Bài trắc nghiệm tốt trong phần thực hành

Một phần của tài liệu đo lường và đánh giá trong giáo dục (Trang 32)

VII. ĐÁNH GIÁ THỰC HÀNH BÀI TRẮC NGHIỆM 7.1 Bài trắc nghiệm tốt trong các môn lý thuyết

7.2. Bài trắc nghiệm tốt trong phần thực hành

Bạn xây dựng các bài trắc nghiệm nh thế nào để chún có tính giá trị, độ tin cậy và tính sử dụng được ?

Hãy dựa vào các mục tiêu thực hiện của người học để soạn bài trắc nghiệm. Do các mục tiêu thực hiện đó được xác định theo kiến thức, kỹ năng và thái độ cần dạy và học nên chúng đã tạo nên cơ sở để đánh giá người học. Khi Bạn xác định các mục tiêu thực hiện về kiến thức cần đa vào trắc nghiệm, Bạn cũng có thể xác định các tiêu chí cụ thể ghi trong mục tiêu, theo đó để đo kết quả người học đạt được.

Dới đây là một số yêu cầu đối với bài trắc nghiệm

.Bài trắc nghiệm phải có độ phân biệt

Nếu bài trắc nghiệm đo cái định đo thì nó phải phân biệt được giữa các người học xem ai biết những cái cần trắc nghiệm, ai không biết. Nếu trắc nghiệm không

phân biệt được điều đó thì tính giá trị của nó là thấp. Thông thơờng, những người học khá làm bài trắc nghiệm cũng đạt khá, những người học lâu nay học kém thì làm bài trắc nghiệm cũng kém.. Nếu vậy thì bài trắc nghiệm đó có độ phân biệt và đa vào sử dụng được.

Tuy nhiên Bạn cũng cần so sánh giữa kết quả qua trắc nghiệm và kết quả học tập hàng ngày, nh khi thực hành tiếp sau phần lý thuyết ấy để khẳng định người học nào nắm được bài, người học nào cha.

. Tối thiểu hoá những tác động của kỹ năng giao tiếp

Mỗi loại trắc nghiệm đều đỏi hỏi người học sử dụng một số kỹ năng giao tiếp để hiểu và trả lời bài. Bài trắc nghiệm sẽ có ít giá trị hơn nếu nó đòi hỏi người học phải sử dụng những kỹ năng giao tiếp mà họ không có.

Vì vậy, Bạn cần phải lựa chọn các câu hỏi một cách cẩn thận. Ví dụ, trắc nghiệm tự luận có thể yêu cầu trình độ cao nhất của kỹ năng giao tiếp. Nếu mục tiêu thực hiện đòi hỏi người học phải tự tổ chức và trình bày thông tin thì ta phải dùng trắc nghiệm tự luận là đơng nhiên. Nhng mục tiêu chỉ đơn giản là người học tái hiện kiến thức thôi thì là dùng loại trắc nghiệm khách quan không đòi hỏi trình độ giao tiếp cao. Bạn có thể giảm thiểu tác độn của kỹ năng giao tiếp bằng cách viết các câu hỏi trắc nghiệm rõ ràng và đơn giản để mọi người học có thể đọc và hiểu nó nh nhau và trả lời đúng được nếu họ nắm được bài.

Điều đó không có nghĩa là Bạn không trắc nghiệm được những vấn đề đặc biệt, riêng trong kiến thức người học. Ngợc lại, thỉnh thoảng Bạn cũng cần phải làm điều đó do các lĩnh vực ngành nghề khác nhau đều có những vấn đề riêng biệt. Dù sao thì vẫn phải soạn trắc nghiệm một cách rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu một cách trực tiếp.

Tơng tự, ta cũng cần chú ý đến đối tợng người học, ai khiếm thị sẽ gặp khó khăn trong các bài trắc nghiệm viết, ai khiếm thính sẽ gặp rắc rối khi kiểm tra miệng.

.Phần hướng dẫn phải rõ ràng, đầy đủ và đơn giản

Phần hớng dẫn khó, phức tạp, không đầy đủ sẽ làm giảm tính giá trị và độ tin vậy của bài trắc nghiệm do người học không đọc được, không hiểu được câu hỏi giống nh nhau và sẽ đoán và trả lời theo ý mình hiểu, việc đo lờng không nhất quán được.

Để đảm bảo được sự rõ ràng, đầy đủ và đơn giản, ta có thể thử các câu trắc nghiệm mới được soạn ở một số người học.

Phần hớng dẫn phải giải thích các chi tiết cần chú ý làm trong bài trắc nghiệm: Thời gian làm bài, thời gian cho từng phần, điểm cho bài, cho từng phần và cho từng câu hỏi một, người học phải đánh dấu ngay trên tờ giấy kiểm tra hay trên một tờ riêng, họ phải đánh dấu câu trả lời của mình nh thế nào. Người học phải biết điền từ thích hợp vào chỗ trống, khoanh tròn vào số của câu trả lời đúng hay đánh dấu X, T vào chỗ phù hợp ý mình, nếu cần thiết còn phải nêu ví dụ để người học hiểu cách thức làm bài.

Không sử dụng quá nhiều dạng câu hỏi khác nhau

Nói chung người ta đồng ý là không nên dùng nhiều hơn 3 dạng câu hỏi khác nhau trong một bài trắc nghiệm. Các câu hỏi cùng dạng cần được xếp vào một nhóm cùng với nhau. Nhng lu ý là đánh số thứ tự các câu hỏi liền một mạch từ đầu đến cuối bài.

Bài trắc nghiệm cần có độ dài vừa phải

Độ dài của bài trắc nghiệm được xác định có tính đến sự dung hoà giữa tính giá trị, độ tin cậy và tính sử dụng được.

Đối với những bài trắc nghiệm về phạm vi kiến thức rộng thường là dài, ta cần soạn nhiều câu hỏi hơn. Tuy nhiên nếu bài trắc nghiệm dài quá thì độ tin cậy sẽ bị ảnh hởng do nó làm cho người học dễ chán, mệt mỏi, không còn hứng thú, mất sự kiên định, thậm chí còn nghi nhờ, lẫn lộn trí nhớ v.v... Độ dài thích hợp của bài trắc nghiệm còn tuỳ thuộc vào tình huống cụ thể, ở đó kinh nghiệm của giáo viên sẽ giúp giáo viên quyết định.

Tránh những yếu tố đoán mò

Để giảm đoán mò, ta cần chú ý sao cho ở mỗi câu hỏi các câu trả lời không lộ manh mối gì với câu trả lời đúng.

Mỗi người học có một bản copy bài trắc nghiệm

Nếu Bạn tổ chức trắc nghiệm viết thì mỗi HS cần phải có bản kiểm tra riêng của mình. Bản kiểm tra cần phải được chuẩn bị tốt, sạch sẽ, rõ ràng và không bị lỗi.

Tạo ra môi trờng thuận lợi cho trắc nghiệm

Trong phòng học hoặc phòng thí nghiệm phải có môi trờng vật lý, môi trờng tâm lý thuận lợi, dễ chịu.

Lập kế hoạch bài trắc nghiệm một cách cẩn thận

Bạn cần hiểu rằng riêng đặc điểm uan trọng nhất của một bài trắc nghiệm tốt là có tính giá trị. Một yếu tố tác động chủ yếu đến tính giá trị của một bài trắc nghiệm là làm thế nào để nó kiểm tra được kiến thức của HS một cách tổng hợp. Chỉ có một số ít các bớc đơn giản trong việc lập kế hoạch trắc nghiệm.

Trớc hết, Bạn phải xác định được các mục tiêu về kiến thức của HS mà Bạn muốn đo lường .

Thứ hai là lập được danh mục các mục tiêu đó lên một tờ giấy hay tờ mẫu kế hoạch. Danh mục đó cần mô tả được nội dung kiến thức mà bài trắc nghiệm bao quát.

Thứ ba là Bạn cần xem xét lại các giá án hàng ngày hay các bộ tài liệu học tập, nếu thấy cần, để xác định những nội dung bổ sung cần đa vào trắc nghiệm. Thỉnh thoảng các mục tiêu về sự thực hành của HS không được trình bày đủ chi tiết để xác định noọi dung cần trắc nghiệm. Nếu Bạn gặp trờng hợp nh vậy thì Bạn có thể có sự trợ giúp từ các giáo án hay bộ tài liệu học tập đó.

Thứ t, Bạn cần xác định phải có bao nhiêu câu hỏi cho mỗi mục tiêu mà Bạn đã ghi trong danh mục.

Điều đó phụ thuộc vào mục tiêu đó có tầm quan trọng nh thế nào so với các mục tiêu khác được bao quát trong bài tắc nghiệm.

Một số chỉ dấu về tầm quan trọng tơng đối này nh (1) Tổng số thời gian dành cho mỗi một mục tiêu là bao nhiêu, (2) Tổng số những chỗ nhấn mạnh trong dạy học đối với mục tiêu đó và (3) Tổng số tài liệu, nội dung mà mục tiêu đó bao hàm.

Có thể còn những chỉ dấu khác nũa cần được xem xét trong tình huống cụ thể của Bạn. Mục tiêu càng quan trọng thì cần phải có càng nhiều câu hỏi để trắc nghiệm.

Trong việc xác định số lợng câu hỏi cho mỗi mục tiêu, Bạn cần xác định trọng số tơng đối cho từng nội dung khác nhau trong bài trắc nghiệm. Bạn có thể xác định số điểm hay trọng sô cho mỗi câu hỏi hoặc một nhóm các câu hỏi. Nếu mục tiêu A được bao quát gấp đôi so với mục tiêu B vì nó quan trọng gấp đôi thì tổng số điểm của các câu hỏi dành cho A phải gấp đôi số điểm của các câu hỏi dành cho B.

Tài liệu tham khảo chính

1. Dương Thiệu Tống : Trắc nghiệm và đo lường thành quả học tập ( Phương pháp thực hành) .Trưòng đại học tổng hợp TP Hồ Chí Minh-1995

2. Đặng Bá Lãm. Kiểm tra-đánh giá dạy học đại học. NXB Giáo dục -2002

2. Lâm Quang Thiệp . Đo lường và đánh giá thành quả học tập. Khoa Sư phạm- ĐHQG Hà nội- Hà nội-2003

3. Lê Đức Ngọc . Bài giảng đo lường và đánh giấ thành quả học tập trong giáo dục. Khoa Sư phạm-ĐHQG Hà nội- Hà nội-2003

4. Trần Khánh Đức : Sư phạm kỹ thuật - NXB Giáo dục. Hà nội -2002

5. Trần Khánh Đức . Quản lý và kiểm định chất lượng đào tạo nhân lực theo ISO&TQM. NXB Giáo dục. Hà nội -2004

6. Assessment in Teachinh Methodology- Project VAT ( Australia ) 7. Tài liệu về đánh giá của dự án Swisscontact

Một phần của tài liệu đo lường và đánh giá trong giáo dục (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w