Banking
Tuy 3 dịch vụ này mới được triển khai trong những năm gần nhưng nhờ vào thế mạnh sẵn có về lĩnh vực thẻ mà VPBank cũng đã thu hút được một số lượng lớn KH tham gia các dịch vụ này. Những kết quả đạt được như sau:
Bảng 2.3: Tình hình KH sử dụng các dịch vụ SMS Banking, Internet Banking và Mobile Banking
Loại hình dịch vụ Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch Năm 2014 Chênh lệch Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) SMS Banking 121 179 76 147,9 216 37 120,6 Internet Banking 621 951 330 153,1 1324 373 139,2 Mobile Banking 356 532 176 49,4 728 196 36,8
Nguồn: Báo cáo thống kê của VPBank Mỹ Đình
Từ Bảng 2.3, ta có thể biểu diễn tình hình KH sử dụng SMS Banking, Internet Banking và Mobile Banking qua biểu đồ sau:
Nhận xét: Qua bảng số liệu và biểu đồ ta thấy
- Số lượng KH sử dụng Internet Banking vẫn cao nhất trong 3 dịch vụ trên và đều tăng trưởng nhanh qua các năm. Năm 2013 số lượng KH tham gia dịch vụ tăng 330 KH, với tốc độ tăng là 53,1% so với 2012. Sang năm 2014, tiếp tục tăng 373 KH với tốc độ tăng là 39,2% so với 2013. Như vậy qua 2 năm triển khai, có thể nói dịch vụ Internet Baking của VPBank đã đạt được thành công ở bước đầu. Dịch vụ này được sử dụng nhiều hơn vì tính an toàn và tiện lợi cao hơn SMS Banking (như hạn mức chuyển khoản trên Internet Banking cao hơn trên SMS Banking, KH có thể tra cứu được nhiều thông tin hơn trên Internet Banking do cách thức sử dụng đơn giản hơn...). Và do hiện nay Internet cũng đã quá quen thuộc với mọi người dân, điều này tạo điều kiện cho KH tiếp cận với nhiều phương thức thanh toán hiện đại hơn. Internet Banking là giải pháp hữu hiệu với nhiều KH, đặc biệt là đối với những KH ít có thời gian để đến giao dịch trực tiếp tại NH. Nhờ vậy mà nó đã thu hút được một lượng KH khá lớn.
- Tiếp đến là dịch vụ SMS banking cũng thu hút được một lượng KH lớn và đều tăng nhanh qua các năm. Năm 2013 tăng 76 KH với tốc độ tăng là 47.9% so với 2012.
Sang năm 2014 tăng 37 với tốc độ tăng là 20,6% so với 2013. Đạt được kết quả này là nhờ vào những tiện ích mà SMS Banking đã đem lại cho KH, KH có thể sử dụng các dịch vụ của NH như: chuyển khoản, tra cứu thông tin…đặc biệt là việc nhận tin nhắn tự động của NH thông báo cho KH khi có biến động về TK, điều này giúp KH giảm bớt rủi ro, yên tâm hơn khi sử dụng TK. Vì vậy, nó đã và sẽ tiếp tục thu hút được nhiều KH, góp phần tăng lượng KH sử dụng dịch vụ SMS Banking.
- Với dịch vụ Mobile Banking được triển khai từ đầu năm 2009 nên nhiều KH còn chưa biết đến. Để sử dụng dịch vụ này đòi hỏi điện thoại của KH phải có hỗ trợ Java mới cài đặt được nên chưa thu hút được nhiều KH sử dụng, năm 2013 chỉ mới thu hút được 951 KH. Trong năm 2014, số lượng KH sử dụng dịch vụ này chắc chắn sẽ có triển vọng tăng cao. Vì điện thoại di động đã trở nên khá phổ biến với mọi người dân và đặt biệt với phiên bản mới của VPbank Mobile Banking sẽ thu hút thêm nhiều KH vì những tiện ích của nó. Ứng dụng này có nhiều tiện ích nổi trội như: giao diện thân thiện, dễ dùng; không lưu mật mã; các lệnh, giao dịch gởi đi, nhận về được mã hóa đảm bảo tính an ninh, bảo mật. Với VPBank Mobile Banking, KH có thể thực hiện nhiều dịch vụ như: Tra cứu số dư, Liệt kê giao dịch, Chuyển khoản (với số tiền tối đa là 500.000.000 VNĐ/ngày), Mua thẻ trả trước, Thanh toán trực tuyến các đơn hàng mua qua mạng, Nạp tiền điện tử, Khóa/ Mở khóa tài khoản Thẻ, Hộp thư đến, Đổi mật mã, Tiện ích (Đăng ký ứng dụng, Hủy đăng ký ứng dụng, Trợ giúp).
Về cơ cấu KH sử dụng: ta có bảng số liệu sau
Bảng 2.4: Cơ cấu KH sử dụng dịch vụ SMS Banking, Internet Banking và Mobile Banking tại VPBANK năm 2014
Chỉ tiêu
SMS Banking Internet Banking Mobile Banking Tổng cộng Số lượng (KH) Tỷ trọng (%) Số lượng (KH) Tỷ trọng (%) Số lượng (KH) Tỷ trọng (%) Số lượng (KH) Tỷ trọng (%) Tổng số KH 216 100 1324 100 728 100 2268 100 + KH đang đi làm 148 68,41 919 69,4 532 73,1 1599 70.5 + KH là học 48 22,29 259 19,56 135 18,5 442 19.5
sinh, sinh viên + KH là cán bộ
hưu trí 7 3,05 5 3,56 4 0,55 16 0.7
+ KH khác 13 6,25 141 7,48 57 7,85 211 9.3
Nguồn: Báo cáo thống kê của VPBank Mỹ Đình
`Dựa vào bảng số liệu trên ta có thể minh hoạ cơ cấu KH sử dụng các dịch vụ Internet Banking, SMS Banking và Mobile Banking qua biểu đồ sau:
Nhận xét: Qua bảng số liệu và biểu đồ trên có thể thấy:
- Nhóm KH luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cả 3 dịch vụ trên là những KH đang đi làm. Đa số họ là những người có trình độ, nhanh tiếp thu cái mới, có cơ hội tiếp xúc với các phương thức thanh toán hiện đại nên thấy được những tiện ích khi sử dụng các dịch vụ E-banking. Đồng thời đây cũng là nhóm KH có nhu cầu giao dịch với NH lớn nhất nhưng lại bị hạn chế về thời gian để đi đến NH, vì vậy những dịch vụ NH trực tuyến sẽ thu hút được số lượng lớn KH đang đi làm. Số lượng KH này sử dụng dịch vụ Internet Banking và SMS Banking đều tăng qua các năm và cũng chiếm tỷ trọng cao nhất ngay cả với dịch vụ Mobile Banking. Xét tổng cộng cả 3 loại dịch vụ thì nhóm KH này chiếm tỷ trọng 70,5%.
- Nhóm KH học sinh, sinh viên chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 trong 3 loại hình dịch vụ trên. Xét tổng cộng cả 3 loại dịch vụ thì nhóm KH này chiếm tỷ trọng 19.5%. Ta có thể thấy, đây là nhóm KH tiềm năng mà các dịch vụ E-banking của Ngân hàng cần hướng tới, vì họ là những người trẻ, có trình độ nên dễ dàng tiếp thu những cái mới, dễ sử dụng, tiếp cận với những công nghệ hiện đại. Và nhất là với thẻ liên kết sinh viên giữa VPBank với các trường đại học, cao đẳng, số sinh viên có TK và sử dụng thẻ là rất lớn. Đây là điều kiện để họ có thể sử dụng các tiện ích của E-banking qua TK của mình. Vì vậy, NH nên có các chương trình Marketing mới để khuyến khích nhiều hơn nữa số lượng học sinh, sinh viên sử dụng các dịch vụ SMS Banking, Internet Banking và Mobile Banking.
- Những KH khác bao gồm: nội trợ, hộ kinh doanh cá thể, KH doanh nghiệp và các KH vãng lai khác... Xét tổng cộng cả 3 loại dịch vụ thì nhóm KH này cũng chiếm tỷ trọng nhỏ trong số các KH sử dụng 3 loại dịch vụ trên, chỉ chiếm tỷ trọng 9,3%. Với những KH này thì các hộ kinh doanh cá thể và các doanh nghiệp cũng là đối tượng KH tiềm năng để sử dụng 3 loại dịch vụ này. Vì họ rất hay có nhu cầu chuyển khoản lớn nhưng ngại đem tiền mặt đến NH để chuyển khoản vì sợ rủi ro. Do đó với dịch vụ NH trực tuyến nếu họ biết đến các tiện ích và tin vào tính an toàn, bảo mật của những dịch vụ trên thì chắc chắn họ sẽ tham gia sử dụng dịch vụ. Vì vậy, NH cũng nên chú trọng đến bộ phận KH này nhiều hơn.
- Nhóm KH chiếm tỷ trọng ít nhất vẫn là các cán bộ hưu trí. Vì họ có tâm lý ngại tiếp xúc với những công nghệ hiện đại, sợ gặp rủi ro khi sử dụng các dịch vụ này. Xét tổng cộng cả 3 loại dịch vụ thì nhóm KH này chỉ chiếm tỷ trọng 0,3% và với dịch vụ Mobile Banking vẫn chưa thu hút được đối tượng KH này.
2.3 Đánh giá phát triển dịch vụ SMS Banking- Internet Banking- Mobile Banking tại
VPBank Mỹ Đình
Bảng 2.5: Kết quả kinh doanh dịch vụ SMS Banking- Internet Banking- Mobile Banking tại VPBank Mỹ Đình
Chỉ Tiêu ĐVT 2012 2013 2014
- Doanh thu SMS Banking Trđ 167,8 252.9 355,8
- Doanh thu Internet Banking Trđ 575,6 741,7 1291,7
- Doanh thu Mobile Banking Trđ 148,3 214,8 224,6
Tổng cộng Trđ 891,7 1209,4 1872,3
- Số lượng giao dịch Giao
dịch 101654 137870 213.250
Nguồn : Báo cáo thống kê của VPBank Mỹ Đình Theo bảng số liệu trên, doanh thu từ dịch vụ Internet Banking là nhiều nhất trong 3 dịch vụ. Vì trong 3 dịch vụ này số lượng KH sử dụng Internet Banking là nhiều nhất. Sang những năm sau, số lượng KH sử dụng 2 dịch vụ này tăng khá nhanh nên góp phần tăng doanh thu từ dịch vụ của ngân hàng. Còn dịch vụ Mobile Banking mới được triển khai đầu năm 2009 nên chưa đem lại nhiều lợi nhuận cho NH. Doanh thu từ 3 loại dịch vụ này chủ yếu là từ phí dịch vụ (như: phí chuyển khoản, phí dịch vụ thông báo thay đổi số dư tài khoản qua SMS Banking tối thiểu 9.900đ/tháng, phí khóa/mở tài khoản, nhận
thông tin tỷ giá, lãi suất hằng ngày...). Nhìn chung kết quả mà 3 dịch vụ trên mang lại cũng khá tốt, góp phần tăng doanh thu từ dịch vụ của NH.
Như vậy, ta có thể tổng kết về kết quả kinh doanh E- Banking như sau:
Bảng 2.6: Thống kê về E- Banking tại VPBank Mỹ Đình
Chỉ tiêu ĐVT 2012 2013 2014
Số người sử dụng E– Banking
KH 1209 1754 2268
Khối lượng giao dịch bình
quân/ 1tháng Trđ 1513 2156 3.000
Doanh thu SMS/Internet/ Mobile Banking
Trđ 891,7 1209,4 1872,3
Nguồn: Báo cáo thống kê của VPbank Mỹ Đình Dựa vào bảng trên ta thấy, dịch vụ E-banking tại VPBank Mỹ Đình tuy mới được triển khai trong những năm gần đây nhưng đã đạt được những kết quả khá tốt, góp phần tăng doanh thu cho hoạt động kinh doanh của NH cũng như nâng cao uy tín của NH, góp phần tăng chất lượng dịch vụ của NH. Đạt được những kết quả này là nhờ vào sự nổ lực hết sức của toàn thể nhân viên, sự chỉ đạo, quan tâm của Ban lãnh đạo NH. Trong những năm tiếp theo, dịch vụ E-banking tại VPBank Mỹ Đình nhất định sẽ còn tăng trưởng mạnh và dịch vụ này sẽ trở nên gần gũi với mọi người dân hơn.
Dịch vụ E-banking đã mang lại nhiều kết quả cho NH, góp phần tăng năng suất làm việc của nhân viên lên gấp đôi, NH có thể cắt giảm công việc giấy tờ nhờ tự động hóa, tăng tốc độ giao dịch, và độ chính xác khi xử lý bằng các phương tiện điện tử đạt đến 99,98% so với việc xử lý thủ công. Với dịch vụ Internet-banking, VPBank Mỹ Đình có thể đáp ứng được khoảng 100.000 người cùng một lúc truy cập vào trang web để truy vấn thông tin, thực hiện các giao dịch. Ngoài ra, trung bình mỗi ngày có từ 3.000 đến 5.000 giao dịch được thực hiện thành công, trung bình một lệnh thanh toán, chuyển khoản chỉ mất khoảng 30 giây. Điều này đã giúp NH có thể tiết kiệm được chi phí một cách đáng kể, giảm chi phí nhân viên phải phục vụ tại quầy giao dịch, giảm bớt lượng KH đến giao dịch trực tiếp tại quầy giao dịch.
Hơn nữa, thông qua dịch vụ E-banking NH có thể đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ làm tăng khả năng thỏa mãn nhu cầu của KH và mở rộng phạm vi hoạt động. Điều này
giúp NH giữ chân được những KH hiện tại và thu hút thêm nhiều KH mới. Từ đó sẽ nâng cao thương hiệu của VPBank Mỹ Đình
Có thể thấy hoạt động kinh doanh của VPBank Mỹ Đình đã có những chuyển biến tích cực từ khi triển khai dịch vụ E- Banking