Trắc nghiệm phải có tính giá trị:

Một phần của tài liệu đo lường và đánh giá trong giáo dục (Trang 29)

VII. ĐÁNH GIÁ THỰC HÀNH BÀI TRẮC NGHIỆM 7.1 Bài trắc nghiệm tốt trong các môn lý thuyết

7.1.1.Trắc nghiệm phải có tính giá trị:

Tính giá trị là phạm vi mà trắc nghiệm đo lường được cái gì đã dự định là cần phải đo. Giáo viên có thể đi sai nếu trắc nghiệm của giáo viên đo nhiều hơn cái giáo viên định đo. Khi giáo viên đánh giá kiến thức của người học về các sự kiện, số liệu hay thông tin cụ thể nào đó. Trắc nghiệm sẽ ít giá trị hơn nếu chúng đo được cả những kiến thức khác.

Ví dụ, điều rất quan trọng là người học đã đọc một chương tài liệu trứơc khi b- ước tiếp sang hoạt động học tập sau. Khi muốn trắc nghiệm để khẳng định rằng người học đã đọc và hiểu phần đọc đó. Một trong các câu hỏi trắc nghiệm sẽ là câu hỏi lựa chọn đa phơng án sau đây:

Nước nào hiện nay là đi đầu trong lĩnh vực hàn ma sát ? (1) Ấn Độ

(2) Hy Lạp (3) Nicaragoa (4) Nga

Một số người học có khả năng trả lời đúng câu hỏi này có sử dụng kiến thức chung cho dù họ có đọc bài hay không. Một số người học có thể biết được rằng trong số 4 nớc đó thì Nga là nước có nền công nghệ tiên tiến hơn cả. Do đó, Nga có khả năng nhiều nhất là nứơc đi đầu trong lĩnh vực công nghệ này. Một sự đoán mò dựa trên lý do đó có thể là đúng.

Câu trắc nghiệm muốn đo cả kiến thức chung và cả kiến thức riêng về phần tài liệu được giao đọc

đó thì phải được sử dụng theo hớng các phương án trả lời phải bình đẳng với nhau (ví dụ tất cả các nớc nêu ra đều phải có nền công nghệ tiên tiến như nhau), lúc đó kiến

Xác định mục đích và mức độ

kiểm tra- đánh giá7

Lập bảng trọng số

Lựa chọn loại trắc nghiệm - Thiết kế câu hỏi trắc nghiệm / thử nghiệm

Thiết kế cấu trúc và nội dung Bài trắc nghiệm.

Xác định và phân bổ thang điểm đánh giá , thời gian trắc nghiệm

-Chỉnh sửa - Lựa chọn hình thức phiếu trắc nghiệm - In ấn các phiếu trắc nghiệm Sử dụng trắc nghiệm

thức chung ít công dụng hơn. Người học phải biết nội dung chứa đựng trong phần tài liệu đọc để trả lời câu hỏi. Nh vậy bài trắc nghiệm đo cái dự định đó nên có tính giá trị cao hơn.

Tính giá trị của bài trắc nghiệm cũng bị vi phạm nếu câu hỏi của bài trắc nghiệm đã được trả lời ở câu hỏi khác. Ví dụ có 2 câu hỏi điền khuyết sau:

vô hại sống và lớn lên trên các đối tượng không phải động vật. Khi các sinh vật vô hại vào được trong cơ thể con người, có thể bắt đầu.

Câu trả lời đúng ở câu thứ nhất là sinh vật đã được cho biết ở câu thứ hai. Người học không học bài cũng có thể trả lời đúng. Do vậy, tính giá trị của bài trắc nghiệm bị giảm sút.

Tính giá trị của một bài trắc nghiệm cũng có thể bị giảm nếu người học phải dùng các kỹ năng khác với những kỹ năng dự định kiểm tra để trả lời các câu hỏi. Ví dụ trắc nghiệm viết đòi hỏi người học dùng các kỹ năng đọc sách. Các trắc nghiệm tự luận đòi hỏi dùng kỹ năng viết. Trắc nghiệm miệng đòi hỏi sử dụng các kỹ năng giao tiếp bằng lời nói.

Sự cần thiết đối với người học sử dụng các kỹ năng khác đó có thể là một vấn đề nghiêm trọng, gây ra việc giảm giá trị, nếu một số người học không có khả năng đọc hoặc hiểu các câu hỏi để bắt đầu làm bài. Nếu điều đó xảy ra thì bài trắc nghiệm của Bạn đo lờng hai thứ, đó là kiến thức kỹ thuật và kỹ năng giao tiếp của người học, mặc dù Bạn có dự định đo lờng đúng hay không.

Người học cần đạt trình độ kỹ năng giao tiếp nhất định để thành đạt trong thế giới lao động, chúng là rất quan trọng, nhng nếu Bạn muốn đo lờng kiến thức kỹ thuật thì phải đảm bảo rằng trắc nghiệm của Bạn cho phép người học chỉ rõ xem học thực tế có được bao nhiêu kiến thức. Nếu kỹ năng giao tiếp của người học yếu thì điều đó cần được xác định và sửa chữa nhng nó không được phép che phủ mất việc đo lờng các kỹ năng kỹ thuật.

Vấn đề này có thể khắc phục, tránh được nếu các câu hỏi được soạn cẩn thận với chú ý đến các trình độ kỹ năng giao tiếp của người học. Nói cách khác, các câu hỏi viết phải phù hợp với trình độ của người học, phải diễn đạt rõ ràng, đơn giản sao cho người học đủ hiểu để có thể trình bày được kiến thức kỹ thuật của họ. Bằng cách đó, tác động của kỹ năng giao tiếp sẽ không đáng kể đối với tính giá trị.

Độ dài của bài trắc nghiệm cũng có tác động đến tính giá trị. Ví dụ Bạn chuẩn bị một bài thi kết thúc bao hàm hết tất cả nội dung kỹ thuật của học kỳ, và Bạn muốn trắc nghiệm kiến thức kỹ thuật và khả năng của người học trong việc sử dụng kiến thức đó. Bài thi sẽ phải dài đủ để bao hàm tất cả kiến thức và việc sử dụng kiến thức mà Bạn dự định trắc nghiệm.

Nếu bài thi chỉ có 5 câu trắc nghiệm lựa chọn đa phơng án thì chỉ có thể trắc nghiệm kiến thức của người học về 5 vấn đề nhỏ chứ không thể về tất cả nội dung của học kỳ. Bài thi kết thúc với 5 câu hỏi đó sẽ có giá trị rất thấp. Nếu trắc nghiệm để đo

lường kiến thức của nhiều phần nội dung thì nó phải đủ dài để bao gồm đại diện của tất cả các phần đó.

Mặt khác, một bài trắc nghiệm 5 câu hỏi có thể có tính giá trị rất cao trong các tình huống khác. Có thể Bạn muốn xác định xem nếu người học đã sẵn sàng đi tiếp sang các hoạt động chân tay cha sau khi đọc xong thông tin. Một bài trắc nghiệm 5 câu hỏi có thể là vừa đủ để kiểm tra 5 thông tin nhỏ.

Một phần của tài liệu đo lường và đánh giá trong giáo dục (Trang 29)