Các bước tiến hành nghiên cứ u 41

Một phần của tài liệu Luận văn tiến sỹ -nghiên cứu thực trạng và kết quả can thiệp phòng chống dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc thiểu số tại huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam (Trang 52)

2.2.4.1. Điu tra thc trng ban đầu

Nghiên cứu sinh xin phép lãnh đạo địa phương, lãnh đạo Bệnh viện

đa khoa Trung ương Quảng Nam và Trung tâm Y tế huyện Bắc Trà My. Phối hợp với Trạm trưởng 6 trạm y tế xã Chương trình 135 (Trà Giáp, Trà Giác, Trà Đốc, Trà Tân, Trà Sơn và Trà Kót) lập kế hoạch điều tra thực trạng, tham mưu lãnh đạo xã gửi giấy mời các bà mẹ có con dân tộc thiểu số

dưới 5 tuổi trong danh sách mẫu điều tra đưa trẻ đến trạm y tế từng xã để

khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí và phỏng vấn bà mẹ (các trẻ khác ngoài danh sách mẫu khi đến được khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí).

Tập huấn cho 24 điều tra viên (16 cán bộ là các bác sĩ, điều dưỡng, hộ sinh, dược sĩ của Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam, 8 cán bộ

của Trung tâm Y tế huyện Bắc Trà My) và lãnh đạo 6 trạm y tế xã một buổi về phương pháp, kỹ thuật thu thập thông tin từng nội dung trong phiếu phỏng vấn bà mẹ, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng người.

Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện đảm bảo như xe ô tô, thuốc men, phiếu phỏng vấn, kinh phí.

Tổ chức ba đoàn điều tra (mỗi đoàn 8 người), cùng phối hợp với cán bộ y tế xã, CTVDD tổ chức khám, phỏng vấn, cấp phát thuốc cho trẻ, tư

vấn cho bà mẹ. Các bà mẹ và trẻ trong danh sách mẫu vắng mặt, điều tra viên phối hợp với CTVDD đến nhà để khám, cấp phát thuốc và thu thập thông tin.

2.2.4.2. T chc các hot động can thip

- Các hoạt động nâng cao năng lực cộng đồng

+ Hội thảo lập kế hoạch can thiệp có sự tham gia cộng đồng:

Tổ chức 3 hội thảo tại 3 xã Trà Giáp, Trà Tân, Trà Đốc; mời lãnh

đạo Đảng, chính quyền, ban ngành xã; CTVDD; già làng, trưởng thôn; mời lãnh đạo huyện, Trung tâm Y tế và Phòng Y tế huyện Bắc Trà My. Mục

đích nhằm báo cáo kết quả điều tra thực trạng và các yếu tố liên quan SDDTE ở địa phương; tìm hiểu các nguyên nhân ảnh hưởng SDDTE từ

phát hiện nghiên cứu do đại biểu tham dự nêu lên, làm cơ sở lập kế hoạch can thiệp, thống nhất mô hình, giải pháp can thiệp và các hoạt động ưu tiên cần tập trung trong công tác phòng chống SDDTE.

+ Kiện toàn tổ chức cộng đồng:

* Thành lập Ban chỉ đạo và nhóm hỗ trợ kỹ thuật, mời nghiên cứu sinh tham gia thành viên; sao gửi các ban ngành địa phương.

* Thông báo kế hoạch hoạt động phòng chống SDDTE do Trưởng trạm y tế phối hợp nghiên cứu sinh lập, trình lãnh đạo xã ký ban hành.

+ Tập huấn kỹ năng truyền thông:

Mời cán bộ trạm y tế, trưởng thôn, già làng, CTVDD về tại trạm y tế

từng xã can thiệp để tham dự buổi tập huấn về kỹ năng lập kế hoạch, cách viết một bài truyền thông và kỹ năng truyền thông (phụ lục 11); gửi sổ tay hoạt

động cho từng đối tượng riêng: Sổ tay chuyên trách dinh dưỡng (bao gồm từ

phụ lục 2 đến 13); sổ tay CTVDD (từ phụ lục 2 đến 10) và sổ tay trưởng thôn, già làng (phụ lục từ 2 đến 4 và từ 7 đến 13) và gửi poster cho CTVDD dán tại hội trường họp thôn về “Cách nuôi dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi” (phụ lục 10).

+ Tập huấn kỹ năng giám sát, đánh giá:

Mời cán bộ trạm y tế, trưởng thôn, già làng, CTVDD về tại trạm y tế

từng xã can thiệp để tham dự buổi tập huấn về kỹ năng giám sát và đánh giá hoạt động y tế và cung cấp mẫu giám sát một buổi truyền thông (phụ lục 12), giám sát một buổi thực hành dinh dưỡng (phụ lục 13); cũng như trao

đổi về kỹ năng đánh giá, cung cấp biểu mẫu đánh giá một hoạt động y tế

dành cho bà mẹ (phụ lục 4) và CTVDD (phụ lục 9). Tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn khi triển khai thực tế ở cộng đồng và trao đổi cách khắc phục.

+ Cộng đồng tham gia các hoạt động chăm sóc dinh dưỡng:

Bên cạnh việc tham gia trực tiếp các hoạt động chăm sóc dinh dưỡng, cộng đồng mà đặc biệt là những người có uy tín - đó là lãnh đạo địa phương, trưởng thôn, già làng, cán bộ y tế, CTVDD, hội phụ nữ - đã phát huy vai trò tích cực trong việc giám sát và sơ kết hoạt động.

* Giám sát hoạt động chăm sóc dinh dưỡng: Mạng lưới 15 cán bộ y tế xã, 19 trưởng thôn, 15 già làng phối hợp với nghiên cứu sinh tham gia giám sát theo lịch thực hành dinh dưỡng mẫu hàng tháng và mạng lưới người có uy tín giám sát hỗ trợ trong các buổi truyền thông bằng tiếng dân tộc thiểu số tại các buổi họp thôn, thường vào ban đêm (phụ lục 12).

* Sơ kết hoạt động chăm sóc dinh dưỡng: Hàng quý, trưởng trạm y tế

từng xã can thiệp phối hợp với nghiên cứu sinh tổ chức họp sơ kết vào buổi chiều sau khi tổ chức thực hành dinh dưỡng vào buổi sáng; thành phần gồm Phó chủ tịch văn xã; cán bộ y tế xã; trưởng thôn, già làng và CTVDD. Các CTVDD báo cáo tình hình hoạt động hàng quý về kết quả theo dõi tăng trưởng trẻ em từng thôn; thuận lợi, khó khăn khi triển khai các buổi thực hành lồng ghép truyền thông dinh dưỡng hàng tháng; sự hỗ trợ của các cấp và sự tham gia của bà mẹ cũng như nêu các kiến nghị khắc phục khó khăn. Chuyên trách dinh dưỡng báo cáo tổng hợp kết quả tăng trưởng và tình hình

bệnh tật trẻ em; nhận xét mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các CTVDD, nêu ý kiến đề xuất. Nghiên cứu sinh tiếp thu ý kiến, mời lãnh đạo xã phát biểu ý kiến chỉ đạo, đánh giá mặt mạnh, mặt yếu và giao nhiệm vụ cho từng đối tượng trong tháng đến, quý đến.

- Các hoạt động giáo dục truyền thông tích cực

+ Thảo luận nhóm bà mẹ nghèo nuôi con khỏe:

Tổ chức 3 cuộc thảo luận nhóm bà mẹ nghèo nuôi con khỏe (phụ lục 2)

ở từng xã can thiệp (mỗi thôn mời 1 người), có cán bộ y tế xã; CTVDD và trưởng thôn, già làng tham dự để chia xẻ kinh nghiệm về cách sử dụng, chế

biến các thực phẩm sẵn có giàu đạm nuôi con hàng ngày.

Sử dụng phương pháp thảo luận: "Cùng tham gia", chúng tôi nêu từng nội dung chính, khuyến khích từng bà mẹ chủ động phát biểu về tên các thực phẩm sẵn có giàu đạm ở địa phương; khả năng tự kiếm dễ hay khó; có thể mua ở chợ với số lượng ít hay nhiều; cách bảo quản, thời gian bảo quản; cách chế biến, thời gian chế biến; dễ hay khó thực hiện; nhóm tuổi nào của trẻ em sử dụng được từng món ăn trên. Sau đó, mời bà mẹ

nghèo nuôi con khỏe giới thiệu về cách nuôi dưỡng, chăm sóc con mình khỏe mạnh và có kiêng khem món ăn gì khi nuôi trẻ nói chung, khi trẻ bị ốm nói riêng. Tiếp theo mời các thành viên dự họp phát biểu. Cuối cùng mời già làng, trưởng bản cho ý kiến bổ sung và dặn dò bà con thực hiện. Sau buổi hội thảo, nghiên cứu sinh phối hợp với cán bộ y tế xã tổng hợp, in và gửi cho CTVDD phát tay tờ rơi về kết quả thảo luận nhóm cho các bà mẹ, cũng như người có uy tín tại từng xã can thiệp (bảng 3.13).

+ Tổ chức thực hành dinh dưỡng hàng tháng:

Hàng tháng vào một buổi nhất định theo lịch đã lập sẵn tại từng thôn, CTVDD mời bà mẹ đưa con từ 7 tháng đến dưới 5 tuổi đến tham dự buổi thực hành dinh dưỡng mẫu cho trẻ ăn tại chỗ, kết hợp tư vấn bà mẹ biết

cách sử dụng những thực phẩm sẵn có như nuôi trồng tại gia đình, hoặc dễ

kiếm được (quanh nhà, khe suối, dòng sông, bìa rừng, nương rẫy, dưới đất, gốc cây) hoặc nếu mua ở chợ thì cần mua những thực phẩm phù hợp điều kiện kinh tế khó khăn của bà mẹ. Mỗi bữa thực hành đều có thực phẩm sẵn có đủ 4 nhóm dinh dưỡng. Kinh phí hỗ trợ cho mỗi trẻ một lần thực hành là 2000 đồng. Kinh phí hoạt động tháng kế tiếp sẽ gửi trước cho chuyên trách dinh dưỡng xã ngay sau buổi thực hành để phát cho các CTVDD chủ động tổ chức tháng kế tiếp. Địa điểm thực hành sao cho thuận tiện bà mẹ đi lại dễ; như hội trường thôn; nhà trưởng thôn; nhà CTVDD hoặc trường học.

Các tháng đầu tiên, CTVDD mua và chế biến cho trẻ ăn. Các tháng tiếp theo, CTVDD cử lần lượt một vài bà mẹ tham gia đi chợ mua thực phẩm sẵn có, trực tiếp chế biến các món ăn cho trẻ dưới sự hướng dẫn của CTVDD cũng như sự giám sát hỗ trợ của nghiên cứu sinh, cán bộ y tế xã, trưởng thôn, già làng và cán bộ phụ nữ. Khuyến khích bà mẹ mua những loại thức ăn phổ biến tại địa phương theo mùa và thay đổi thường xuyên các món ăn tại các buổi thực hành mẫu. CTVDD hướng dẫn bà mẹ cách làm món chả chiên từ thực phẩm sẵn có giàu đạm cho tất cả trẻ em từ 7 tháng tuổi trở lên đều dùng được. Sử dụng các dụng cụ có sẵn tại gia đình như dùng nia, lá chuối lót ở dưới thớt để đảm bảo vệ sinh; dùng dao, thớt

để băm nhỏ thực phẩm; dùng chày, cối (để bà mẹ dễ bắt chước tại nhà) giã nhuyễn thực phẩm; kiểm tra bằng tay đã nhuyễn đều chưa, trước khi trộn ít bột ngũ cốc, rồi viên thành những viên nhỏ, cho vào soong (nồi) đã rán mỡ

(hoặc dầu) với hành, tỏi hay nén.

+ Giáo dục truyền thông bằng tiếng dân tộc thiểu số

Giáo dục truyền thông tích cực được tổ chức lồng ghép vào các buổi họp thôn do trưởng thôn, già làng mời, bố trí thời gian thích hợp cho

CTVDD truyền thông. Hai tháng đầu tiên năm 2010, nghiên cứu sinh phối hợp với chuyên trách dinh dưỡng xã trực tiếp truyền thông. Những tháng tiếp theo do CTVDD từng thôn thực hiện truyền thông bằng tiếng dân tộc thiểu số dưới sự hỗ trợ của chuyên trách dinh dưỡng. Trước khi truyền thông, CTVDD đã chuẩn bị bài truyền thông theo chủđềđã thống nhất trước bằng ngôn ngữ địa phương, với sự hỗ trợ của cán bộ y tế xã. Những chủ đề

này chính là những yếu tố liên quan SDDTE ở địa phương đã phát hiện qua

đợt điều tra và qua hội thảo trước đó, như: Tác hại của SDDTE; vì sao trẻ

em bị SDD và cách phòng chống hiệu quả; tầm quan trọng của thực phẩm sẵn có giàu đạm đối với phát triển trẻ em; vai trò của chất béo (dầu, mỡ)

đối với sức khỏe trẻ em; cách phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp; tác hại của việc cho trẻăn bổ sung không đúng lúc và không đúng cách.

+ Hội thi cộng tác viên dinh dưỡng:

Chúng tôi phối hợp với cán bộ y tế xã xây dựng kế hoạch trình lãnh

đạo xã ký để tổ chức hội thi CTVDD ở từng xã can thiệp, mời lãnh đạo Trung tâm Y tế, Phòng Y tế huyện Bắc Trà My; cán bộ chuyên trách dinh dưỡng huyện Bắc Trà My; lãnh đạo xã, các ban ngành, đoàn thể xã, trưởng thôn, già làng, CTVDD, toàn thể bà mẹ có con dưới 5 tuổi và trẻ em dưới 5 tuổi. Mỗi thôn chọn 1 CTVDD giỏi đại diện dự thi. Công tác tổ chức và triển khai hội thi do các ban ngành trong xã phụ trách, nhằm phát huy vai trò chủ động, tích cực của họ. Nội dung thi gồm 3 phần:

* Thi thực hành dinh dưỡng giỏi: Khuyến khích tận dụng những thức

ăn sẵn có giàu dinh dưỡng ở từng thôn bản để chế biến cho trẻăn tại chỗ. * Thi kiến thức: Hiểu biết chăm sóc dinh dưỡng (phụ lục 5).

* Thi chất lượng quá trình hoạt động: Kết quả giảm tỷ lệ SDDTE ở

+ Hội thi bà mẹ nuôi con khỏe:

Tương tự như hội thi CTVDD giỏi, lãnh đạo xã ban hành kế hoạch tổ

chức hội thi bà mẹ nuôi con khỏe. Chỉ khác nhau về thời gian, nội dung và

đối tượng tham gia thi là các bà mẹ nuôi con khỏe.Nội dung gồm 2 phần: * Thi thực hành dinh dưỡng giỏi:Khuyến khích tận dụng những thức

ăn giàu dinh dưỡng, sẵn có ở từng thôn bản để chế biến cho trẻ sử dụng * Thi kiến thức: Hiểu biết về phòng chống SDDTE (phụ lục 3). * Đánh giá kết quả hội thi (phụ lục 4).

- Các hoạt động hỗ trợ của dịch vụ y tế

+ Tẩy giun định kỳ hàng loạt:

Dùng Mebendazol (500 mg) của Công ty Mekophar.

Đối tượng và liều dùng: Trẻ từ 24 tháng đến 59 tháng tuổi, dùng 1 viên 500mg, tán nhỏ cho trẻ uống lúc 9 giờ sáng, cứ 6 tháng 1 lần; uống bụng đói, khi tổ chức bữa ăn thực hành dinh dưỡng cho trẻ vào các thời

điểm 5/2010; 11/2010; 5/2011 và 11/2011. Trước khi cho trẻ uống, cần hỏi kỹ bà mẹđã cho trẻ dùng thuốc tẩy giun tròn trong 6 tháng qua hay chưa và yêu cầu bà mẹ ký vào phiếu tẩy giun (phụ lục 8) cho con mình do CTVDD trong từng thôn quản lý, theo dõi.

+ Bổ sung vi chất dinh dưỡng cho trẻ:

Bổ sung sắt, axit folic (Adofex) và kẽm (Fargincol) cho trẻ em uống hàng ngày, mỗi ngày 1 lần liên tục 1 tháng, vào tháng 11/2010 và tháng 11/2011.

* Adofex (sắt ferrorous: 60 mg, axit folic: 1,5 mg, B12: 15 μg, B6: 3 mg). Liều dùng: trẻ em từ 7 tháng đến dưới 12 tháng tuổi: ½ viên/ngày; trẻ

* Farzincol (Farzincol Gluconate 70 mg, tương ứng 10 mg zinc). Liều dùng: trẻ em từ 7 tháng đến dưới 12 tháng tuổi: ½ viên/ ngày; trẻ em từ 1-5 tuổi: 1 viên/ngày sau ăn tối.

2.2.4.3. Đánh giá kết qu can thip

- Phân loại đánh giá:Đánh giá 2 giai đoạn giữa kỳ và cuối kỳ.

Đánh giá giữa kỳ đã tiến hành tháng 02/2011 với sự tham gia của cán bộ hướng dẫn đề tài, nghiên cứu sinh và nhóm điều tra viên.

Đánh giá cuối kỳ vào tháng 02/2012 được thực hiện theo quy trình nghiên cứu như giai đoạn 1. Lực lượng tham gia đánh giá cũng tương tự

như khi tham gia thu thập thông tin ban đầu.

- Công cụ: cùng các loại công cụ như đã sử dụng ở giai đoạn 1.

- Nội dung đánh giá: Các chỉ số về kết quả can thiệp, liên quan mục tiêu 2 đã nêu ở trên [53].

- Hiệu quả can thiệp: Chỉ số hiệu quả (CSHQ) và hiệu quả can thiệp (HQCT) được tính như sau:

P1 - P2

CSHQ = P1 x 100 [21]

Trong đó: P1 là tỷ lệ hiện mắc tại thời điểm trước can thiệp, P2 là tỷ

lệ hiện mắc tại thời điểm sau can thiệp.

Đo lường phần trăm (%) hiệu quả can thiệp (HQCT) nhờ chênh lệch chỉ số hiệu quả giữa nhóm can thiệp và nhóm đối chứng theo công thức:

HQCT (%) = CSHQNCT – CSHQNĐC [21].

Trong đó: CSHQNCT là chỉ số hiệu quả của nhóm can thiệp. CSHQNĐC là chỉ số hiệu quả của nhóm đối chứng.

Một phần của tài liệu Luận văn tiến sỹ -nghiên cứu thực trạng và kết quả can thiệp phòng chống dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc thiểu số tại huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)