- Chi an ninh Chi quân sự
1.3.2.2) Bảng thuyết minh dự toán chi NSNN năm 2009:
Căn cứ vào kết quả thảo luận dự toán ngân sách năm 2009 với Sở Tài chính. Dự kiến dự toán NSĐP năm 2009 sẽ được giao như sau:
Tổng chi ngân sách trên địa bàn là:
Dự toán 2009: 103.623.000.000 đồng
So với dự toán năm 2008 mà Tỉnh giao đạt 131,76% tăng 31,76%, tương ứng tăng 24.978.000 đồng, so với dự toán mà HĐND Huyện giao đạt 128,87% tăng 128,87%, tương ứng tăng 23.216.000 đồng, còn so với ước thực hiện năm 2008 thì dự toán năm 2009 chỉ đạt 89,61%, giảm 10,39% tương ứng giảm 12.017.128.461 đồng. Sự giảm này do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do địa phương đã chủ động tiết kiệm chi tiêu, gồm sự tăng giảm các nguồn chi cụ thể như sau:
Chi XDCB phân cấp huyện:
Dự toán 2009: 13.900.000.000 đồng.
So với dự toán 2008 mà Tỉnh giao cũng như so với dự toán do HĐND Huyện quyết định đạt 103,73% tăng 3,73%, mức tăng tương ứng với 500.000.000 đồng, còn so với ước thực hiện năm 2008 thì dự toán 2009 đạt 107,61% tăng 7,61%, tương ứng tăng 982.644.208 đồng.
Chi thường xuyên:
Dự toán 2009: 85.317.000.000 đồng.
So với dự toán 2008 mà Tỉnh giao đạt 130,76% tăng 30,76%, mức tăng tương ứng là 20.072.000.000 đồng, so với dự toán do HĐND Huyện giao đạt 133,22% tăng 33,22%, tương ứng tăng 21.277.000.000 đồng, còn so với ước thực hiện năm 2008 thì dự toán 2009 chỉ đạt 84,66%, giảm 15,34%, mức giảm tương ứng là 15.459.772.769 đồng. Gồm các khoản chi cho:
* Chi sự nghiệp kinh tế:
Dự toán 2009: 2.742.800.000 đồng.
So với dự toán 2008 mà Tỉnh giao đạt 211,54% tăng 111,54%, mức tăng tương ứng là 344.800.000 đồng, so với dự toán do HĐND Huyện giao chỉ đạt 99,02% giảm 0,98%, tương ứng giảm 27.200.000 đồng, còn so với ước thực hiện năm 2008 thì dự toán 2009 chỉ đạt 54,07%, giảm 45,93%, mức giảm tương ứng là 2.329.970.288 đồng. Góp phần vào sự giảm chung của chi thường xuyên gồm sự tăng giảm của các lĩnh vực sau:
Chi sự nghiệp nông nghiệp:
Dự toán 2009: 306.200.000 đồng.
So với dự toán 2008 mà Tỉnh giao đạt 101,73% tăng 1,73%, mức tăng tương ứng là 5.200.000 đồng, so với dự toán do HĐND Huyện giao chỉ đạt 98,77% giảm 1,23%, tương ứng giảm 3.800.000 đồng, còn so với ước thực hiện năm 2008 thì dự toán 2009 chỉ đạt 17,30%, giảm đến 82,7%, mức giảm tương ứng là 1.463.635.000 đồng.
Chi sự nghiệp thủy lợi:
Dự toán 2009: 374.400.000 đồng.
So với dự toán 2008 mà Tỉnh giao đạt 133,71% tăng 33,71%, mức tăng tương ứng là 94.400.000 đồng, so với dự toán do HĐND Huyện giao đạt
118,86% tăng 18,86%, tương ứng 59.400.000 đồng, còn so với ước thực hiện năm 2008 thì dự toán 2009 đạt 121,22%, tăng 21,22%, mức tăng tương ứng là 65.546.266 đồng.
Chi sự nghiệp giao thông:
Dự toán 2009: 733.600.000 đồng.
So với dự toán 2008 mà Tỉnh giao chỉ đạt 89,25% giảm 10,75%, mức giảm tương ứng là 88.400.000 đồng, so với dự toán do HĐND Huyện giao chỉ đạt 82,33% giảm 17,67%, tương ứng giảm 157.400.000 đồng, còn so với ước thực hiện năm 2008 thì dự toán 2009 đạt 108,92%, tăng 8,92%, mức tăng tương ứng là 60.070.316 đồng.
Chi sự nghiệp kinh tế khác - KTTC:
Dự toán 2009: 1.328.600.000 đồng.
So với dự toán 2008 mà Tỉnh giao đạt 133,53% tăng 33,53%, mức tăng tương ứng là 333.600.000 đồng, so với dự toán do HĐND Huyện giao đạt 105,95 tăng 5,95%, tương ứng tăng 74.600.000 đồng, còn so với ước thực hiện năm 2008 thì dự toán 2009 chỉ đạt 57,26%, giảm đến 42,74%, mức giảm tương ứng là 991.851.870 đồng.
* Chi sự nghiệp văn xã:
Dự toán 2009: 60.352.560.000 đồng.
So với dự toán 2008 mà Tỉnh giao đạt 139,27% tăng 29,37%, mức tương ứng là 17.018.560.000 đồng, so với dự toán do HĐND Huyện giao đạt 138,25% tăng 38,25%, tương ứng 16.658.560.000 đồng, còn so với ước thực hiện năm 2008 thì dự toán 2009 chỉ đạt 90,67%, giảm 9,33%, mức giảm tương ứng là 6.209.169.934 đồng. Góp phần vào sự giảm chung của khoản chi cho sự nghiệp văn xã gồm sự tăng giảm của các lĩnh vực sau:
Chi sự nghiệp giáo dục:
Dự toán 2009: 53.533.220.000 đồng.
So với dự toán 2008 mà Tỉnh giao đạt 144,73% tăng 44,73%, mức tăng tương ứng là 16.545.220.000 đồng, so với dự toán do HĐND Huyện giao đạt 145,78% tăng 45,78%, tương ứng tăng 16.659.220.000 đồng, còn so với ước thực hiện năm 2008 thì dự toán 2009 chỉ đạt 97,93%, giảm 2,07%, mức giảm tương ứng là 1.132.279.340 đồng.
Chi sự nghiệp đào tạo:
Dự toán 2009: 1.074.800.000 đồng.
So với dự toán 2008 mà Tỉnh giao đạt 115,94% tăng 15,94%, mức tăng tương ứng là 147.800.000 đồng, so với dự toán do HĐND Huyện giao đạt 103,25% tăng 3,25%, tương ứng tăng 33.800.000 đồng, còn so với ước thực hiện năm 2008 thì dự toán 2009 chỉ đạt 98,22%, giảm 1,78%, mức giảm tương ứng là 19.457.288 đồng.
Chi sự nghiệp Y tế:
Dự toán 2009: 3.320.400.000 đồng.
So với dự toán 2008 mà Tỉnh giao cũng như so với dự toán do HĐND Huyện quyết định đạt 123,16% tăng 23,16%, mức tăng tương ứng là
624.400.000 đồng, còn so với ước thực hiện năm 2007 thì dự toán 2008 đạt 115,45%, tăng 15,45%, mức tăng tương ứng là 444.472.995 đồng.
Chi sự nghiệp TDTT:
Dự toán 2009: 304.000.000 đồng.
So với dự toán 2008 mà Tỉnh giao chỉ đạt 87,61% giảm 12,39%, mức giảm tương ứng là 43.000.000 đồng, so với dự toán do HĐND Huyện giao chỉ đạt 95,9% giảm 4,1%, tương ứng giảm 13.000.000 đồng, còn so với ước thực hiện năm 2008 thì dự toán 2009 đạt 114,5%, tăng 14,5%, mức tăng tương ứng là 38.538.000 đồng.
Chi sự nghiệp VHTT:
Dự toán 2009: 500.600.000 đồng.
So với dự toán 2008 mà Tỉnh giao chỉ đạt 59,8% giảm 40,2%, mức giảm tương ứng là 331.600.000 đồng, so với dự toán do HĐND Huyện giao chỉ đạt 51,45% giảm 48,55%, tương ứng giảm 465.600.000 đồng, còn so với ước thực hiện năm 2008 thì dự toán 2009 chỉ đạt 61,73%, giảm 38,27%, mức giảm tương ứng là 305.852.500 đồng.
Chi sự nghiệp khoa học công nghệ:
Dự toán 2009: 62.370.000 đồng.
So với dự toán 2008 mà Tỉnh giao chỉ đạt 83,16% giảm 16,84%, mức giảm tương ứng là 12.630.000 đồng, so với dự toán do HĐND Huyện giao chỉ đạt 89,1% giảm 10,9%, tương ứng giảm 7.630.000 đồng, còn so với ước thực hiện năm 2008 thì dự toán 2009 đạt 235,97%, tăng 135,97%, mức tăng tương ứng là 35.938.500 đồng.
Chi sự nghiệp môi trường:
Dự toán 2009: 329.670.000 đồng.
So với dự toán 2008 mà Tỉnh giao cũng như so với dự toán do HĐND Huyện quyết định đạt 106,35% tăng 6,35%, mức tăng tương ứng là 19.670.000 đồng, còn so với ước thực hiện năm 2008 thì dự toán 2009 đạt 119,45%, tăng 19,45%, mức tăng tương ứng là 53.670.000 đồng.
Chi sự nghiệp xã hội:
Dự toán 2009: 678.700.000 đồng.
So với dự toán 2008 mà Tỉnh giao chỉ đạt 66,15% giảm 33,85%, mức giảm tương ứng là 347.300.000 đồng, so với dự toán do HĐND Huyện giao chỉ đạt 54,43% giảm 45,57%, tương ứng giảm 568.300.000 đồng, còn so với ước thực hiện năm 2008 thì dự toán 2009 chỉ đạt 6,38%, giảm đến 93,62%, mức giảm tương ứng là 9.944.680.300 đồng.
* Chi quản lý hành chánh:
Dự toán 2009: 19.169.122.000 đồng.
So với dự toán do HĐND Huyện giao đạt 128,26% tăng 28,26%, tương ứng tăng 4.223.122.000 đồng, còn so với ước thực hiện năm 2008 thì dự toán 2009 chỉ đạt 91,22%, giảm 8,78%, mức giảm tương ứng là 1.844.058.740 đồng.
* Chi an ninh quân sự địa phương:
So với dự toán 2008 do HĐND Huyện giao đạt 111,21% tăng 11,21%, mức tăng tương ứng là 267.518.000 đồng, còn so với ước thực hiện năm 2008 thì dự toán 2009 chỉ đạt 69,18%, giảm 30,83%, mức giảm tương ứng là 1.182.823.998 đồng.
* Chi khác ngân sách:
Dự toán 2009: 398.000.000 đồng.
So với dự toán 2008 do HĐND Huyện giao đạt 140,64% tăng 40,64%, tương ứng tăng 115.000.000 đồng, còn so với ước thực hiện năm 2008 thì dự toán 2009 đạt 179,06% tăng 79,06%, mức tăng tương ứng là 175.725.200 đồng.
Dự phòng ngân sách:
Dự toán 2009: 1.524.000.000 đồng.
So với dự toán 2008 do HĐND Huyện quyết định đạt 101,74% tăng 1,74%, mức tăng tương ứng với 26.000.000 đồng.
Nguốn cải cách tiền lương:
Dự toán 2009: 2.882.000.000 đồng.
So với dự toán 2008 mà Tỉnh giao cũng như so với dự toán do HĐND Huyện giao đạt 196,19% tăng 96,19%, mức tăng tương ứng là 1.413.000.000 đồng, còn so với ước thực hiện năm 2008 thì dự toán 2009 đạt 148,1%, tăng đến 48,1%, mức tăng tương ứng là 936.000.000 đồng.
** Nhận xét:
Nhìn chung dự toán chi NSNN năm 2009 tăng so với năm 2008 ở hầu hết các nội dung, tỷ trọng giữa các khoản chi dần dần được điều chỉnh hợp lý. Qua số liệu so sánh ở trên cho thấy nhiệm vụ của các cơ quan tài Chính là hết sức năng nề, đều này đặt ra cho ngành tài chính huyện nói riêng tỉnh nói chung phải chủ động từ việc lập dự toán đến đi vào thực hiện, phải có giải pháp thực hiện phù hợp với sự biến động của thị trường có như thế mới có thể hoàn thành nhiệm vụ chi ngân sách năm 2009 phục vụ cho công cộng phát triển kinh tế.
Năm 2009 là năm thứ 3 thực hiện thời kỳ ổn định ngân sách mới giữa ngân sách các cấp giai đoạn 2007 – 2010. Vì vậy, kết quả thực hiện có ý nghĩa và thầm quan trọng lớn đối với việc hoàn thành các nhiệm vụ tài chính ngân sách của giai đoạn 2006 – 2010. Công tác tài chính năm 2009 cần quán triệt và tiếp tục thực hiện các giải pháp đã được Chính phủ, Tỉnh đề ra trong năm 2008 nhằm mục tiêu ổn định kinh tế. Bên cạnh việc thắt chặt chi tiêu công một cách hợp lý, tài chính ngân sách năm 2009 phải là động lực mạnh mẽ, thúc đẩy các lĩnh vực hoạt động, góp phần hoàn thành cơ bản các mục tiêu kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của giai đoạn.
Tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp Công nghiệp hóa – hiện đại hóa Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, tập trung cơ bản nguồn lực cho việc thực hiện các chương trình hành động của Huyện ủy về: nông nghiệp, nông thôn, nông dân, đồng thời với quá trình đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp và các ngành thuộc lĩnh vực thương mại dịch vụ. Khai thác tốt hơn tiềm năng, lợi thế, phát huy tốt các nguồn lực của huyện tạo bước chuyển biến mới về sức cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế, bước chuyển mới về xã hội, chuẩn bị tốt các điều kiện theo lộ trình hội nhập cả nước. Nâng cao năng lực khoa học,
công nghệ, giáo dục đào tạo, chăm lo giải quyết các vấn đề bức xúc về việc làm, giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân, tăng cường cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng, lành mạnh hóa tài chính ngân sách địa phương.
1.4) Bảng cân đối thu, chi ngân sách năm 2008, 2009:
- Thực tế tại phòng tài chính kế hoạch huyện Trà Ôn trong công tác quản lý chi ngân sách không có lập Bảng cân đối thu, chi Ngân sách. Đơn vị chỉ lập bảng cân đối quyết toán NSĐP khi kết thúc năm ngân sách.