Quá trình hình thành và phát triển của dạ dày

Một phần của tài liệu Theo dõi sự phát triển của đường tiêu hóa và xác định khả năng chuyển đổi thức ăn sớm của ấu trùng cá chẽm (Lates calcarifer Bloch, 1790) (Trang 36)

L ỜI NÓI ĐẦ U

1.4.Quá trình hình thành và phát triển của dạ dày

1. Sự phát triển đường tiêu hoá của ấu trùng cá chẽm

1.4.Quá trình hình thành và phát triển của dạ dày

Cá chẽm là loài cá dữ, ăn tạp do đó dạ dày là cơ quan tiêu hoá quan trọng nhất. Sự hình thành dạ dày đánh dấu sự phát triển mới của cá con. Tuy nhiên sự hình thành dạ dày là một quá trình phức tạp. Ban đầu là đoạn ruột trước phình to ra và

dần dần phát triển thành dạ dày hoàn thiện, quá trình này kéo dài liên tục qua nhiều ngày tuổi. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu về quá trình hình thành và phát triển để

hoàn thiện dạ dày của Walford và Lam (1993) để mô tả sự hình thành và phát triển dạ dày ấu trùng cá chẽm qua các giai đoạn như sau: ruột trước chưa phình, ruột trước phình to, bắt đầu hình thành dạ dày và dạ dày hình thành hoàn thiện. Để miêu tả đặc điểm hình thái của các giai đoạn hình thành và phát triển dạ dày ta quan sát các hình sau:

(A): Ruột trước chưa phình (B): Ruột trước phình to

(C): Bắt đầu hình thành dạ dày (D): Dạ dày hình thành hoàn thiện

Hình 10: Các hình ảnh miêu tả các mức phát triển của dạ dày ấu trùng cá chẽm

Sau khi đường ruột ấu trùng cá chẽm bắt đầu cuộn lại thì tiến hành thu mẫu giải phẫu và quan sát. Kết quả giải phẫu theo dõi sự hình thành dạ dày cá được trình bày

Bảng 5: Tỷ lệ hình thành dạ dày ấu trùng cá chẽm Ngày tuổi Ruột trước chưa phình (%) Ruột trước phình to (%) Bắt đầu hình thành dạ dày (%) Dạ dày hình thành hoàn thiện (%) 5 87 13 6 73 27 7 33 53 7 8 20 67 13 9 20 40 40 10 40 53 7 11 13 47 40 12 47 53 13 27 73 14 13 87 15 7 93 16 100 Dài cá (mm) 2.823 ± 0.107 a 2.97 ± 0.079b 3.209 ± 0.144c 3.82 ± 0.15d

S liu trình bày là giá tr trung bình ± độ lch chun. Cùng mt hàng, s liu mang s mũ là nhng ch

cái khác nhau thì khác bit có ý nghĩa v mt thng kê (P < 0,05 )

Qua bảng 5 cho thấy

Ấu trùng cá chẽm, đến 5 ngày tuổi đã có 13% cá có đoạn ruột truớc phình lên để

phát triển thành dạ dày. Tỷ lệ này tăng lên ở các ngày tuổi tiếp theo 27% (6 ngày tuổi), 53% (7 ngày tuổi) và đạt giá trị cao nhất 67% ở ngày tuổi thứ 8. Tỷ lệ cá có dạ dày bắt đầu hình thành vào ngày thứ 7 với tỷ lệ 7%, 13% ở ngày tuổi thứ 8, sau

đó tăng vọt lên 40% ở ngày tuổi thứ 9 và đạt đỉnh cao 53% ở ngày tuổi thứ 10. Cũng tại ngày tuổi thứ 10 đã xuất hiện 7% tỷ lệ cá có dạ dày hình thành hoàn thiện, sau đó tăng vọt lên 40% ở ngày tuổi 11, ở các ngày tuổi tiếp theo tỷ lệ cá đã phát triển dạ dày hoàn thiện tăng dần cho đến ngày tuổi 15 đạt 93% và kết thúc sự hình thành dạ dày ở ngày tuổi 16.

Tuy quá trình hình thành dạ dày là sự phát triển của đường ruột lên ở các mức khác nhau nhưđã nêu trên, nhưng do trong quần đàn tốc độ phát triển của các cá thể

khác nhau là khác nhau, do đó sự phát triển dạ dày của các cá thểđược biểu hiện ở

không bao giờ đạt đến mức tối đa 100%. Như vậy dạ dày ấu trùng cá chẽm bắt đầu hình thành ở ngày tuổi thứ 7 và hình thành hoàn thiện ở ngày tuổi 16.

Quá trình giải phẫu quan sát cũng cho thấy có sự khác nhau về kích thước của cá trong quá trình hình thành dạ dày, các thông số này được tổng kết và trình bày ở

bảng 5 ở trên. Có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05) giữa kích thước cá ở các mức phát triển của dạ dày. Ở kích thước chiều dài cá nhỏ hơn 2,82±0,11 đoạn ruột trước của cá vẫn chưa phình lên, khi đạt kích thước 2,97 ± 0,08 mm ruột trước bắt

đầu phình to khởi đầu cho quá trình hình thành dạ dày cá. Dạ dày bắt đầu hình thành khi chiều dài cá đạt 3,21±0,14 mm và dạ dày hình thành hoàn thiện khi chiều dài cá lớn hơn 3,82±0,15 mm. Ở các kích thước lớn hơn dạ dày cá tiếp tục phát triển về kích thước tương ứng với sự phát triển của cơ thể, tuy nhiên hình dạng của nó vẫn không thay đổi so với khi hình thành.

Xét về thời gian hình thành dạ dày thì kết quả nghiên cứu cũng không sai khác lớn so với kết quả nghiên cứu của Walford và Lam (1993): cá chẽm 8 ngày tuổi

đoạn ruột truớc bắt đầu phình to để hình thành dạ dày, dạ dày bắt đầu hình thành ở

ngày tuổi 11 và phát triển hoàn thiện khi cá 17 ngày tuổi. Tuy nhiên xét về kích thước hình thành, thì lại có sự sai khác khá lớn. Kết quả nghiên cứu của hai ông cho thấy, ấu trùng cá chẽm 11 ngày tuổi có chiều dài thân 11,04 mm mới bắt đầu hình thành dạ dày, dạ dày cá nói riêng và đường tiêu hoá nói chung phát triển hoàn thiện khi cá 17 ngày tuổi đạt chiều dài thân 12,3 mm [10]. Có thể do nguồn cá bố mẹ

khác nhau và địa lý vùng nghiên cứu khác nhau cho nên có sự sai khác lớn về kích thước phát triển của cá chẽm con, tuy nhiên lại không có sự sai khác lớn về giai

đoạn hình thành đường tiêu hoá của chúng.

Tóm lại, ấu trùng cá chẽm 5 ngày tuổi đường ruột bắt đầu phình to để khởi đầu quá trình hình thành dạ dày, dạ dày cá bắt đầu hình thành ở ngày tuổi thứ 7 và hình thành hoàn thiện ở ngày tuổi 16. Căn cứ vào đặc điểm phát triển này mà trong quá trình ương nuôi ta có chếđộ cho ăn hợp lý, đảm bảo số lượng thức ăn cần thiết và chất lượng tốt đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng cho quá trình phát triển. Thiết nghĩ, có thể nguyên nhân làm cho ấu trùng cá chẽm chết nhiều ở giai đoạn 5 đến 10 ngày tuổi cũng là vì không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng và năng lượng cho chúng phát triển hoàn thiện các cơ quan, mặt khác ở giai đoạn này là cao điểm của quá

trình phát triển đường tiêu hoá nên có những thay đổi lớn về khả năng tiêu hoá và hấp thụ dinh dưỡng trong cơ thể cá. Vì vậy nếu chế độ cho ăn và chuyển đổi thức

ăn không thích hợp cũng có thể làm cho cá chết nhiều ở giai đoạn này.

2. Kết qu nuôi th nghim chuyn đổi thc ăn sm trong ương nuôi u trùng cá chm

Một phần của tài liệu Theo dõi sự phát triển của đường tiêu hóa và xác định khả năng chuyển đổi thức ăn sớm của ấu trùng cá chẽm (Lates calcarifer Bloch, 1790) (Trang 36)