Bảng thuyết minh báo cáo thực hiện dự toán chi năm 2008:

Một phần của tài liệu Công tác quản lí ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Trà Ôn (Trang 34)

- Chi an ninh Chi quân sự

1.2.2.2)Bảng thuyết minh báo cáo thực hiện dự toán chi năm 2008:

1.2.2.1) Bảng số liệu tình hình thực hiện dự toán chi năm 2008: 2008:

1.2.2.2) Bảng thuyết minh báo cáo thực hiện dự toán chi năm 2008: năm 2008:

Việc thực hiện nhiệm vụ chi NSNN năm 2008 của huyện được thực hiện trong điều kiện vừa có một số thuận lợi như: an ninh chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, kinh tế tỉnh nhà tiếp tục tăng trưởng, chính sách ưu đãi khuyến khích đầu tư của huyện nhà,…. Bên canh đó vẫn còn tồn tại một số khó khăn sau: những khó khăn trong việc phát triển kinh tế trong nước và quốc tế - nhem nhói những tháng cuối năm 2007, đến năm 2008 đã bùng phát, đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất kinh doanh, đời sống nhân dân.

Với mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng cường nguồn lực cho công tác an sinh xã hội,… Kiềm chế lạm phát được xem như là mục tiêu ưu tiên trong điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ. Việc ban hành Quyết định 390/2008/QĐ – TTg của Thủ tướng chính phủ và nhất là chủ trương thực hiện 8 gỉai pháp lớn, trong đó giải pháp thắt chặt tiền tệ và tiết kiệm chi tiêu công đã ảnh hưởng đến tốc độ phát triển kinh tế xã hội, tài chính ngân sách của huyện. Bên cạnh đó, dịch bệnh trên cây trồng và vật nuôi đã và đang tiếp tục ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất nông nghiệp, tiêu dùng và xuất khẩu, ảnh hưởng đến việc thực hiện Nghị quyết của HĐND Tỉnh về nhiệm vụ thu, chi của địa phương.

Dưới sự lãnh đạo và điều hành của UBND Huyện, sự tập trung của các cơ quan trong hệ thống tài chính, việc thực hiện nhiệm vụ tài chính – ngân sách năm 2008 được phòng Tài chính và kế hoạch huyện Trà Ôn đánh giá như sau:

 Xét góc độ tổng thể thì tổng chi NSNN trên địa bàn huyện Trà Ôn thấp

hơn so với dự toán đề ra cụ thể như sau:

Tổng chi ngân sách trên địa bàn là: + Dự toán:

 Tỉnh giao: 79.037.000.000 đồng

 HĐND quyết định: 153.469.970.000 đồng.

+ Thực hiện: 148.671.715.728 đồng. So với dự toán mà Tỉnh giao đạt 188,10% tăng 88,10%, tương ứng tăng 69.634.715.728 đồng, còn so với dự toán mà HĐND Huyện giao chỉ đạt 96,89% giảm 3,13%, tương ứng giảm 4.798.254.272 đồng. Sự giảm này do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do địa phương đã chủ động tiết kiệm chi tiêu, cụ thể như sau:

Chi cân đối NSNN:

+ Dự toán:

 Tỉnh giao: 79.037.000.000 đồng

 HĐND quyết định: 143.052.420.000 đồng

+ Thực hiện: 131.585.620.741 đồng. So với dự toán mà Tỉnh giao đạt 166,49% tăng 66,49%, mức tăng tương ứng với 52.548.620.741 đồng, còn so với dự toán do HĐND Huyện giao chỉ đạt 91,98% giảm 8,02%, tương ứng giảm 11.466.799.259 đồng. Trong đó:

Chi đầu tư phát triển:

+ Dự toán:

 Tỉnh giao: 13.400.000.000 đồng

 HĐND quyết định: 40.572.532.000 đồng

+ Thực hiện: 12.917.355.792 đồng. So với dự toán mà Tỉnh giao chỉ đạt 96,40% giảm 3,6%, mức giảm tương ứng với 482.644.208 đồng, còn so với dự toán do HĐND Huyện giao chỉ đạt 31,84% giảm 68,16%, tương ứng giảm 27.655.176.208 đồng.

Chi thường xuyên:

+ Dự toán:

 Tỉnh giao: 63.329.000.000 đồng

 HĐND quyết định: 100.092.665.000 đồng

+ Thực hiện: 100.776.772.769 đồng. So với dự toán mà Tỉnh giao đạt 159,13% tăng 59,13%, mức tăng tương ứng là 37.447.772.769 đồng, còn so với dự toán do HĐND Huyện giao đạt 100,68% tăng 0,68%, tương ứng tăng 684.107.769 đồng.

* Chi quốc phòng:

+ Dự toán năm 2008 không giao nhiệm vụ chi đối với mục chi này. HĐND Huyện căn cứ tình hình thực tế giao 2.430.738.000 đồng để chi cho lĩnh vực này.

+ Thực hiện: 2.617.358.901 đồng, so với dự toán HĐND Huyện giao đạt 107,68% tăng 7,68% tăng tương ứng 286.647.901 đồng.

*Chi an ninh:

+ Dự toán năm 2008 không giao nhiệm vụ chi đối với mục chi này. HĐND Huyện căn cứ tình hình thực tế giao 614.000.000 đồng để chi cho lĩnh vực này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Thực hiện: 1.219.956.097 đồng, so với dự toán HĐND Huyện giao đạt 198,69% tăng 98,69% tăng tương ứng 605.956.097 đồng.

Nguyên nhân của việc hoàn thành vượt kế hoạch chi cho an ninh, quốc phòng là do có bổ sung kinh phí tổ chức hội nghị, công tác tập huấn, hội thi,….

* Chi sự nghiệp GD – Đào tạo và dạy nghề:

+ Dự toán:

 Tỉnh giao: 37.915.000.000 đồng

 HĐND quyết định: 56.173.382.000 đồng

+ Thực hiện: 55.759.756.628 đồng. So với dự toán mà Tỉnh giao đạt 147,07% tăng 47,07%, mức tăng tương ứng là 17.844.756.628 đồng, còn so với

dự toán do HĐND Huyện giao chỉ đạt 99,26% giảm 0,74%, tương ứng giảm 413.625.372 đồng.

* Chi sự nghiệp Y tế:

+ Dự toán năm 2008 không giao nhiệm vụ chi đối với mục chi này. HĐND Huyện căn cứ tình hình thực tế giao 3.411.318.000 đồng để chi cho lĩnh vực này.

+ Thực hiện: 2.875.927.005 đồng, so với dự toán HĐND Huyện giao chỉ đạt 84,31% giảm 15,69% tương ứng giảm 535.390.995 đồng.

* Chi khoa học công nghệ:

+ Dự toán năm 2009 không giao nhiệm vụ chi đối với khoản chi này. HĐND Huyện căn cứ tình hình thực tế giao 56.700.000 đồng để chi cho lĩnh vực này.

+ Thực hiện: 26.431.500 đồng, so với dự toán HĐND Huyện giao chỉ đạt 46,62% giảm 53,38% tương ứng giảm 30.268.500 đồng.

* Phát thanh, truyền hình:

+ Dự toán năm 2008 không giao nhiệm vụ chi đối với mục chi này. HĐND Huyện căn cứ tình hình thực tế giao 140.000.000 đồng để chi cho lĩnh vực này.

+ Thực hiện: 5.530.000 đồng, so với dự toán HĐND Huyện giao chỉ đạt 3,95% giảm đến 96,05% tương ứng giảm 134.470.000đồng. Nguyên nhân của việc không hoàn thành nhiệm vụ chi cho phát thanh truyền hình là do kế toán ở một số xã hạch toán các khoản chi này vào khoản chi quản lý nhà nước.

* Chi sự nghiệp TDTT:

+ Dự toán năm 2008 không giao nhiệm vụ chi đối với mục chi này. HĐND Huyện căn cứ tình hình thực tế giao 297.568.000 đồng để chi cho lĩnh vực này.

+ Thực hiện: 265.462.000 đồng, so với dự toán HĐND Huyện giao chỉ đạt 89,21% giảm 10,79% tương ứng giảm 32.106.000 đồng.

* Chi sự nghiệp đảm bảo xã hội:

+ Dự toán năm 2008 không giao nhiệm vụ chi đối với mục chi này. HĐND Huyện căn cứ tình hình thực tế giao 10.894.870.000 đồng để chi cho lĩnh vực này.

+ Thực hiện: 10.623.380.300 đồng, so với dự toán HĐND Huyện giao chỉ đạt 97,51% giảm 2,49% tương ứng giảm 271.489.700 đồng.

* Chi quản lý hành chính, Đảng, đoàn thể:

+ Dự toán năm 2008 không giao nhiệm vụ chi đối với khoản chi này. HĐND Huyện căn cứ tình hình thực tế giao 17.623.100.000 đồng để chi cho lĩnh vực này.

+ Thực hiện: 21.013.180.740 đồng, so với dự toán HĐND Huyện giao đạt 119,24% tăng 19,24% tương ứng tăng 3.390.080.740 đồng

* Chi khác ngân sách:

+ Dự toán năm 2008 không giao nhiệm vụ chi đối với khoản chi này. HĐND Huyện căn cứ tình hình thực tế giao 292.700.000 đồng để chi cho lĩnh vực này.

+ Thực hiện: 222.274.800 đồng, so với dự toán HĐND Huyện giao đạt 75,94% giảm 24,06% tương ứng giảm 70.425.200 đồng.

Chi chuyển nguồn: Dự toán năm 2008 không giao nhiệm vụ chi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đối với khoản chi này.

Chi dự phòng:

+ Dự toán:

 Tỉnh giao: 1.508.000.000 đồng

 HĐND quyết định: 2.387.223.000 đồng

+ Địa phương chưa sử dụng đến nguồn kinh phí dự toán Chi dự phòng.

Chi bổ sung ngân sách cấp dưới:

+ Dự toán:

 HĐND quyết định: 2.387.223.000 đồng

+ Thực hiện: 9.117.650.000 đồng. So với dự toán do HĐND giao thì đạt được 150,12% tăng 50,12% mức tăng tương ứng là 4.569.631.070 đồng.

Chi Chi chương trình mục tiêu quốc gia:

+ Dự toán:

 HĐND quyết định: 1.300.000.000 đồng

+ Thực hiện: 863.127.787 đồng. So với dự toán do HĐND giao thì chỉ đạt được 66,39% giảm 33,61% mức giảm tương ứng là 436.872.213 đồng.

1.2.1.3) Đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi năm 2008: 2008:

- Thực hiện quyết định số:2528/QĐ – UBND ngày 14/12/2006 của UBND tỉnh Vĩnh Long “về việc phê duyệt định mức phân bổ NSĐP ổn định giai đoạn 2007 - 2010”;

- Thực hiện Nghị quyết số: 02/2008/NQ – HĐND khóa IX ngày 08 tháng 01 năm 2008 của HĐND Huyện khóa IX kỳ họp lần thứ “về việc phê chuẩn dự toán NSNN và kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản huyện năm 2008”

Qua 01 năm chỉ đạo thực hiện có những thuận lợi cũng như khó khăn như

sau:

a) Thuận lợi:

- Được sự quan tâm lãnh đạo của Huyện Ủy, sự giám sát của HĐND Huyện tạo thuận lợi cho UBND huyện quản lý và điều hành ngân sách đảm bảo theo đúng quy định.

- Năm 2008 là năm thứ 2 của giai đoạn thời kỳ ổn định ngân sách (2007 – 2010), được tỉnh giao dự toán sớm trong tháng 10 tạo điều kiện cho huyện kịp thời xây dựng và phân bổ các chỉ tiêu dự toán, giao các ngành, các xã, thị trấn thụ hưởng tổ chức thực hiện.

- Có sự phối hợp giữa 03 ngành: Tài chính – Thuế - KBNN, tích cực làm tốt công tác tham mưu cho UBND Huyện điều hành ngân sách cấp mình một cách có hiệu quả, theo dõi thu, đăng nộp kịp thời các khoản thu vào NSNN.

- Năm 2008 là năm thứ 2 giao quyền tự chủ cho các đơn vị quản lý nhà nước theo Nghị định số 130/2005/NĐ – CP cảu Chính phủ, cho các đơn vị sự nghiệp có thu theo Nghị định số 43/2006/NĐ – CP của Chính phủ làm cho các đơn vị được chủ động trong việc sử dụng dự toán, nêu cao tinh thần tiết kiệm và trách

nhiệm trong các đơn vị, tăng thêm thu nhập cho cán bộ công chức dù không lớn lắm.

b) Khó khăn:

- Năm 2008 là năm thứ hai tiếp tục thời kỳ ổn định ngân sách nên giao chỉ tiêu ngân sách không tăng chi cho hoạt động chỉ tăng chi cải cách tiền lương theo Nghị định và các chính sách, chế độ mới, riêng tăng chế độ chi công tác phí, hội nghị phí không được tỉnh bổ sung; mức lương tối thiểu thực hiện theo NĐ số 166/2006/NĐ – CP của Chính phủ là 540.000 đồng nhưng dự toán chi theo cơ cấu 65 – 35 tỉnh giao theo mức lương 350.000 đồng; kinh phí hoạt động tăng thêm 50% cho 02 thường trực Huyện Ủy và thường trực UBND Huyện là khá lớn trên 300 triệu đồng nhưng tỉnh giao cho huyện cân đối từ dự toán chi thường xuyên NSĐP nên phải giảm bớt các khoản chi khác gây khó khăn cho ngân sách huyện. Do vậy, kinh phí hoạt động các ngành, các xã – thị trấn không đảm bảo, gặp khó khăn cho thực hiện nhiệm vụ của ngành, địa phương và việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ thực hiện chế độ tự chủ đối với khoản kinh phí được giao khoán.

- Trong giao chỉ tiêu ngân sách chưa lường hết khó khăn do thực tiễn đặt ra và các quy định chế độ của Đảng, nhà nước mới ban hành phải tổ chức thực hiện cho nên phải hỗ trợ phát sinh ngoài kế hoạch gây khó khăn cho quản lý điều hành ngân sách. Còn một số ngành, đơn vị chưa tự cân đối nguồn kinh phí được giao của đơn vị mình mà tranh thủ đề nghị ngân sách hỗ trợ trong khi khả năng vẫn còn đáp ứng được nên phải sử dụng một phần từ nguồn dự phòng để bổ sung cho các đơn vị. Trong năm phát sinh rất nhiều khoản tạm ứng chi thường xuyên và chi XDCB do ngoài dự toán giao đầu năm, trong đó có nhiều khoản tạm ứng không có khả năng thanh toán trong năm 2008.

- Trong tháng 5/2008 thực hiện Nghị định số 14/2008/NĐ – CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quân, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nên có một số phòng ban giải thể, sáp nhập phải điều chỉnh thay đổi nhân sự, tài sản và dự toán. Trong quá trình thực hiện có đơn vị mới vừa giải thể và được sáp nhập với đơn vị khác nhưng không bao lâu sau nó lại tách ra để thành lập lại chính đơn vị đó nhưng với tên khác như trường hợp ủy ban Dân số gia đình và trẻ em nay là Trung tân dân số kế hoạch hóa gia đình. Những thay đổi đó làm cho việc điều hành dự toán không được ổn định phải nhiều lần điều chỉnh.

- Một số chế độ mới phát sinh trong năm ngân sách tỉnh chưa chuyển kịp thời về cho huyện gây thiếu hụt kinh phí như kinh phí hoạt động của Trung tâm dân số kế hoạch hóa gia đình thành lập từ tháng 8 đến nay nhưng chưa được cấp kinh phí hoạt động; trợ cấp cho các đối tượng xã hội tăng theo chế độ, phòng LĐTB – XH đã đề nghị Sở LĐTB – XH từ đầu năm nhưng đến nay mới được tỉnh chuyển kinh phí về nên gây thiếu hụt kinh phí trong quá trình quản lý điều hành nguồn chi sự nghiệp xã hội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Một số chủ tài khoản và kế toán ngân sách xã chưa nắm bắt kịp thời và chưa am hiểu các văn bản hướng dẫn, quy định chế độ và nguyên tắc kế toán nên trong quản lý và điều hành ngân sách còn lơi lỏng, tùy tiện chưa đảm bảo đúng

quy định của nhà nước dẫn đến mất cân đối ngân sách, chi nhiều khoản sai nguyên tắc, sai mục qua các đoàn thanh tra và công tác kiểm tra chuyên môn của phòng tài chính kế hoạch phát hiện buộc xuất toán, thu hồi nộp ngân sách và điêu chỉnh theo đúng mục lục ngân sách.

- Do tình trạng lạm phát nên tỉnh giao thêm nhiệm vụ tăng thu cho Huyện là 1.050 tỷ đồng, đồng thời tất cả các ngành, các cấp phải thực hiện tiết giảm chi tiêu tăng thêm 10% trong nguồn kinh phí được giao từ đầu năm để kiềm chế lạm phát theo Thông tư số 34/2008/TT –BTC ngày 23/4/2008 của Bộ Tài Chính làm cho các đơn vị thụ hưởng càng gặp khó khăn trong sắp xếp các khoản chi tiêu để đảm bảo hoạt động thường xuyên.

- Trong phân định nguồn thu giao số cân đối cho các xã chưa sát với thực tế của từng xã nên một số xã thu không đạt dẫn đến mất cân đối như nguồn thuế CQSD đất, lệ phí trước bạ. Đối với nguồn lệ phí trước bạ động sản ngân sách huyện hưởng 100% nhưng khi giao dự toán huyện lại giao số cân đối 70% cho xã nên xã bị hụt thu.

Từ những khó khăn trên làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện điều hành NSĐP năm 2008, nhưng với sự chỉ đạo của Huyện Ủy, sự giám sát thường xuyên của HĐND Huyện, sự phấn đấu tích cực của các ngành, các xã, thị trấn trong năm qua công tác tài chính cũng đã đạt được những kết quả đát kể.

1.3) Đánh giá việc xây dựng dự toán chi NSNN năm 2008, 2009:

Một phần của tài liệu Công tác quản lí ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Trà Ôn (Trang 34)