BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án nhà máy sản xuất hạt nhựa 3h VINA của công ty TNHH 3h VINA tại KCN tiên sơn, huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 48)

- Metablen S 2001 (hay được gọi là Polymer trong AS 4000) là một polymer tổng hợp của methyl methacrylate và monome butyl acrylate Trong nhiệt độ cao, khí

BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG

PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG

Dự án “Nhà máy sản xuất hạt nhựa 3H Vina” của Công ty TNHH 3H Vina sẽ có những tác động xấu đến môi trường xung quanh. Vì vậy việc đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế, giảm thiểu các tác động tiêu cực đối với môi trường là rất cần thiết.

trường, giảm thiểu ô nhiễm và các tác động có hại đến môi trường lao động và xung quanh do hoạt động của Dự án được đề xuất như sau:

4.1. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU4.1.1. Khống chế ô nhiễm do bụi và khí thải 4.1.1. Khống chế ô nhiễm do bụi và khí thải

* Đối với bụi, khí thải phát sinh từ các phương tiện vận chuyển

Như đã trình bày chương 3, bụi phát sinh từ quá trình nhập nguyên liệu, xuất sản phẩm và quá trình lưu thông các phương tiện trong nhà máy. Tuy nhiên lượng bụi phát sinh không lớn. Để giảm thiểu tác động của nguồn thải này công ty sẽ tiến hành một số biện pháp sau:

- Thành lập tổ vệ sinh gồm 4 người để dọn dẹp vệ sinh hằng ngày nhằm hạn chế tối đa lượng bụi trong khu vực nhà máy.

- Giao cho tổ bảo vệ giám sát thời gian đi lại của các phương tiện ra vào nhà máy, bốc dỡ hàng hóa, nguyên vật liệu.

- Khuyến khích sử dụng xăng dầu đạt tiêu chuẩn, định kỳ bảo dưỡng sửa chữa các phương tiện vận chuyển,

- Giao tổ vệ sinh trồng thêm và chăm sóc cây xanh trong các khu vực hành lang xung quanh nhà máy.

- Trang bị quần áo bảo hộ lao động và khẩu trang cho công nhân làm việc tại các công đoạn này.

* Bụi phát sinh trong quá trình sản xuất

Như đã trình tại chương III, do dự án sử dụng thiết bị tiên tiến, làm việc theo chu trình kín và có độ tự động hóa cao nên hầu như không phát sinh bụi trong quá trình hoạt động sản xuất. Tuy nhiên, công ty vẫn áp dụng một số biện pháp nhằm giảm thiểu khả năng phát sinh nguồn thải này:

- Giao trách nhiệm cho Quản đốc xưởng sản xuất theo dõi và lập kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng thiết bị theo định kỳ để giảm thiểu khả năng xảy ra sự cố thiết bị. Vì khi xảy ra sự cố tại bộ phận cân định lượng và đóng gói xảy ra bụi sẽ phát sinh rất nhiều.

- Lập nội qui bảo hộ lao động để cán bộ, công nhân làm việc luôn trang bị bảo hộ lao động đầy đủ. Công ty sẽ đầu tư đầy đủ trang thiết bị bảo hộ như quần áo, mắt kính, găng tay, giầy, khẩu trang bảo hộ cho công nhân viên ngay trước khi dự án đi vào chạy thử.

4.1.2. Khống chế ô nhiễm do khí thải (VOC) và mùi

Đây là nguồn thải đáng chú ý nhất của dự án nên việc đưa ra biện pháp giảm thiểu nguồn thải này đã được chủ đầu tư quan tâm ngay từ khi lập dự án và đã được đưa ra bàn bạc rất kỹ với đơn vị tư vấn.

Việc khống chế, giảm thiểu nguồn ô nhiễm này sẽ phải được thực hiện đồng thời bao gồm:

+ Thu hồi khí VOC phát sinh tại đầu ra của thiết bị ra nhiệt sản xuất hạt nhựa. + Làm mát thiết bị ra nhiệt sản xuất hạt nhựa để giảm thiểu khả năng phát sinh nhiệt trong xưởng sản xuất.

+ Khoanh vùng và hạn chế tập trung đông nhân viên làm việc tại khu vực máy ép đùn (Injecter).

Do khí thải phát sinh từ quá trình gia nhiệt và đùn ép, chủ yếu là các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) nên phương pháp xử lý đơn giản và hiệu quả nhất là sử dụng than hoạt tính để hấp phụ một phần chất độc hại trước khi thải ra ngoài.

Hấp phụ là quá trình phân ly khí dựa trên ái lực của một số chất rắn đối với một số loại khí có mặt trong hỗn hợp khí nói chung và trong khí thải nói riêng, trong quá trình đó, các phân tử khí ô nhiễm trong khí thải bị giữ lại trên bề mặt vật liệu rắn. Quá trình hấp phụ được sử dụng rộng rãi để khử ẩm không khí, khử khí độc hại và mùi trong khí thải, thu hồi hơi/khí có giá trị.

Than hoạt tính là vật liệu hấp phụ tương đối phổ biến, có các đặc trưng sau: khối lượng đơn vị đổ đống là 380 – 600 Kg/m3, đường kính lỗ rỗng là (20 – 40).10- 10m, thể tích lỗ rỗng tổng cộng là 0,6 – 0,8 cm3/g, bề mặt lỗ rỗng là 500 – 1500 m2/g. Hiệu suất hấp phụ có thể đạt 99 – 100%.

+ Hệ thống xử lý khí thải trong công ty được mô tả như sau:

- Lắp đặt hộp quây có gắn chụp hút tại đầu ra trước khi làm mát của thiết bị gia nhiệt tạo hạt nhựa.

- Lắp đặt đường ống để gắn với vỏ thiết bị gia nhiệt để làm mát lượng nhiệt phát sinh trong quá trình vận hành thiết bị.

Nhờ hệ thống chụp hút được bố trí ngay tại thiết bị gia nhiệt và máy ép đùn, khí thải chứa VOC thoát ra dưới tác dụng của áp suất âm gây ra bởi quạt hút sẽ theo hệ thống đường ống tới thiết bị hấp phụ bằng than hoạt tính. Các hợp chất VOC, mùi được giữ lại trên vật liệu hấp phụ, khí sạch sau xử lý được thải ra ngoài. Trước khi khí thải được hấp phụ, đường ống dẫn khí sẽ được đi qua hệ thống giải nhiệt bằng nước nhằm hạ nhiệt độ không khí trước khi tiếp xúc với than hoạt tính khi đó sẽ làm tăng hiệu suất hấp phụ đồng thời làm giảm nhiệt độ của hệ thống dẫn khí.

Trong thiết bị hấp phụ, than hoạt tính được đổ thành lớp có độ dày nhất định, dòng khí chuyển động từ dưới lên trên. Tốc độ dòng khí trên tiết diện ngang nằm trong khoảng 0,1 – 0,5 m/s; thời gian lưu của dòng khí nằm trong khoảng 1 – 6 giây.

Than hoạt tính dùng trong tháp hấp phụ được định kỳ thay thế, than hoạt tính thải ra ngoài được thu gom và xử lý như chất thải rắn nguy hại.

Hình 3. Sơ đồ hệ thống xử lý khí theo phương pháp hấp phụ bằng than hoạt tính

Việc thu gom khí. bụi và mùi theo phương án trên có thể nói là hiệu quả, tuy nhiên vẫn có thể còn một lượng rất nhỏ không được thu gom và phát tán trong môi trường làm việc. Do đó, cần áp dụng biện pháp thông thoáng nhà xưởng để đảm bảo hạn chế tối đa ảnh hưởng của chúng tới sức khỏe người lao động. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án nhà máy sản xuất hạt nhựa 3h VINA của công ty TNHH 3h VINA tại KCN tiên sơn, huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 48)