Ảnh hưởng của chuyển đổi thức ăn sớm đến tốc độ tăng trưởng cá chẽm con

Một phần của tài liệu Theo dõi sự phát triển của đường tiêu hóa và xác định khả năng chuyển đổi thức ăn sớm của ấu trùng cá chẽm (Lates calcarifer Bloch, 1790) (Trang 41)

L ỜI NÓI ĐẦ U

2. Kết quả nuôi thử nghiệm chuyển đổi thức ăn sớm trong ương nuôi ấu trùng cá

2.2. Ảnh hưởng của chuyển đổi thức ăn sớm đến tốc độ tăng trưởng cá chẽm con

con

Thí nghiệm được chia làm hai đợt liên tiếp nhau, đợt 1 tập cho cá ở lô chuyển

đổi thức ăn sớm bằng thức ăn tổng hợp (Gemma micro 300) cho đến khi cá sử dụng tốt thức ăn này (10–20 ngày tuổi). Đợt 2 tiến hành cho ăn thức ăn tổng hợp (Gemma micro 300 và NRD 3/5) ở đồng thời cả hai lô thí nghiệm cho đến khi lô cá theo quy trình nuôi sử dụng tốt thức ăn chuyển đổi (20–29 ngày tuổi). Kết quả tăng trưởng về

chiều dài của ấu trùng cá chẽm được trình bày ở bảng 7 và hình 11 như sau:

Bảng 7: Kết quả tăng trưởng chiều dài cá của hai lô thí nghiệm

S liu là giá tr trung bình ± độ lch chun, cùng mt hàng, s liu mang s mũ có ký hiu là các ch

cái ging nhau là không có s khác bit v mt thng kê (P<0,05)

Ghi chú: ADGL ( tốc độ tăng trưởng tuyệt đối trung bình về chiều dài cá), LL

tăng trưởng tương đối (%).

Lô thí nghiệm

chuyển đổi thức ăn sớm (TĂS)

Lô thí nghiệm chuyển đổi theo quy trình nuôi (QTN) Ngày tuổi Chiều dài cá (mm) ADGL (mm/ngày) LL ( %) Chiều dài cá (mm) ADGL (mm/ngày) LL ( %) 10 3,640 ± 0,359 - - 3,640 - - 20 7,245 ± 1,659a 0,361 99,03 7,628 ± 0,399a 0,399 109, 5 29 15,20 ± 3,316b 0,884 109,8 13,23 ± 2,216b 0,623 73,4 9

0 2 4 6 8 10 12 14 16 10 12 14 16 18 20 22 24 26 28 ngày tui chiu dài thân

(mm)

lô tăs lô qtn

Qua bảng 7 cho thấy:

Ở giai đoạn đầu (10–20 ngày tuổi) cá ở lô thí nghiệm chuyển đổi theo quy trình nuôi có tốc độ tăng trưởng về chiều dài nhanh hơn lô cá chuyển đổi thức ăn sớm 0,038 mm/ngày, tuy nhiên sai số này không có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Ở giai

đoạn này mặc dù lô chuyển đổi thức ăn sớm cho ăn thức ăn tổng hợp, nhưng vẫn bổ

sung một lượng thức ăn sống do đó vẫn đảm bảo được tốc độ tăng trưởng của chúng. Tuy nhiên do cá có kích thước nhỏ, nhiều cá thể ở thời gian đầu chưa sử

dụng được thức ăn tổng hơp, thức ăn sống bổ sung hạn chế nên tốc độ tăng truởng có phần hơi chậm hơn lô chuyển đổi theo quy trình nuôi.

Có sựđối lập về tốc độ tăng trưởng của cá ở hai lô thí nghiệm trong hai giai đoạn liên tiếp nhau (10–20 và 20–29 ngày tuổi). Ở giai đoạn sau tốc độ tăng trưởng về

chiều dài của cá ở lô chuyển đổi thức ăn sớm lớn hơn lô theo quy trình nuôi 0,261 mm/ngày. Do cá lô chuyển đổi thức ăn sớm ở giai đoạn đầu đã làm quen tốt với thức ăn công nghiệp nên ở giai đoạn sau chúng ăn tốt, tốc độ tăng trưởng rất nhanh. Tuy nhiên do khả năng ăn tốt thức ăn công nghiệp không đồng đều giữa các cá thể

trong lô thí nghiệm thức ăn sớm vì vậy khi giảm hoặc không cho ăn thức ăn sống thì xảy ra sự phân đàn mạnh trong đàn cá thí nghiệm. Chính sự phân đàn này tạo ra độ

lệch chuẩn khá lớn, mặc dù tốc độ tăng truởng lớn hơn nhiều so với lô cá thí nghiệm theo quy trình nuôi nhưng vẫn không có sai khác thống kê (p<0,05). Trong quá trình sản xuất ương nuôi ấu trùng cá chẽm nếu kết hợp chuyển đổi thức ăn sớm với thao tác phân cỡ cá (lọc cá) thì hiệu quả ương nuôi sẽ rất cao, cá có tốc độ tăng trưởng nhanh, rút ngắn thời gian ương giảm bớt chi phí do sử dụng thức ăn sống. Kết quả

nghiên cứu này cũng tương tự với kết quả nghiên cứu nuôi thử nghiệm chuyển đổi thức ăn sớm ở ấu trùng cá chẽm 14 ngày tuổi của Nguyễn Hoàng Anh (2006) [1].

2.3. nh hưởng ca chuyn đổi thc ăn sm đối vi t l sng u trùng cá chm

Sau mỗi giai đoạn thí nghiệm tiến hành đếm cá để xác định tỷ lệ sống của cá ở

từng lô thí nghiệm, đồng thời bố trí lại mật độ ương cho giai đoạn tiếp theo. Kết quả

về tỷ lệ sống của hai lô thí nghiệm được trình bày ở bảng 8 và hình12 như sau.

Bảng 8: Tỷ lệ sống ấu trùng cá chẽm ở hai lô thí nghiệm

TLS Ngày tuổi Tỷ lệ sống lô cá thí nghiệm chuyển đổi thức ăn sớm (%) Tỷ lệ sống lô cá thí nghiệm chuyển đổi theo quy trình nuôi

(%)

20 40,68 ± 27,815a 45,26 ± 28,673 a

29 56,30 ± 6,095b 70,29 ± 5,128c

S liu là giá tr trung bình ± độ lch chun, s liu cùng mt hàng mang s mũ ký hiu là nhng ch cái

khác nhau thì khác nhau v mt thng kê (P<0,05).

40.68 56.3 45.258 70.289 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

Ngày tuổi (20) Ngày tuổi (29) Tỷ lệ sống (%)

TN TĂS TN theo QTN

Hình 12: Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ sống của hai lô thí nghiệm

Kết quả thí nghiệm cho thấy, tỷ lệ sống của lô thí nghiệm chuyển đổi theo quy trình nuôi luôn cao hơn lô thí nghiệm chuyển đổi thức ăn sớm ở cả hai giai đoạn (10–20 và 20–29 ngày tuổi). Tuy nhiên chỉ có sai khác về tỷ lệ sống ở giai đoạn 20–29 ngày tuổi là sai khác có ý nghĩa thống kê (P< 0,05). Lý giải cho điều này như

sau: ở giai đoạn đầu (10–20 ngày tuổi) cá ở lô chuyển đổi thức ăn sớm cho ăn thức

ăn tổng hợp, nhưng do kích thước cá còn nhỏ chưa sử dụng được thức ăn tổng hợp nên nhiều con bị đói, yếu hoặc chết, còn đối với những con ăn được thức ăn tổng hợp lại được bổ sung thức ăn sống nên có tốc độ tăng trưởng khá nhanh dẫn đến sự

phân đàn. Bước sang giai đoạn tiếp theo 20–29 ngày tuổi những cá thể vượt đàn có tốc độ tăng trưỏng vượt trội so với các cá thể khác, đến một mức độ nào đó thì chúng ăn thịt bầy đàn từ đó làm cho tỷ lệ sống giảm thấp hơn lô thí nghiệm chuyển

đổi theo quy trình nuôi.

Như vậy qua thí nghiệm chuyển đổi thức ăn sớm ta rút ra được những nhận xét sau: nên thực hiện chuyển đổi thức ăn sớm trong quá trình ương nuôi, tuy nhiên ở

giai đoạn cá 10 ngày tuổi thì hơi nhỏ, cá tăng truởng chậm và tỷ lệ sống thấp. Thí nghiệm cũng cho kết quả chuyển đổi thức ăn sớm kết hợp với bổ sung thức ăn sống

sẽ không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của cá ở giai đoạn đầu, nhưng lại ảnh hưởng tốt đến tốc độ tăng trưởng ở các giai đoạn sau. Nên cho cá ăn thức ăn tổng hợp ở giai đoạn muộn hơn và trong quá trình ương kết hợp với phân cỡ cá sẽ mang lai hiệu quả cao.

PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN

Một phần của tài liệu Theo dõi sự phát triển của đường tiêu hóa và xác định khả năng chuyển đổi thức ăn sớm của ấu trùng cá chẽm (Lates calcarifer Bloch, 1790) (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)