Nam thời gian qua
Phần lớn nguồn nhân lực nước, ta tập trung chủ yếu ở ba khu vực: đồng bằng sông Hồng: 9,89 triệu người chiếm tỷ lệ 19,36% cả nước; đồng bằng sông Cửu Long có 11,61 triệu người, chiếm tỷ lệ 22,72% cả nước và Đông Nam Bộ là 7,96 triệu người, chiếm tỷ lệ 15,58% cả nước. Trong khi đó, khu vực Tây Nguyên, Tây Bắc số lượng nguồn nhân lực ít nhất: Tây Nguyên có 1,52 triệu lao động, chiếm tỷ lệ 2,98% cả nước và Tây Bắc 1,5 triệu lao động chiếm tỷ lệ 2,93% cả nước.
Bảng 9: Số lƣợng lao động phân bố theo vùng lãnh thổ
Đơn vị tính: Nghìn người Vùng 1995 2000 2005
Cả nước Đông Bắc Tây Bắc
Đồng bằng sông Hồng Bắc Trung Bộ
Duyên Hải Nam Trung Bộ Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
Đồng bằng sông Cửu Long
38955 5538 1238 7797 4995 3346 1128 6276 8637 45175 6480 1253 8946 5857 3832 1345 7150 10311 51083 7486 1492 9897 6790 4316 1525 7960 11671 Ngoài ra, sự phân bố nguồn nhân lực ở Việt Nam có đặc điểm là dân số và lao động nông thôn chiếm tỷ lệ rất lớn từ 65-75%. Năm 2000, dân số nông thôn chiếm 76%, dân số trong độ tuổi lao động ở nông thôn chiếm 65% tổng số nguồn nhân lực cả nước. Quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đã làm số lượng lao động nông thôn giảm nhanh. Tuy nhiên, theo dự báo đến năm 2020 số lao động trong độ tuổi ở nông thôn vẫn chiếm tỷ lệ lớn nguồn nhân lực của cả nước.
Đối với lao động kỹ thuật, mặc dù chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng lại phân bổ không đồng đều giữa các vùng, tỉnh, thành phố. Lao động có trình độ chuyên môn tập trung chủ yếu ở hai thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và hai vùng: đồng bằng sông Hồng (18% cả nước), Đông Nam Bộ (37% cả nước). Các vùng Tây Nguyên, Tây Bắc, đồng bằng sông Cửu Long chỉ chiếm tỷ trọng như trong tổng số lực lượng lao động kỹ thuật của cả nước. Sự phân bố bất hợp lý này còn thể hiện giữa các ngành: ngành nông lâm-nghiệp với hơn 65% lao động chỉ có khoảng 14% tổng số lao động có tình độ chuyên môn kỹ thuật. Khu vực dịch vụ chiếm hơn 52%; công nghiệp và xây dựng chiếm hơn 34% tổng số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật. trong khi lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật phục vụ nông nghiệp đã ít nhưng lại có tới 89% làm việc ở
cấp huyện; còn cấp xã hầu như không có. Bên cạnh đó, đa số cán bộ khoa học- công nghệ làm việc trong các cơ quan hành chính sự nghiệp của Nhà nước (chiếm 67,3%), trong đó ngành giáo dục chiếm 43%, các ngành kinh doanh chỉ chiếm 32,7%; trong khi tỷ lệ này ở Hàn Quốc là 48%, ở Thái Lan 58,2% và Nhật Bản là 64,4%. Trong số các cán bộ có trình độ trên đại học có tới 94% làm việc ở các trường đại học, các cơ quan trung ương và các thành phố lớn.
Sự mất cân đối trong đào tạo, chất lượng đào tạo chưa cao đã góp phần làm cho tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động ở thành thị và của lao động đã qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật tăng lên. Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị tăng lên còn do số học sinh các trường đại học và trung học chuyên nghiệp tốt nghiệp ra trường thường tìm cách ở lại thành phố lớn, làm gia tăng lực lượng thất nghiệp khu vực thành thị.
Bảng 10: Tỷ lệ thất nghiệp của lực lƣợng lao động trong độ tuổi khu vực thành thị.
Đơn vị tính: %
Nguồn: Niên giám thống kê 2006, Nxb. Thống kê, Hà Nội, tr.57.
Đối với đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ làm công tác nghiên cứu và phát triển thì tỷ lệ có trình độ sau đại học khá thấp. Trong số 13.388 cán bộ thuộc Vùng 2000 2002 2003 2004 2005 2006 Cả nước Đồng bằng sông Hồng Đông Bắc Tây Bắc Bắc Trung Bộ
Duyên hải Nam Trung Bộ Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
Đồng bằng sông Cửu Long
6,42 7,34 6,49 6,02 6,87 6,31 5,16 6,16 6,15 6,01 6,64 6,10 5,11 5,82 5,50 4,90 6,30 5,50 5,78 6,38 5,93 5,19 5,45 5,46 4,39 6,08 5,26 5,60 6,03 5,45 5,30 5,35 5,70 4,53 5,92 5,03 5,31 5,61 5,12 4,91 4,98 5,52 4,23 5,62 4,87 4,82 6,42 4,32 3,89 5,50 5,36 2,38 5,47 4,52
74 viện nghiên cứu thì số tiến sỹ khoa học và tiến sỹ là 1.299 người, chiếm tỷ lệ 9,7%; số thạc sỹ là 459 người, chiếm tỷ lệ 3,43%; số người mới tốt nghiệp đại học, cao đẳng là 6573 người chiếm tỷ lệ 49,1%. Số lao động trung cấp là 1399 người chiếm tỷ lệ 10,45%. Các trình độ khác là 2000 người, chiếm 21,57% (Theo số liệu của Dự án Rapore, Hà Nội, 1999). Như vậy, tỷ lệ cán bộ làm công tác nghiên cứu sáng tạo như trên thì chưa đáp ứng được nhiều so với yêu cầu đặt ra của kinh tế tri thức. ở Hàn Quốc, trong các viện nghiên cứu khoa học, công nghệ thì tỷ lệ cán bộ có trình độ tiến sỹ là 29,48%, thạc sỹ là 45,78%.
Theo một điều tra của Bộ Giáo dục Đào tạo đối với 65 trường đại học, cao đẳng trong cả nước thì tỷ lệ sinh viên các trường đại học cao đẳng có việc làm ngay sau tốt nghiệp là 78,2%; 7,25% đang đi học thêm và có tới 14,55% không có việc làm [4].
Cơ cấu ngành nghề đào tạo cũng như chất lượng đào tạo thấp cũng là những nguyên nhân chủ yếu làm ra tăng tỷ lệ nhân lực có trình độ đại học cao đẳng không có việc làm hoặc làm trái ngành nghề đào tạo. Điều này thể hiện rõ nét trong ngành công nghệ thông tin nhu cầu của thị trường lao động cần một số lượng lớn lao động về công nghệ phần mềm, mạng máy tính với mức lương cao thế nhưng sinh viên tốt nghiệp các chuyên ngành về công nghệ thông tin lại không đáp ứng được yêu cầu công việc do các chương trình đào tạo ở trường không bám sát với thực tế. Ngoài ra, do cơ cấu đào tạo bất hợp lý cho nên những ngành có số lượng đào tạo nhiều thì thị trường lao động lại không tiếp nhận hết như các ngành thuộc khối kinh tế, quản trị kinh doanh và luật, hàng năm có khoảng trên 200 ngàn sinh viên tốt nghiệp và có một phần lớn trong số đó làm không đúng ngành nghề đào tạo. Trong khi những ngành kỹ thuật hiện nay đang có nhu cầu lớn lại không có đủ lao động. Như vậy, nhân lực nơi thừa vẫn cứ thừa nơi thiếu vẫn cứ thiếu, gây ra thiệt hại “kép” cho xã hội.
2.2.1. Những thành tựu và nguyên nhân
2.2.1.1. Nguồn nhân lực chất lượng cao có tốc độ phát triển nhanh về số lượng
Số lượng nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật ở Việt Nam trong những năm vừa qua không ngừng tăng lên. Tỷ lệ lao động được đào tạo tăng nhanh, đặc biệt là đào tạo nghề ngày càng được mở rộng.
Bảng 11: Lực lƣợng lao động đƣợc đào tạo từ 2002-2006
Đơn vị tính: Nghìn người Năm Tổng số LĐ được đào tạo CNKT Sơ cấp THCN CĐ-ĐH Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 2002 1528.1 118.1 7.7 42.5 2.8 389.3 25.5 1020.7 66.8 2003 1694.0 142.2 8.4 60.4 3.6 360.4 21.3 1131.0 66.8 2004 2005.3 148.0 7.4 71.0 3.54 466.5 23.3 1319.8 65.8 2005 2161 196.8 9.1 76.8 3.6 500.3 23.2 1387.1 64.19 2006 2433.6 208.5 8.6 90.1 3.7 468.8 19.26 1666.2 68.45
Nguồn: Tổng cục tiêu chuẩn Việt Nam (2007), Chuyên san chất lượng vàng, (2).
Như vậy, lực lượng lao động được đào tạo có tốc độ tăng nhanh. Số lượng lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên có khoảng 2.318.000 người, riêng số người có học hàm GS, PGS là hơn 7.000 người. Có hơn 14 nghìn tiến sĩ chuyên ngành, 70 tiến sĩ khoa học; có hơn 16.000 thạc sỹ, có hơn 60.000 cán bộ làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, có khoảng 58.000 cán bộ giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng và THCN. Số sinh viên tốt nghiệp cao đẳng, đại học hàng năm cũng tăng lên rất nhanh từ 78.500 người năm 1996 tăng lên 162.500 người năm 2000 và tới năm 2006 con số sinh viên tốt nghiệp cao đẳng, đại học là 230.000 người.
Sự tăng lên khá nhanh của đội ngũ lao động có chuyên môn kỹ thuật ở Việt Nam những năm vừa qua cũng như triển vọng phát triển trong giai đoạn tới là do Đảng và Nhà nước rất quan tâm đầu tư nhân, tài, vật lực cho công tác đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Ngân sách Nhà nước dành cho giáo dục đào tạo đã tăng dần từ 11% tổng ngân sách Nhà nước năm 1996 lên 15% năm 2000 và đến năm 2006 ngân sách Nhà nước dành cho giáo dục đào tạo đã đạt 21% tổng ngân sách Nhà nước, đảm bảo đáp ứng hơn 70% nhu cầu cơ bản của giáo dục đào tạo. Cơ sở trường lớp đào tạo được sửa chữa, xây mới và trang bị thêm nhiều thiết bị dạy học và nghiên cứu khoa học; đội ngũ cán bộ giảng viên được tăng thêm cả về số lượng lẫn chất lượng đã nâng cao đáng kể năng lực đào tạo của các trường.
Năm học 2006 - 2007 tính cả hệ công lập và ngoài công lập cả nước có 139 trường đại học, 160 trường cao đẳng, 269 trường THCN, 196 trường dạy nghề và 180 trung tâm dạy nghề, hàng năm có thể tiếp nhận đào tạo khoảng hơn 120000 sinh viên đại học, hơn 100000 sinh viên cao đẳng và hàng chục vạn học sinh học nghề chính quy. Chỉ tiêu đào tạo nghề đã tăng từ 447000 năm 1997 lên 887000 năm 2001 và 1320000 năm 2006, tăng bình quân 18%/năm, trong đó đào tạo dài hạn tăng 23%/năm.
Từ năm 2002 đến 2006, xét về mặt tương đối số lượng công nhân kỹ thuật tăng từ 4,68 lên 5,92%, cán bộ trung cấp tăng từ 3,95% lên 4,98% và cán bộ có trình độ cao đẳng, đại học có mức tăng từ 2,4% lên 3,96%. Đây là xu hướng tăng trưởng rất tích cực trong phát triển nguồn nhân lực có trình độ phục vụ CNH- HĐH và kinh tế tri thức ở Việt Nam.
2.2.1.2. Mạng lưới các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao được hình thành và phát triển rộng khắp
ngành và chuyên ngành, 151 trường cao đẳng. Ngoài ra còn có 46 trường đại học dân lập. Năm học 2006-2007 số sinh viên tuyển mới là 224.226 người, số sinh viên đang theo học là 898.246 người.
Đối với đào tạo sau đại học, hiện nay nước ta có 135 cơ sở đào tạo tiến sĩ và thạc sỹ, trong đó có 109 cơ sở đào tạo tiến sĩ với 6 nhóm chuyên ngành: Khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, khoa học y dược, khoa học quân sự, khoa học nông nghiệp và khoa học kỹ thuật với quy mô tuyển sinh hàng năm đều tăng. Từ năm 1977 đến nay, chúng ta đã đào tạo và tổ chức bảo vệ luận án, luận văn và cấp bằng cho 1200 thạc sỹ, 5327 tiến sĩ chuyên ngành, 46 tiến sĩ khoa học [31]. Ngoài ra, chúng ta còn gửi đi đào tạo ở nước ngoài, đặc biệt là các nước phát triển nhiều sinh viên giỏi, xuất sắc theo học các chương trình đào tạo thạc sỹ, tiến sĩ chuyên ngành và tiến sĩ khoa học nhằm cung cấp đội ngũ nhân lực có trí tuệ cao phục vụ đắc lực tiến tình CNH-HĐH rút ngắn và phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam.
2.2.1.3. Đã xây dựng được mối quan hệ với đội ngũ trí thức Việt kiều và nước ngoài tạo cơ sở thu hút chất xám từ bên ngoài
Hiện nay, có khoảng hơn 400.000 trí thức Việt Nam đang sinh sống và làm việc ở gần 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, tập trung nhiều nhất ở các nước có trình độ khoa học công nghệ phát triển cao như Mỹ, Canada, Nhật, Pháp, Đức… và một số nước Đông âu.
Do được sống, đào tạo và lao động trong môi trường khoa học công nghệ hiện đại, tiên tiến của các nước phát triển nên nhiều trí thức Việt kiều có trình độ khoa học công nghệ cũng như năng lực quản lý rất cao trong nhiều ngành nghề đòi hỏi trình độ chuyên môn, kể cả những ngành mũi nhọn về KH-CN như tin học, viễn thông, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học, công nghệ nanô, tài chính ngân hàng, y tế… Hầu hết trí thức Việt kiều có tinh thần dân tộc cao, có lòng yêu nước, gắn bó tình cảm với quê hương, đất nước. Họ mong muốn đóng
góp phần công sức của mình giúp bà con họ hàng của mình phát triển kinh tế và tiến tới làm giàu. Vì vậy, trong nhiều năm qua nhất là từ khi đất nước thực hiện công cuộc đổi mới và có nhiều chính sách thông thoáng đối với bà con Việt kiều, đội ngũ nhân lực người Việt Nam ở nước ngoài đã có nhiều đóng góp tham gia tích cực vào sự nghiệp phát triển và hiện đại hoá đất nước.
2.2.2. Những hạn chế, bất cập và nguyên nhân
Nhìn chung số lượng nguồn nhân lực có chất lượng tuy tăng nhanh nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu để phát triển kinh tế tri thức.
Tay nghề, trình độ chuyên môn, kỹ năng làm việc thực tế của nguồn nhân lực nước ta còn rất hạn chế, chưa đáp ứng được các yêu cầu của quá trình CNH-HĐH và phát triển kinh tế tri thức. Điều đó được lý giải bởi một số nguyên nhân sau:
Thứ nhất, do dân trí thấp, tốc độ nâng cao dân trí diễn ra chậm. Thực tế là sau vài chục năm, Việt Nam đã nỗ lực để đạt được tỷ lệ hơn 90% dân số biết chữ, nhưng hiện nay lại đang diễn ra quá trình tái mù chữ nghiêm trọng. Nhất là ở các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa có xã số người mù chữ lên tới hơn 70%; trong số trẻ em ở độ tuổi đi học chỉ có hơn 50% trẻ em học hết cấp I. Trong khi những trẻ em này trong vòng 1-2 thập kỷ nữa lẽ ra phải trở thành nguồn nhân lực chính của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước và tiến vào kinh tế tri thức.
Thứ hai, tỷ lệ lao động được đào tạo thấp, tình trạng lao động làm việc trái nghề còn phổ biến. Tính đến cuối năm 2005, số người được đào tạo chỉ mới chiếm 29,5% tổng số lao động của cả nước và hiện vẫn còn 3,1% lao động không biết chữ. Trong cơ cấu đội ngũ lao động ở các ngành sản xuất của nước ta, đội ngũ công nhân và lao động giản đơn chiếm 82%, đội ngũ lao động làm công tác phát minh, sáng chế, đổi mới kỹ thuật, công nghệ chỉ chiếm 18% trong khi tỷ lệ tương ứng ở các nước phát triển là 28% và 72% [1].
được đào tạo thấp thì tình trạng đào tạo rồi nhưng không có việc làm hoặc phải làm trái ngành, trái nghề vẫn tiếp tục diễn ra: Có tới 30% lao động có trình độ đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp không làm việc đúng ngành nghề đã đào tạo, 2,2% lao động đã được đào tạo chuyên môn kỹ thuật nhưng chưa có việc làm. Đặc biệt tỷ lệ lao động làm việc trái ngành nghề đã đào tạo cao nhất là nhóm ngành nông, lâm, ngư nghiệp ở các trường THCN: Chỉ có trên 40% lao động làm việc đúng nghề. Đối với sinh viên các khoa này ở các trường đại học chỉ có 20% là làm việc đúng ngành nghề đào tạo. Trong số lao động chuyển đổi ngành nghề chỉ có 42,5% lao động được đào tạo lại. Tình trạng này làm cho chất lượng nguồn nhân lực càng bị hạn chế.
Thứ ba, trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý hành chính nhà nước còn bất cập. Đội ngũ cán bộ quản lý hành chính nhà nước chịu trách nhiệm vận hành, điều khiển các hoạt động kinh tế xã hội của đất nước. Đây là một bộ phận nhân lực rất quan trọng không thể thiếu đối với sự nghiệp CNH-HĐH và phát triển kinh tế tri thức. Trong những năm qua, chất lượng đội ngũ cán bộ đã được củng cố nâng lên nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác trong tình hình mới. Tuy vậy,