Thành phần và diện phân bố trầm tích Đệ tứ tầng mặt biển nông BTB

Một phần của tài liệu Đặc điểm và lịch sử phát triển các thành tạo trầm tích đệ tứ đới biển nông vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam (Trang 54)

BIỂN NÔNG BTB

3.1.1- Trầm tích vụn cơ học và trầm tích sét:

Trầm tích vụn cơ học chiếm khối lƣợng chủ yếu trên bề mặt đáy biển cũng nhƣ các mặt cắt địa chất vùng nghiên cứu.

Theo chiều từ nhóm 1 đến nhóm 3 trong cách phân loại của Debeney (Bảng 1.2) thì môi trƣờng trầm tích có cƣờng độ thuỷ động lực giảm dần. Kết quả phân tích độ hạt và phân loại trầm tích đƣợc thể hiện trên bản đồ đã cho phép nhận dạng các hợp phần và thấy rõ sự thay đổi môi trƣờng thuỷ động lực theo thời gian cũng nhƣ không gian nhờ sự giao thoa của các dòng bồi tích trong quá trình di chuyển - phân dị - lắng đọng trầm tích. Dƣới đây là đặc điểm các thành tạo trầm tích đƣợc thể hiện trên bản đồ (Hình 3.1):

3.1.1.1- Nhóm 1 - trầm tích có cuội sạn sỏi (kích thước hạt > 10mm):

Nhóm trầm tích cuội sạn sỏi đƣợc chia làm 5 kiểu. Trên thực tế ở vùng nghiên cứu chỉ xác lập đƣợc 4 kiểu có hàm lƣợng cuội sạn sỏi: 75 - 50%; 50 - 25%; 25 - 5% và < 5% (thiếu vắng kiểu thứ nhất: có cuội sạn sỏi chiếm > 75%).

Trầm tích cuội sạn sỏi chiếm 75 - 50% phân bố ở ven bờ (0 - 6m nƣớc) và ngoài khơi (25 - 28m nƣớc).

+ Dải ven bờ (0 - 6m nước): phân bố rải rác trên các bãi triều hiện đại ra tới độ sâu 6m nƣớc thành các diện nhỏ kéo dài theo đƣờng bờ ở khu vực Đèo Ngang, bắc chân Đèo Hải Vân (không thể hiện đƣợc trên bản đồ tỷ lệ 1/500.000). Các thành tạo kiểu 2 này có tuổi Holocen giữa - muộn (QIV2-3).

- Trầm tích kiểu 2 ven bờ Đèo Ngang: trầm tích cuội sạn sỏi (kiểu 2) có thành phần đa khoáng, chủ yếu là thạch anh, cát kết, quarzit, đá phiến, đá sừng, ryolit, dacit và các mảnh vỡ san hô bị mài tròn. Cuội có độ mài tròn khá - tốt (Ro > 0,5), độ chọn lọc kém - rất kém (So > 2,2). Trong thành phần thƣờng xen lẫn tảng - khối tảng (của các đá trầm tích lục nguyên và phun trào) và cát bột sét. Phía bắc Đèo Ngang thành phần cát trong trầm tích nhiều hơn, còn ở phía nam Đèo Ngang có thành phần bột sét và vụn san hô nhiều hơn cát.

- Trầm tích kiểu 2 ven bờ bắc chân Đèo Hải Vân: gồm các diện nhỏ phân bố rải rác ven rìa các mũi đá gốc từ Chân Mây Đông đến Đèo Hải Vân, thành phần ít khoáng, đƣợc tạo thành chủ yếu do phá huỷ granit phức hệ Hải Vân. Thành phần cuội sạn chủ yếu là đá granit, thạch anh, đôi chỗ lẫn ít đá phiến và gabro (hiếm). Cuội rắn chắc có độ mài tròn tốt (Ro > 0,7), độ chọn lọc kém (So > 2). Trong trƣờng cuội sạn sỏi này thƣờng lẫn tảng - khối tảng và cát sạn. Càng sát với đá gốc, lƣợng tảng càng tăng và càng xa đá gốc lƣợng cát càng tăng. Trong mẫu đãi trọng sa, ở thành phần cát đi kèm với cuội sạn có biểu hiện tích tụ khoáng vật nặng, đặc biệt là có vàng và casiterit.

+ Ngoài khơi(độ sâu 25 - 28m nước): chỉ có 1 diện nhỏ (cuội sỏi kiểu 2) hình oval với kích thƣớc trung bình 2,5km x 5km phân bố ở đáy biển phía đông Cửa Việt, thành phần đa khoáng: thạch anh, vụn granit, quarzit, đá phiến, đá sừng và bazan. Độ mài tròn khá - tốt (Ro > 0,7), độ chọn lọc trung bình (So > 1,5 - 2,2). Ngoài thành phần cuội - sạn - sỏi còn có cát hạt thô đến mịn (chiếm tỷ lệ < 50%). Trầm tích này có tuổi Holocen sớm - giữa, nguồn gốc sông - biển (am QIV1-2).

Trầm tích cuội sạn sỏi chiếm 50 - 25% phân bố thành 2 đới có độ sâu 0 - 6m và 20 - 30m nƣớc.

+ Đới ven bờ (0 - 6m nước): trầm tích kiểu 3 ở đới này phân bố thành các diện nhỏ (không thể hiện đƣợc trên bản đồ tỷ lệ 1/500.000) kéo dài theo đƣờng bờ, có rải rác ở các khu vực: Mũi Chao, Tĩnh Gia - Diễn Châu, Cửa Sót - Cửa Nhƣợng - Cửa Khẩu, Đèo Ngang, bắc Nhật Lệ, Vĩnh Linh... Các thành tạo trầm tích cuội - sạn - sỏi này có nguồn gốc chủ yếu là tại chỗ. Chúng là sản phẩm phá huỷ của đá gốc phân bố trên đƣờng bờ dƣới tác động của động lực biển là chủ yếu, vì thế có thành phần thay đổi phụ thuộc vào thành phần của đá gốc ven biển bị phá huỷ. Dải cuội này đƣợc thành tạo vào Holocen giữa - muộn (QIV2-3).

- Trầm tích kiểu 3 ven bờ khu vực Mũi Chao (Sầm Sơn): có thành phần đa khoáng, do phá huỷ các đá thuộc phức hệ Sông Mã, hệ tầng Nậm Cô, gồm các vụn đá: thạch anh, granit, phiến thạch anh, quarzit, đá sừng... Cuội sỏi có độ mài tròn khá - tốt (Ro > 0,5), độ chọn lọc trung bình - kém (So > 1,6). Xen kẽ trong cuội sạn thƣờng có tảng và khối tảng, đôi khi lẫn chút ít cát bột sét (độ sâu 4 - 6m nƣớc, phía nam Mũi Chao). Sự xuất hiện của tảng và khối tảng là do đá gốc lộ ra ngay trên đới sóng phá huỷ, còn bột sét là do phù sa châu thổ hiện đại của sông mang ra di chuyển dọc bờ và đƣợc lắng đọng sau mũi đá gốc (bóng tích tụ) - nơi có động lực khá yếu.

- Trầm tích kiểu 3 ven bờ khu vực Tĩnh Gia - Diễn Châu: có thành phần đa khoáng, gồm các vụn đá cát kết, đá phiến, quarzit, thạch anh và ít phun trào axit - trung tính (ryolit - dacit), đôi khi có bazan (bazan bọt). Đó là sản phẩm phá huỷ các đá của các hệ tầng Đồng Đỏ, Đồng Trầu và Yên Duyệt. Cuội sạn sỏi khá rắn chắc, có độ mài tròn khá - tốt (Ro > 0,7), độ chọn lọc kém (So > 2). Càng gần mũi đá gốc, sự xuất hiện của tảng - khối tảng càng tăng; càng xa mũi đá gốc, cát bột xuất hiện càng nhiều và dần dần chiếm ƣu thế.

- Trầm tích kiểu 3 ven bờ khu vực Cửa Sót - Mũi Ròn (Kỳ Anh): có thành phần đa khoáng, gồm thạch anh, granit, quarzit, đá phiến đen, ít dacit... là sản phẩm phá huỷ chủ yếu từ các đá thuộc các phức hệ PhiaBioc, Bản Muồng, các hệ tầng Mƣờng Hinh và Đồng Trầu (ít). Cuội sạn sỏi khá rắn chắc, độ mài tròn khá tốt (Ro > 0,7), độ

chọn lọc trung bình kém (So > 2). Trong trầm tích cuội sạn sỏi ở các mũi đá gốc nhô ra biển thƣờng có nhiều tảng và khối tảng.

- Trầm tích kiểu 3 ven bờ khu vực Đèo Ngang: có thành phần đa khoáng, gồm các vụn đá quarzit, cát kết, ryolit, dacit, thạch anh, đá phiến, đá sừng... là sản phẩm phá huỷ các đá của hệ tầng Đồng Trầu và một số ít của hệ tầng Sông Cả. Cuội sạn sỏi khá rắn chắc, độ mài tròn khá tốt (Ro > 0,7). Điều đáng chú ý là trong thành phần cuội còn có các mảnh "gốc" san hô bị mài tròn với nhiều kích cỡ khác nhau và các hạt thạch anh trắng có độ mài tròn khá tốt cho thấy trầm tích cuội sỏi này có độ chọn lọc rất kém (Ro > 2,5). Pha lẫn trong trầm tích cuội sạn sỏi thƣờng có tảng, cát phổ biến ở phía bắc Đèo Ngang và bột sét phổ biến ở phía nam Đèo Ngang.

- Trầm tích kiểu 3 ven bờ khu vực bắc Cửa Nhật Lệ: chỉ phân bố ở bãi triều, có thành phần đa khoáng, gồm thạch anh, phiến thạch anh, quarzit, đá sừng, cát kết, granit... là sản phẩm phá huỷ các đá có tuổi Paleozoi và tầng cuội sạn sỏi Neogen hệ tầng Đồng Hới tái trầm tích. Cuội sỏi có kích thƣớc chủ yếu từ 1 - 3cm, độ rắn chắc không đồng đều, đã bị bán phong hoá, độ mài tròn tốt (Ro > 0,8), độ chọn lọc trung bình (So > 1,8). Ngoài thành phần cuội sạn, trong trầm tích chỉ có cát bột đi kèm.

- Trầm tích kiểu 3 ven bờ khu vực Vĩnh Linh: có thành phần khá đơn giản, thuộc loại ít khoáng, chủ yếu là các đá bazan và các tuf của chúng. Cuội sạn sỏi khá rắn chắc, độ mài tròn tốt (Ro > 0,7), độ chọn lọc kém (So > 2). Trong cuội sỏi lẫn nhiều tảng - khối tảng và cát, đôi khi có cả các vật liệu san hô (ở phía nam Mũi Lai).

+ Đới ngoài khơi (độ sâu 20 - 30m nước): trầm tích kiểu 3 phân bố thành 4 diện lớn nhỏ rất khác nhau ở các khu vực: đông Sầm Sơn, bắc Hòn Mê, tây đảo Cồn Cỏ và đông Cửa Thuận An.

- Trầm tích kiểu 3 đông Sầm Sơn: có hình bầu dục song song với đƣờng bờ, kích thƣớc trung bình 3km x 8,5km, phân bố ở độ sâu 22 - 23m nƣớc, cách bờ biển Sầm Sơn 22 - 23km về phía đông. Cuội sỏi khá rắn chắc, kích thƣớc chủ yếu từ 1 - 5cm, độ mài tròn khá tốt (Ro > 0,8), độ chọn lọc trung bình (So =1,5 - 2). Thành phần đa khoáng, gồm các vụn đá thạch anh, granit, đá phiến thạch anh - sericit, quarzit, cát kết, bột kết... Đi kèm với trầm tích cuội sạn sỏi còn có cát và bột sét

chiếm tỷ lệ đáng kể, cát có hàm lƣợng 20 - 60%, bột sét có hàm lƣợng 5 - 25%. Tuổi của thành tạo này đƣợc xác định là Holocen sớm - giữa và có nguồn gốc sông - biển (am QIV1-2). Đây là dấu ấn dòng chảy cổ của sông Mã đã đƣợc biển tái tạo.

- Trầm tích kiểu 3 bắc Hòn Mê: có hình oval kéo dài song song với đƣờng bờ biển Tĩnh Gia, kích thƣớc trung bình 3km x 10km, phân bố ở độ sâu 20 - 22m, cách đảo Hòn Mê khoảng 7 - 8km về phía bắc - đông bắc. Thành phần cuội sạn sỏi đa khoáng, gần giống với trƣờng cuội sạn đông Sầm Sơn nêu trên, song có điểm khác biệt là có sự xuất hiện với hàm lƣợng đáng kể của các vụn đá bazan. Cuội sạn khá rắn chắc, độ mài tròn tốt (Ro > 0,8), độ chọn lọc trung bình (So = 1,5 - 2). Đi kèm với trầm tích cuội sạn sỏi có cát và bột sét với hàm lƣợng dao động: cát 30 - 60%; bột sét 5 - 25%. Các thành tạo này có tuổi Holocen sớm - giữa, nguồn gốc sông - biển (am QIV1-2). Đây là dấu ấn dòng chảy cổ có thể liên quan tới hệ thống sông Mã đã đƣợc biển tái tạo.

- Trầm tích kiểu 3 tây đảo Cồn Cỏ: có hình oval hƣớng vuông góc với bờ biển Vĩnh Linh, kích thƣớc trung bình 7km x 3km, phân bố ở độ sâu 45 - 50m kéo dài từ đảo Cồn Cỏ về phía đất liền, cách bờ biển Vĩnh Linh 20 - 22km về phía đông. Cuội sạn sỏi khá rắn chắc, kích thƣớc hạt chủ yếu > 3cm, có thành phần đơn giản, chủ yếu là các mảnh vụn bazan và số ít là các vụn san hô đƣợc mài tròn. Độ mài tròn khá tốt (Ro > 0,7), độ chọn lọc kém (So < 2,2). Càng sát bờ đảo Cồn Cỏ càng xuất hiện nhiều tảng và khối tảng đá bazan. Ngoài thành phần cuội sạn còn có bột sét chiếm tỷ lệ cao (> 50%), cát chiếm tỷ lệ thấp (< 20%) và ít mảnh vụn vỏ sò ốc, san hô. Trầm tích có tuổi Pleistocen muộn, phần muộn; nguồn gốc biển (m QIII2).

- Trầm tích kiểu 3 đông Cửa Thuận An: có hình oval kéo dài sông song với đƣờng bờ biển, kích thƣớc trung bình 17km x 2km, phân bố ở độ sâu 23 - 32m, cách Cửa Thuận An khoảng 18 - 20km về phía đông. Cuội sạn có kích thƣớc chủ yếu 1 - 5cm, thành phần đa khoáng, gồm các vụn đá thạch anh, granit, quarzit, và ít đá sừng, đôi khi gặp mảnh vụn đá gabro và bazan. Trong trầm tích kiểu này không có bột sét, cát chiếm tỷ lệ cao từ 50 - 75%. Cuội sạn sỏi rắn chắc, có độ mài tròn tốt (Ro > 0,8), độ chọn lọc trung bình (So =1,5 - 2). Các thành tạo có tuổi Holocen sớm -

giữa, nguồn gốc sông - biển (am QIV1-2).

* Kiểu 4 - cuội sạn sỏi chiếm 25 - 5%:

Các thành tạo trầm tích có cuội sạn sỏi chiếm 25 - 5% phân bố rải rác thành hai đới có độ sâu 0 - 6m nƣớc và 20 - 30m nƣớc.

+ Đới ven bờ (độ sâu 0 - 6m nước): phần lớn các thành tạo này có diện phân bố hẹp, khó thể hiện đƣợc trên bản đồ tỷ lệ nhỏ (1/500.000), là sản phẩm phân dị theo cỡ hạt từ một nguồn với các kiểu cuội sạn nêu trên, có thành phần giống với đá gốc và kiểu cuội sạn mà nó bao quanh. Chỉ có một diện tích kiểu 4 tồn tại độc lập ở ven bờ biển Quảng Ngạn.

- Trầm tích kiểu 4 ven bờ khu vực Quảng Ngạn: phân bố ở bãi triều thấp cho tới độ sâu 4 - 6m, kéo dài theo đƣờng bờ ~ 5km, rộng ~ 500m, nhân dân địa phƣơng thƣờng khai thác để làm vật liệu xây dựng. Cuội sạn sỏi có độ hạt chủ yếu 1 - 2cm, thành phần đa khoáng (gồm các vụn đá thạch anh, đá phiến, granit đôi khi lẫn mảnh đá bazan rắn chắc), độ mài tròn khá tốt (Ro > 0,8), độ chọn lọc khá (So = 1,5 - 1,8). Cuội sạn sỏi này có tuổi Holocen giữa - muộn, nguồn gốc sông - biển (am QIV2-3). Chúng nằm trong trƣờng trầm tích cát có hàm lƣợng thay đổi từ 60 - 90%.

+ Đới ngoài khơi (độ sâu > 20m): phân bố thành 12 diện tích khác nhau ở đông Lạch Ghép, Hòn Mê, nam Hòn Miêng, đông nam Hòn Miêng, đông Vịnh Diễn Châu, đông bắc và tây bắc Hòn Mắt, đông Cửa Sót, bãi cạn Cẩm Nhƣợng, Hòn Gió, đông bắc Quảng Ngạn và bãi cạn Thuận An.

- Trầm tích kiểu 4 đông Lạch Ghép: có hình bầu dục kéo dài song song với bờ biển, kích thƣớc trung bình 3km x 7,5km, phân bố ở độ sâu 22 - 23m, cách bờ biển Lạch Ghép ~ 23km về phía đông. Cuội sạn sỏi khá rắn chắc, có kích thƣớc hạt chủ yếu 1 - 3cm, độ mài tròn tốt (Ro > 0,8), độ chọn lọc khá (So = 1,3 - 1,6). Thành phần cuội sạn sỏi đa khoáng, gồm các vụn đá: thạch anh, quarzit, granit, đá sừng, đá phiến... và vụn đá bazan. Ngoài thành phần cuội sạn sỏi còn có cát và bột sét với hàm lƣợng dao động: cát từ 20 - 60%; bột sét: 25 - 15%. Trầm tích này có tuổi Holocen giữa - muộn, nguồn gốc sông - biển (amQIV2-3), có thể liên quan tới hệ thống sông Mã cổ.

- Trầm tích kiểu 4 khu vực Hòn Mê: có diện phân bố rộng rãi ở độ sâu 15 - 25m, bao quanh các đảo Hòn Mê, Hòn Miêng và phát triển rộng lên phía bắc, kích thƣớc trung bình: dài ~ 25km, rộng ~ 7 - 10km với phần phía bắc thu nhỏ, phình to ở phần giữa, bao trùm lên trầm tích cuội sạn sỏi kiểu 3 (50 - 25%) bắc Hòn Mê. Thành phần cuội sạn sỏi đa khoáng gồm các vụn đá granit, bazan, thạch anh, các đá biến chất. Vụn đá bazan có kích thƣớc hạt và hàm lƣợng tăng dần từ bắc xuống nam, gần với đảo Hòn Mê còn xuất hiện các tảng đá bazan. Ngoài thành phần cuội sạn sỏi còn có cát bột sét và vụn carbonat với hàm lƣợng khác nhau: cát từ 20 - 60%; bột sét: 5 - 25%; vụn carbonat: 5 - 25%. Tuổi của các thành tạo này chủ yếu đƣợc xác định là Holocen sớm - giữa, nguồn gốc sông - biển, biển (am, m QIV1-2

).

- Trầm tích kiểu 4 nam Hòn Miêng: có hình bầu dục song song với bờ biển Tĩnh Gia, kích thƣớc trung bình 3km x 6km, phân bố trên đƣờng đẳng sâu 20m, cách đảo Hòn Miêng 6km về phía nam - đông nam,. Cuội sạn sỏi khá rắn chắc, có thành phần ít khoáng, chủ yếu là vụn đá bazan, thứ yếu là trầm tích lục nguyên cát bột kết. Độ mài tròn khá - tốt (Ro > 0,7), độ chọc lọc trung bình - kém (So > 1,8). Trầm tích này nằm trong trƣờng cát - bột sét với hàm lƣợng dao động: cát từ 20 - 60%; bột sét: 5-25%. Tuổi của trƣờng trầm tích này đƣợc xác định là Holocen sớm - giữa, nguồn gốc sông - biển (amQIV1-2).

- Trầm tích kiểu 4 đông nam Hòn Miêng: có hình dạng không cân đối kéo dài theo hai hƣớng á kinh tuyến và tây bắc - đông nam, kích thƣớc trung bình 15km x 7km, phân bố ở độ sâu 25 - 28m nƣớc. Cuội sạn có kích thƣớc chủ yếu < 3cm, độ rắn chắc vừa phải. Thành phần chủ yếu là các vụn bazan, trầm tích lục nguyên và ít sạn sỏi laterit. Độ mài tròn khá - tốt (Ro > 0,7), độ chọn lọc trung bình - kém (> 1,8). Trong trƣờng trầm tích này cát chiếm 20 - 60%; bột sét chiếm 5 - 25%. Tuổi của trầm tích đƣợc xác định là Holocen sớm - giữa có nguồn gốc sông - biển (am QIV1- 2

).

- Trầm tích kiểu 4 đông Vịnh Diễn Châu: trầm tích cuội sạn sỏi đông Vịnh Diễn Châu phân bố thành 2 diện: một diện cách Cửa Lạch Quèn 35km về phía đông, hình hạt đậu kéo dài gần song song với bờ, kích thƣớc trung bình 8km x 2km,

Một phần của tài liệu Đặc điểm và lịch sử phát triển các thành tạo trầm tích đệ tứ đới biển nông vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)