Hình 4 Bố trí thông thoáng nhà xưởng

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án nhà máy sản xuất hạt nhựa 3h VINA của công ty TNHH 3h VINA tại KCN tiên sơn, huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 53)

- Metablen S 2001 (hay được gọi là Polymer trong AS 4000) là một polymer tổng hợp của methyl methacrylate và monome butyl acrylate Trong nhiệt độ cao, khí

Hình 4 Bố trí thông thoáng nhà xưởng

Với các giải pháp trên kết hợp với việc trang bị các thiết bị bảo hộ lao động sẽ đảm bảo tuân thủ các quy định BVMT.

- Ngoài ra, mặc dù máy ép đùn thí nghiệm rất ít sử dụng nhưng chủ dự án sẽ tiến hành quây thành phòng kín bằng khung nhôm, kính tại khu vực này nhằm giảm thiểu khả năng nguồn khí thải phát sinh khi thiết bị này hoạt động có thể lan tỏa ra môi trường nhà máy.

4.1.3. Khống chế ô nhiễm nhiệt và các yếu tố vi khí hậu

Để hạn chế ảnh hưởng của nhiệt thừa và cũng để đảm bảo môi trường vi khí hậu tốt cho công nhân làm việc trong xưởng, Công ty sẽ áp dụng một số biện pháp sau:

- Bố trí cửa thông thoáng gió xung quanh tường xưởng sản xuất; - Bố trí hệ thống quạt hút ngay trên mái nhà các phân xưởng;

- Bố trí các chụp hút trên trần mái và quạt để hút hơi ẩm, nhiệt thừa, kết hợp với hút các hơi khí độc hại khác và bụi ra khỏi khu vực sản xuất, tạo điều kiện thông thoáng cho môi trường làm việc;

- Trang bị đầy đủ các trang phục cần thiết về an toàn lao động để hạn chế tới mức thấp nhất các tác hại đối với công nhân.

Tóm lại, việc hạn chế ảnh hưởng của nhiệt thừa và cải tạo môi trường vi khí hậu là một công tác khá quan trọng. Tình trạng xấu của môi trường vi khí hậu không chỉ ảnh hưởng tới công nghệ sản xuất, chất lượng sản phẩm không đạt mà còn ảnh hưởng

khí độc hại khắc nghiệt không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn ảnh hưởng tới năng suất lao động của họ. Đối với không khí trong nhà xưởng Công ty cam kết thực đạt tiêu chuẩn TCVN 5939-2005, TCVN 5940-2005 và tiêu chuẩn theo Quyết định 3733/2002QĐ-BYT ngày 10 tháng 10 năm 2002.

4.1.4. Khống chế ô nhiễm ồn

Bên trong môi trường lao động, nguồn gây ồn phát sinh do sự hoạt động đồng bộ của các thiết bị máy móc trong dây chuyền sản xuất. Do phần lớn các máy móc thiết bị được trang bị cho Công ty là máy mới nên hạn chế được một phần tiếng ồn. Tuy nhiên để giảm tối đa mức ồn trong môi trường sản xuất Công ty áp dụng đồng bộ các biện pháp sau:

- Khu vực gây ồn lớn được bố trí cách ly với xung quanh ở các vị trí thích hợp; - Thường xuyên theo dõi và bảo dưỡng máy móc thiết bị để máy luôn hoạt động tốt; - Kiểm tra sự cân bằng của máy khi lắp đặt, kiểm tra độ mòn chi tiết và thường kỳ cho mỡ bôi trơn.

4.1.5. Giảm thiểu tác động từ nước thải

* Đường thu gom và thoát nước:

Trên toàn bộ mặt bằng triển khai thực hiện dự án sẽ xây dựng hệ thống đường ống thoát nước mặt và hệ thống đường ống thoát nước thải riêng biệt. Hệ thống đường ống thoát nước thải của Công ty được nối với đường ống thoát nước thải của KCN. Hệ thống đường ống thoát nước mặt được nối với hệ thống đường ống thoát nước mặt của KCN.

* Đối với nước mưa:

Do kết cấu hạ tầng của khu công nghiệp tương đối tốt, cốt nền của khu công nghiệp cao hơn so với xung quanh nên có thể thoát nước tốt. Nhà xưởng của dự án có hệ thống thoát nước mưa trên mái và chảy vào tuyến cống ngầm. Kết cấu mái che kín không thấm dột, các loại nguyên liệu, vật tư được để trong các kho có mái kín nên không thể lẫn vào với nước mưa.

Lắp đặt các song chắn rác, song chắn rác thường làm bằng kim loại, đặt ở cửa vào của kênh dẫn sẽ giữ lại các tạp chất thô như giẻ,rác, bao nilon, và các vật thải khác được giữ lại để tránh tắc cống. Bố trí các hố ga trên đường cống thoát nước để các chất bẩn lắng đọng lại.

Định kỳ kiểm tra, nạo vét hệ thống thoát nước. Kiểm tra phát hiện hỏng hóc, mất mát để có kế hoạch sửa chữa, thay thế kịp thời.

-Thực hiện tốt các công tác vệ sinh công cộng để giảm bớt nồng độ các chất trong nước mưa.

* Đối với nước thải sinh hoạt thông thường:

Toàn bộ các chất thải từ nhà vệ sinh được chứa vào bể phốt đơn. Tại đây, một phần chất thải bị phân hủy, hòa tan vào trong nước. Quá trình phân hủy các chất thải cũng được thực hiện một phần tại đây.

Trong bể phốt (bể tự hoại) chung của nhà máy, nước thải sẽ bị các vi sinh vật lên men yếm khí phân hủy theo các giai đoạn: thủy phân và axit hóa, metan hóa. Bể được thiết kế sao cho nước thải từ bể trước chảy sang bể sau sẽ đồng thời khuấy trộn lớp bùn hoạt tính chứa vi sinh vật yếm khí để quá trình xử lý nước thải đạt hiệu suất cao nhất. Sau khi đi qua các bể, nước thải được dần làm sạch. Hiệu quả xử lý của bể phốt nằm trong khoảng 60 – 70% BOD. Sơ đồ bể tự hoại chuyên dùng cho các cơ sở sản xuất công nghiệp như mẫu sau:

Hình 5. Sơ đồ mẫu bể tự hoại xử lý nước thải sinh hoạt

Bể tự hoại có vai trò đồng thời làm 2 chức năng: lắng và phân huỷ yếm khí cặn lắng. Cặn lắng được lưu giữ trong bể từ 3-6 tháng, dưới tác động của vi sinh vật yếm khí các chất hữu cơ được phân huỷ thành khí CO2, CH4 và các chất vô cơ. Bùn lắng dưới đáy được sử dụng làm phân compost hoặc chuyển đến bãi chôn lấp.

Tổng thể tích bể tự hoại như sau: Wth = Wn + Wb

Thể tích phần nước: Wn = T1 x Qngđ

T1: thời gian lưu nước trong bể tự hoại, từ 1-3 ngày, chọn 2 ngày. Q: lưu lượng nước thải trung bình ngày đêm, Q = 1,5 m3/ngày Suy ra: Wn = 2 x 1,5 = 3 m3 Thể tích phần bùn: Wb = 1000 . . .NT2C a Trong đó:

- a: Tiêu chuẩn cặn lắng cho một người trong một người trong một ngày, a = 0,4 – 0,5 lít/ngày đêm. Chọn a = 0,4.

- N: Số công nhân viên của nhà máy, N = 30 người

- T2: Thời gian tích luỹ cặn trong bể tự hoại (thời gian giữa hai lần hút cặn), T2 = 6 – 12 tháng, chọn T2 = 6 tháng (180 ngày). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- C: Hệ số tính đến 20 % cặn được giữ trong bể tự hoại đã bị nhiễm vi khuẩn khi hút cặn giúp cho quá trình lên men cặn tươi tiếp theo được nhanh chóng và dễ dàng hơn, C = 1,2.

Suy ra: Wb = (0,4 x 30 x 180 x 1,2)/1000 = 2,5 m3

Tổng thể tích bể tự hoại: W = Wn + Wb = 3 + 2,5 = 5,5 m3.

Nhà xưởng của công ty thuê lại của công ty 3H Vinacom đã có sẵn các khu nhà vệ sinh tại khu vực xưởng sản xuất và văn phòng đều đã có sẵn hệ thống bể tự hoại đầy đủ, đảm bảo khả năng xử lý khi dự án đi vào hoạt động ổn định.

4.1.6. Biện pháp quản lý thu gom và xử lý chất thải rắn và chất thải nguy hại:

Căn cứ vào lượng chất thải rắn và nguồn phát sinh trình bày tại chương III. Công ty sẽ trang bị và bố trí một số thùng chứa có nắp tại các nơi phát sinh (nhà ăn, nhà bếp, văn phòng, trong xưởng sản xuất…) để phân loại và thu gom nguồn thải này:

+ Khu vực văn phòng: Mỗi phòng có 01 thùng loại nhỏ để chứa chất thải rắn văn phòng. + Khu vực nhà ăn: 02 thùng loại to để chứa chất thải rắn phát sinh từ nhà bếp. + Khu vực nhà xưởng: 03 thùng loại to được bố trí tại đầu, giữa và cuối xưởng. + Các vị trí khác 03 thùng.

Đơn vị ký hợp đồng với cơ sở thu gom rác thải sinh hoạt tại địa phương đến thu gom vận chuyển đi xử lý theo quy định.

- Giao tổ vệ sinh nhà máy có trách nhiệm thu gom, tập kết nguồn thải này theo đúng nội qui, qui định về phân loại thu gom và xử lý rác thải do công ty ban hành.

+ Chất thải rắn sản xuất:

Với thành phần chủ yếu là sắt thép, tôn,…có thể tận dụng được nên công ty sẽ bố trí các thùng chứa tại các khu vực gia công để thu gom nguồn thải này. Sau đó giao cho tổ vệ sinh đem phân loại để bán lại cho đơn vị tái chế.

Dự kiến công ty sẽ bố trí 04 thùng chứa loại to để thu gom nguồn chất thải này. Các vị trí đặt thùng chứa là máy cắt, máy khoan, máy hàn và máy sấn tôn.

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án nhà máy sản xuất hạt nhựa 3h VINA của công ty TNHH 3h VINA tại KCN tiên sơn, huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 53)