Nhà động can thiệp

Một phần của tài liệu Bài giảng đại cương sức khỏe môi trường (Trang 25)

Những yếu tố nguy cơ môi trường xuất hiện thông qua động lực cơ bản. Các động lực đó là sự tăng dân số, sự phát triển kinh tế, công nghệ để đáp ứng những nhu cầu cơ bản của cuộc sống.

Trong quá trình phát triển con người đã tăng sức ép lên môi trường. Đó là sự phát sinh chất thải, sử dụng tài nguyên, sản xuất năng lượng, khai thác hầm mỏ, chế tạo hàng hoá, giao thông vận tải, trồng trọt, chăn nuôi.v.v. Những sức ép đó dẫn đến sự tổn hại môi trường như ô nhiễm chất thải, phá rừng, cạn kiệt tài nguyên, tăng nồng độ các độc chất trong nước, không khí và đất. Trong một tình trạng môi trường như thế con người tiếp xúc với các yếu tố độc hại. Mức độ tiếp xúc có thể từ vô hại chấp nhận được đến mức nguy hiểm, không chấp nhận được. Kết quả của sự tiếp xúc đó là bệnh tật, tử vong và suy giảm sức khoẻ.

3.5. Môi trường hỗ trợ sức khoẻ

Môi trường bị ô nhiễm gây tác hại cho sức khoẻ nhưng môi trường được quản lý tốt thì lại hỗ trợ sức khoẻ. Môi trường hỗ trợ sức khoẻ là môi trường không có những mối nguy hiểm lớn, thoả mạn những nhu cầu cơ bản của một cuộc sống lành mạnh và thúc đẩy những mối giao lưu trong xã hội.

Tổ chức y tế thế giới (WHO), Bộ y tế Việt Nam đang có những kế hoạch xây dựng môi trường hỗ trợ sức khoẻ. Đó là các cơ sở lành mạnh, nơi mà con người sinh sống, mua bán, giải trí, lao động, chữa bệnh, nghỉ ngơi. Phong trào thành phố lành mạnh, cộng đồng lành mạnh, chợ lành mạnh, xí nghiệp lành mạnh xanh - sạch - đẹp, trường học có nâng cao sức khoẻ và làng xã vì sức khoẻ của mọi nhà ở nước ta.

Các môi trường hỗ trợ là các điều kiện mà các quốc gia và cộng đồng cố gắng tạo ra để đạt được các mục tiêu về sức khỏe. Trọng tâm của môi trường này là làm thế mà có những môi trường tốt giúp tăng cường sức khỏe chứ không phải là chú trọng vào tác động có hại lên sức khỏe của môi trường xấu. Nỗ lực này bao gồm những hoạt động chẳng hạn như xây dựng nhà cửa, tăng cường lối sống lành mạnh, làm sạch ô nhiễm công nghiệp, giảm các chất độc hại do giao thông, giảm hút thuốc lá và thay đổi thói quen ăn uống. Ở những cộng đồng nghèo, vấn đề cơ bản nhất có thể là vệ sinh cơ bản và nguồn nước ăn uống, cải thiện chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, kiểm soát các bệnh truyền nhiễm.

Một phần của tài liệu Bài giảng đại cương sức khỏe môi trường (Trang 25)