Các sa khoáng biển nông BTB là các thực thể trầm tích giàu khoáng vật nặng, đƣợc hình thành chủ yếu do các quá trình phân dị trầm tích. Để hình thành sa khoáng ở đới biển nông phải có 2 điều kiện cần và đủ. Điều kiện cần là có nguồn cung cấp khoáng vật quặng. Điều kiện đủ là phải có môi trƣờng thuận lợi cho tích tụ và bảo tồn sa khoáng.
*Nguồn cung cấp sa khoáng:
Gồm các đá gốc (đá mẹ) hoặc trầm tích bở rời giàu khoáng vật quặng. Theo các công trình nghiên cứu của Đỗ Thị Hoà Lan (1984), Nguyễn Biểu (1990) và các tác giả khác [3,4,11,16,50,51,53], đới ven biển BTB có các loại đá gốc cung cấp các khoáng vật quặng cho sa khoáng nhƣ sau:
- Các đá biến chất cổ hệ tầng Nậm Cô cung cấp các khoáng vật quặng Ti, Fe, TR...
- Các đá xâm nhập dunit, gabro, gabrodiaba thuộc các phức hệ Núi Nƣa, Chà Val và các đá bazan cung cấp các khoáng vật quặng Ti, Fe, Au...
- Các đá xâm nhập granitoit thuộc các phức hệ Mƣờng Lát, Trƣờng Sơn, Sông Mã, PhiaBioc, Hải Vân cung cấp các khoáng vật quặng Ti, Zr, TR, Au...
- Các đá xâm nhập granitoit thuộc các phức hệ Bản Muồng, Bà Nà cung cấp các khoáng vật quặng Ti, Zr, TR, Sn, Au...
Đồng Trầu, Mƣờng Hinh cung cấp các khoáng vật quặng Ti, Zr, Fe, Au, TR...
- Các đá trầm tích lục nguyên thuộc hệ tầng Sông Mã, Long Đại, Sông Cả, Đại Giang, .... cung cấp các khoáng vật quặng Ti, Zr, Fe...
Các đá gốc nêu trên lộ ra ở trên lục địa và bề mặt đáy biển, bị các tác nhân phong hoá của khí hậu nhiệt đới ẩm (trên lục địa) và tác động của động lực biển (dƣới đáy biển) đã bị phá huỷ - di chuyển - phân dị - lắng đọng để hình thành sa khoáng.
*Môi trƣờng thuận lợi cho tích tụ sa khoáng:
Sa khoáng trong vùng nghiên cứu đƣợc chia thành 2 nhóm chính: nhóm thành tạo trong môi trƣờng lục địa và nhóm thành tạo trong môi trƣờng biển.
- Nhóm thành tạo trong môi trường lục địa: liên quan tới các tƣớng trầm tích cuội sạn cát aluvi - deluvi - eluvi bị chôn vùi dƣới đáy biển, đã đƣợc phát hiện qua các lỗ khoan biển khu vực Hà Tĩnh (KB1; KB3; KB29...) và các tuyến địa chấn nông độ phân dải cao trong vùng nghiên cứu, có thể tìm kiếm vàng, thiếc.
- Nhóm thành tạo trong môi trường biển: liên quan chủ yếu đến các tƣớng cát sạn bãi triều, đê cát ven bờ (Hình 5.1) trong mọi chu kì trầm tích, có thể tìm kiếm sa khoáng quặng Ti - Zr - TR...
Để hình thành các tích tụ sa khoáng công nghiệp (hoặc thƣơng mại) thì các thành tạo trầm tích liên quan nêu trên còn phải có thêm điều kiện: đối với trầm tích aluvi - deluvi - eluvi phải đƣợc hình thành gần đá mẹ. Thí dụ, đối với sa khoáng casiterit - vàng, các mỏ công nghiệp phân bố cách đá mẹ không quá 25km (Ratkevich, 1985). Đối với trầm tích bãi triều, đê cát ven bờ phải đƣợc hình thành trong các khu vực có hoạt động tân kiến tạo nâng tƣơng đối và lộ các đá gốc giàu khoáng vật quặng.
Tóm lại, đối với sa khoáng quặng Sn, Au cần tìm trong các thành tạo aluvi - deluvi - eluvi bị chôn vùi ở đáy biển gần diện phân bố của các đá hệ tầng Cẩm Thuỷ, Đồng Trầu và các phức hệ granit Bà Nà, Mƣờng Lát..., còn đối với sa khoáng quặng Ti - Zr - TR cần chú ý tới các cồn cát, đê cát, cát bãi triều ở các đới bờ (cổ, hiện đại), gần các mỏ sa khoáng hiện đã có ở ven biển. Đó là các dấu hiệu tốt nhất
cho việc tìm kiếm sa khoáng.