Luật môi trường và các qui chuẩn quốc gia về môi trường.

Một phần của tài liệu Bài giảng đại cương sức khỏe môi trường (Trang 27)

Luật môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc hội có hiệu lực từ ngày 01/07/2006, căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã họi chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ xung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25/12 năm 2001 của Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 10.

Luật bao gồm những nội dung chính như sau:

4.1. Chương I. Những qui định chung

Chương này gồm 7 điều nói về những nguyên tắc bảo vệ môi trường, chính sách của nhà nước về bảo vệ môi trường, những hoạt động bảo vệ môi trường được khuyến khích và những hành vi bị nghiêm cấm.

4.1.1. Nguyên tắc bảo vệ môi trường

+ Bảo vệ môi trường phải gắn hài hòa với phát triển kinh tế và đảm bảo tiến bộ xã hội để phát triển bền vững đất nước, bảo vệ môi trường Quốc gia phải gắn với bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu.

+ Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn xã hội, quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân.

+ Hoạt động bảo vệ môi trường phải thường xuyên, lấy phòng ngừa là chính kết hợp với khắc phục ô nhiễm, suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường.

+ Bảo vệ môi trường phải phù hợp với qui luật, đặc điểm tự nhiên, văn hóa, lịch sử, trình độ phát triển kinh tế-xã hội của đất nước trong từng giai đoạn.

+ Tổ chức, hộ gia đình và cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại và chịu trách nhiệm khác theo qui định của pháp luật.

4.1.2. Những hành vi bị nghiêm cấm

+ Phá hoại và khai thác trái phép rừng, các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác. + Khai thác, đánh bắt các nguồn tài nguyên sinh vật bằng phương tiện, công cụ, phương pháp hủy diệt, không đúng thời vụ và sản lượng theo qui định.

+ Khai thác, kinh doanh, tiêu thụ, sử dụng các loài thực vật, động vật hoang dã quý hiếm thuộc danh mục cấm do cơ quan nhà nước có thẩm quyền qui định.

+ Chôn lấp các chất độc, chất phóng xạ, chất thải và chất nguy hại khác không đúng nơi qui định và qui trình kỹ thuật bảo vệ môi trường.

+ Thải chất thải chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường, các chất độc, chất phóng xạ, các chất ion hóa vượt quá tiêu chuẩn môi trường cho phép.

+ Gây tiếng ồn, độ rung vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

+ Nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện không đạt tiêu chuẩn môi trường. + Nhập khẩu, quá cảnh chất thải dưới mọi hình thức.

+ Nhập khẩu, quá cảnh động vật, thực vật chưa qua kiểm dịch, vi sinh vật ngoài danh mục cho phép.

+ Sản xuất, kinh doanh sản phẩm gây nguy hại cho con người, sinh vật và hệ sinh thái; sản xuất, sử dụng nguyên liệu, vật liệu xây dựng chứa các yếu tố độc hại vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

+ Xâm phạm di sản thiên nhiên, khu bảo tồn thiên nhiên

+ Xâm hại công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động bảo vệ môi trường. + Hoạt động trái phép, sinh sống ở khu vực được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định là khu vực cấm do mức độ đặc biệt nguy hiểm về môi trường đối với sức khỏe và tính mạng con người.

+ Che dấu hành vi hủy hoại môi trường, cản trở hoạt động bảo vệ môi trường, làm sai lệch thông tin dẫn đến hậu quả xấu đối với môi trường.

+ Các hành vi bị nghiêm cấm khác về bảo vệ môi trường theo qui định của pháp luật.

4.2. Chương II. Tiêu chuẩn môi trường

Chương này gồm từ điều 8 đến điều 13. Nội dung bao gồm nguyên tắc xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn môi trường, nội dung tiêu chuẩn môi trường Quốc gia, hệ thống tiêu chuẩn môi trường Quốc gia, tiêu chuẩn chất lượng môi trường xung quanh, tiêu chuẩn chất thải, ban hành và công bố áp dụng tiêu chuẩn môi trường Quốc gia.

Chú ý: Tiêu chuẩn môi trường Quốc gia phải được công bố rộng rãi đẻ tổ chức và cá nhân biết và thực hiện.

4.3. Chương III. Đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường

Chương này gồm từ điều 14 đến điều 27.

4.4. Chương IV. Bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên

Chương này gồm từ điều 28 đến điều 34

4.5. Chương V. Bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

Chương này gồm từ điều 35 đến điều 49

4.6. Chương VI. Bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư

Chương này gồm từ điều 50 đến điều 54

4.7. Chương VII. Bảo vệ môi trường biển, nước sông và các nguồn nước khác

Chương này gồm từ điều 55 đến điều 65

4.8. Chương VIII. Quản lý chất thải

Chương này gồm từ điều 66 đến điều 85

4.9. Chương IX. Phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường, khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường

Chương này gồm từ điều 86 đến điều 93

4.10. Chương X. Quan tắc và thông tin về môi trường

Chương này gồm từ điều 94 đến điều 105

4.11. Chương XI. Nguồn lực bảo vệ môi trường

Chương này gồm từ điều 106 đến điều 117

4.12. Chương XII. Hợp tác Quốc tế về bảo vệ môi trường

4.13. Chương XIII. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, mặt trận tổ quốc Việt Nam và các thành viên về bảo vệ môi trường

Chương này gồm từ điều 121 đến điều 124

4.14. Chương XIV. Thanh tra xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại tố cáo bồi thường thiệt hại về môi trường

Chương này gồm từ điều 125 đến điều 134

4.15. Chương XV. Điều khoản thi hành

Chương này gồm từ điều 135 là hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2006, luật anyf thay thế Luật bảo vệ môi trường năm 1993

Điều 136. Hướng dẫn thi hành. Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này.

Một phần của tài liệu Bài giảng đại cương sức khỏe môi trường (Trang 27)