không cố định mà luôn thay đổi phụ thuộc vào hợp đồng thuê tàu cụ thể của từng chuyến đi. Hình thức khai thác tàu chuyến là tàu tổng hợp, chở được nhiều loại hàng khác nhau, hơn nữa giá cước vận tải biến động theo quan hệ cung cầu của thị trường thuê tàu.

- Lựa chọn tàu vận chuyển và đề xuất các phương án bố trí. Khi đã thu thập được các nhu cầu thuê tàu chủ tàu phải đề xuất các phương án bố trí tàu chuyến theo yêu cầu vận chuyển. Nguyên tắc lựa chọn tàu vận chuyển đề xuất các phương án bố trí tàu là:

+ Đặc trưng khai thác kỹ thuật của tàu phải phù hợp với đặc tính của hàng hoá.

+ Trọng tải thực trở của tàu không được nhỏ hơn khối lượng hàng yêu cầu vận chuyển.

+ Tàu phải có đủ thời gian nhận hàng đúng yêu cầu của người thuê tàu. - Lập sơ đồ luồng hàng và sơ đồ công nghệ chuyến đi: Khi một hoặc nhiều nhu cầu vận chuyển xuất hiện (thể hiện ở các đơn chào hàng của người thuê tàu hay các lô hàng mà công ty tìm kiếm được) người khai thác tàu căn cứ vào khối lượng, cự ly giữa cảng xếp và cảng dỡ của từng lô hàng để lập sơ đồ luồng hàng và sơ đồ luồng tàu. Luông tàu là cơ sở chọn tàu thực hiện chuyến đi. Sơ đồ công nghệ chuyến đi là sơ đồ để xác định chi phí thời gian và chi phí khai thác cho chuyến đi.

- Lựa chọn tiêu chuẩn tối ưu là một trong những chỉ tiêu kinh tế sau: Chi phí thấp nhâts và lợi nhuận cao.

- Lập kế hoạch tác nghiệp: Sau khi đã lựa chọn được phương án có lợi và hợp đồng thuê tàu đã được ký kết thì chủ tàu có thể tổ chức việc hợp đồng tức là lập kế hoạch tác nghiệp chuyến đi cho các tàu. Kế hoạch chuyến đi là kế hoạch chi tiết từng thành phần thời gian trong chuyến đi của tàu. Các thành phần thời gian này được xác định dựa vào định mức về chất tải hao phí thời gian.

Vận tải bằng Container: Hệ thống vận tải bằng Container thống nhất được hình thành trên các cơ sở sau:

- Dựa vào tiêu chuẩn hoá các quy định vận tải.

- Dựa vào hệ thống pháp luật điều chỉnh mối quan hệ giữa các bên tham gia vào quá trình.

- Dựa vào sự tiêu chuẩn hoá về các mặt kích thước và trọng lượng của Container, tàu, thiết bị xếp dỡ, phương tiện vận tải, kho bãi cảng.

Để tổ chức hệ thống vận tải Container thống nhất các cán bộ khai thác công ty phải giải quyết những vấn đề cơ bản sau:

a. Xây dựng luồng hàng: Là tập hợp những nhu cầu vận chuyển thường xuyên ổn định có nhu cầu hàng hoá lớn hoặc nhỏ giữa các điểm gửi và nhận ở trên 2 lục địa khác nhau hoặc trên cùng 1 lục địa. Dựa vào nhu cầu vận chuyển hàng hoá để xác định được luồng Container. Nguyên tắc xây dựng luồng Container là: Số Containerđi theo chiều xuôi và ngược phải bằng nhau.

b. Lựa chọn loại thùng tiêu chuẩn: Theo tiêu chuẩn của tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế ISO có rất nhiều loại: 400 feet, 20 feet, 10 feet, 5 feet. Việc lựa chọn loại thùng tiêu chuẩn phải dựa vào tàu vận chuyển, dựa vào các phương tiện vận chuyển của các phương thức vận tải khác, phụ thuộc vào kích thước lô hàng.

c. Xây dựng sơ đồ vận tải và sơ đồ công nghệ của quá trình vận chuyển. d. Xây dựng hệ thống hoàn trả Container.

2.2. Đẩy mạnh thị trường vận chuyển nội địa và mở rộng thịtrường vận chuyển sang Đông Âu, Bắc Âu, Bắc Mỹ... trường vận chuyển sang Đông Âu, Bắc Âu, Bắc Mỹ...

Định hướng thị trường vận chuyển là chìa khoá cho sự thành công trong vận chuyển hàng hoá của công ty. Trong những năm qua, vận chuyển hàng hoá ở thị trường nội địa của công ty chiếm tỷ trọng lớn trong tổng khối lượng hàng hoá vận chuyển. Năm 1998, tổng khối lượng hàng hoá vận chuyển là 758949 tấn thì khối lượng vận chuyển nội địa là 554781 chiếm 73% khối lượng hàng hoá vận chuyển của công ty. Năm 1999 tổng khối lượng hàng hoá vận chuyển

của công ty là 1009771 tấn thì vận chuyển nội địa là 775198 chiếm 76% khối lượng vận chuyển của cả công ty. Thấy rõ nhu cầu vận chuyển nội địa ngày càng tăng lên và hơn thế nữa là uy tín của công ty trong thị trường vận chuyển nội địa nên công ty đã xác định vận chuyển nội địa là thị trường vận chuyển chính của công ty.

Xác định thị trường vận chuyển nội địa là chính nhưng các cán bộ kinh doanh của công ty thấy: Đất nước ta mở cửa tự do buôn bán, hàng hoá của ta đã xuất khẩu sang các thị trường lớn như: Đông Âu, Tây Âu, Bắc Mỹ... và ta cũng nhập khâủ hàng hoá từ nhiều thị trường khác nhau. Do đó nhu cầu vận chuyển bằng đường biển rất lớn công ty điều tra kỹ lưỡng những thị trường vận chuyển đó và chuẩn bị mở tuyến đường vận chuyển mới Việt Nam - Đông Âu, Việt Nam- Tây Âu, Việt Nam - Bắc Mỹ.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH VÀ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH Ở CÔNG TY VẬN TẢI BIỂN III (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(34 trang)
w