Căn cứ vào chứng từ kế toán hàng ngày kế toán sẽ tiến hành ghi sổ chi tiết các tài khoản
Biểu mẫu số 20 Sổ chi tiết tài khoản 6411
Công ty Cổ phần thiết bị Khoa học Kỹ Thuật Biển Đông SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN
Từ ngày 01/5/2013 đến ngày 30/5/2013 Tài khoản 6411: Chi phí nhân viên Chứng từ
Diễn giải Tk/đư Phát sinh
Mã Ngày Số Ps Nợ Ps có
- - Số dư đầu kỳ
PC 20/5/2013 105 Thanh toán tiền công tác
phí cho bộ phận bán hàng 1111 5 500 000
PK 30/5/2013 106 Lương phải trả của bộ
phận bán hàng 334 47 000 000 PK 30/5/2013 110 Kết chuyển chi phí bán hàng 9111 52 500 000 - - Cộng phát sinh trong kỳ 52 500 000 52 500 000 - - Số dư cuối kỳ Ngày 30 tháng 5 năm 2013 Kế toán ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên)
Biểu mẫu số 21: Sổ chi tiết tài khoản 6413
Công ty Cổ phần thiết bị Khoa học Kỹ Thuật Biển Đông SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN
Từ ngày 01/5/2013 đến ngày 30/5/2013 Tài khoản 6413: Chi phí dụng cụ, đồ dùng Chứng từ
Diễn giải Tk/đư Phát sinh
Mã Ngày Số Ps Nợ Ps có
- - Số dư đầu kỳ
PC 5/5/2013 10 2
Chi phí thiết bị máy văn phòng dùng cho bộ phận bán hàng 1111 25800 0 PK 30/5/2013 11 0 Kết chuyển chi phí bán hàng 9111 258 000 - - Cộng phát sinh trong kỳ 2580 00 258 000 - - Số dư cuối kỳ Ngày 30 tháng 5 năm 2013 Kế toán ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên)
Biểu mẫu số 22. Sổ chi tiết tài khoản 6417 Công ty Cổ phần thiết bị Khoa học Kỹ Thuật Biển Đông SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN
Từ ngày 01/5/2013 đến ngày 30/5/2013 Tài khoản 6417: Chi phí dịch vụ mua ngoài
Chứng từ Diễn giải Tk/đư Phát sinh
Mã Ngày Số Ps Nợ Ps có
- - Số dư đầu kỳ
PC 07/5/2013 10 3
Thanh toán tiền điện phục vụ
cho bộ phận bán hàng 1111 89 575
PC 16/5/2013 10 4
Thanh toán tiền điện thoại
phục vụ cho bộ phận bán hàng 1111 257 125 PK 30/5/2013 11 0 Kết chuyển chi phí bán hàng 9111 346 700 - - Cộng phát sinh trong kỳ 346 700 346 700 - - Số dư cuối kỳ Ngày 30 tháng 5 năm 2013 Kế toán ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) 2.2.3. Kế toán tổng hợp về chi phí bán hàng
Căn cứ vào các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán tiến hành lập phiếu chi và ghi sổ cái tài khoản 641
Biểu mẫu số 23: Sổ cái tài khoản 641
Công ty Cổ phần thiết bị Khoa học Kỹ Thuật Biển Đông SỔ CÁI TÀI KHOẢN
Từ ngày 01/5/2013 đến ngày 30/5/2013 Tài khoản 641: Chi phí bán hàng
Chứng từ Diễn giải Tk/đư Phát sinh
Mã Ngày Số Ps Nợ Ps có
- - Số dư đầu kỳ
PC 5/5/2013 10 2
Chi phí thiết bị máy văn phòng dùng cho bộ phận
bán hàng 1111 258 000
PC 7/5/2013 10 3
Thanh toán tiền điện phục
vụ cho bộ phận bán hàng 1111 89 575
PC 16/5/2013 10 4
Thanh toán tiền điện thoại phục vụ cho bộ phận bán
hàng 1111 257 125
PC 20/5/2013 10 5
Thanh toán tiền công tác
phí cho bộ phận bán hàng 1111 5 500000 PK 30/5/2013
10 6
Lương phải trả của bộ phận
bán hàng 334 4700000 0 PK 30/5/2013 11 0 Kết chuyển chi phí bán hàng 9111 53104700 - - Cộng phát sinh trong kỳ 5310470 0 53 104700 - - Số dư cuối kỳ Ngày 30 tháng 5 năm 2013 Kế toán ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) CHƯƠNG 3:
HOÀN THIỆN KẾ TOÁN BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ KHOA HỌC KỸ THUẬT BIỂN ĐÔNG
3.1. Đánh giá chung về thực trạng kế toán bán hàng tại Công ty vàphương hướng hoàn thiệnphương hướng hoàn thiện phương hướng hoàn thiện
Sau một thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần thiết bị Khoa học Kỹ Thuật Biển Đông , được tìm hiểu và tiếp xúc với công việc quản lý nói chung và công việc kế toán bán hàng nói riêng cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thị trường em nhận thấy sự cần thiết của nghiệp vụ kế toán nói chung và nghiệp vụ kế toán bán hàng nói riêng là một nhu cầu tất yếu và cần thiết .
3.1.1. Ưu điểm
Công ty rất chú trọng đến việc bảo quản hàng hoá, vì đây là những loại hàng hoá có giá trị lớn, hệ thống kho bãi đảm bảo chất lượng và số lượng của hàng hoá.
- Kế toán bán hàng ghi chép tình hình biến động sản phẩm một cách kịp thời, rõ ràng, đầy đủ, chính xác và hợp lý. Đây là kết quả của quá trình làm việc cần cù, sáng tạo và có trách nhiệm của bộ phận kế toán bán hàng.
Công ty thường xuyên tổ chức hướng dẫn, kiểm tra công tác ở các đơn vị nội bộ công ty nhằm phát hiện kịp thời những khuyết điểm tồn tại của kế toán đơn vị trực thuộc để kế toán đơn vị thực hiện đúng, đầy đủ, thống nhất trong toàn công ty.
Việc tổ chức hạch toán tiêu thụ hàng hoá cũng như công tác kế toán nói chung của doanh nghiệp đã đáp ứng được nhu cầu của công ty đề ra. Vì vậy trong quá trình hạch toán đã hạn chế được những sai sót, đảm bảo tính trung thực, hợp lý và khách quan.
Nhìn chung công tác kế toán tiêu thụ hàng hoá của Công ty khoa học và hợp lý.
Bên cạnh những mặt mạnh , nhữn ưu điểm công tác kế toán của công ty vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế nhất định cần được khắc phục như:
+ Trong công tác quản lý hàng hoá, kế toán chưa mở sổ chi tiết theo dõi cho từng loại hàng hoá nên gây khó khăn cho việc theo dõi tình hình nhập- xuất- tồn kho hàng hoá trong kỳ.
+ Kế toán doanh nghiệp không theo dõi riêng chi phí thu mua nên không thể phân bổ chi phí thu mua theo quá trình tiêu thụ hàng hoá làm cho giá vốn hàng hoá không đầy đủ.
Trong doanh nghiệp thương mại thì giá của hàng hoá phải được hạch toán thành hai bộ phận riêng biệt, đó là giá mua và chi phí mua. Việc kế toán doanh nghiệp hạch toán chung như vậy làm cho giá vốn hàng bán không chính xác.
+ Kế toán công nợ của công ty hiện nay còn nhiều hạn chế dẫn đến phát sinh công nợ dây da khó đòi, công nợ không có khả năng thanh toán, ảnh h- ưởng đến vốn kinh doanh của công ty. Công ty chưa trích lập khoản dự phòng phải thu khó đòi.
+ Về chính sách khuyến khích tiêu thụ: Đẩy mạnh việc tiêu thụ hàng hoá là một trong những mục tiêu của công ty đặt ra nhằm không ngừng mở rộng quy mô kinh doanh, chiếm lĩnh thị trường, tăng nhanh vòng luân chuyển vốn và ngày càng thu được lợi nhuận cao. Tuy nhiên, hiện nay công ty chưa có chính sách mạnh trong khuyến khích tiêu thụ như: Chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán.
+ Về việc dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam để giảm bớt rủi ro công ty có thể lập dự phòng cho một khoản thiệt hại có thể xảy ra trong tương lai. Dự phòng thực chất là một khoản chi phí đ- ược ghi nhận trước nhưng chưa xảy ra, có thể có được nguồn bù đắp cho những thiệt hại có thể xảy ra. Hiện nay Công ty vẫn chưa tiến hành lập dự phòng cho hàng tồn kho. Vì vậy công ty nên tiến hành lập dự phòng cho hàng
tồn kho của hàng hoá
3.2. Các giải pháp hoàn thiện kế toán bán hàng tại Công ty Cổ phần thiếtbị Khoa học Kỹ Thuật Biển Đôngbị Khoa học Kỹ Thuật Biển Đông bị Khoa học Kỹ Thuật Biển Đông
Biện pháp giảm chi phí:
– Chi phí giá vốn hàng bán vẫn rất cao mà phần lớn là do giá hàng nhập vào cao. Công ty cần tích cực tìm thị trường cung ứng hàng hóa ổn định tránh sự biến động quá lớn về giá. Hạ thấp chi phí đầu vào như chi phí thu mua,…
– Có biện pháp để cán bộ công nhân viên tự giác tiết kiệm các chi phí gián tiếp như điện, nước, điện thoại…
Về công tác bán hàng:
– Tổ chức tốt khâu kiểm tra và bảo quản sản phẩm.
– Định kỳ, tổ chức Hội nghị khách hàng, gửi phiếu để thu nhận ý kiến đóng góp của khách hàng để cải tiến sản phẩm đưa sản phẩm đến gần người tiêu dùng hơn.
Về công tác hạch toán kế toán
Công ty nên sử dụng phần mềm vào công tác hạch toán kế toán, để giảm thiểu tối đa thời gian cho bộ phận kế toán, và mang lại hiệu quả cao trong công việc hạch toán kế toán
Chi phí thu mua được tập hợp vào TK 156(2), sau đó phân bổ dần cho hàng tiêu thụ và hàng tồn kho, để đánh giá được chính xác giá vốn hàng bán
Để đảm bảo cho hoạt đông sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao nhất, công ty nên khắc phục những nhược điểm còn tồn tại trên. Có làm được diều đó thì công tác kế toán của doanh nghiệp mới thực sự trở thành công cụ đắc lực trong quản lý và quản lý hạch toán kinh tế của doanh nghiệp.
Về chính sách khuyến khích tiêu thụ:
Hiện nay Công ty chưa áp dụng hình thức chiết khấu thanh toán để khuyến khích khách hàng. Thiết nghĩ nếu Công ty áp dụng triệt để chính sách
này thì sẽ hấp dẫn khách hàng hơn, vì vậy sẽ thiết lập được mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Nếu khách hàng chấp nhận thanh toán sớm thì công ty sẽ áp dụng mức chiết khấu 2% đối với tổng giá trị tiền hàng.
Về việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho:
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam để giảm bớt rủi ro, Công ty có thể lập dự phòng cho một khoản thiệt hại có thể xảy ra trong tương lai. Dự phòng là khoản dự tính trước để đưa vào chi phí kinh doanh phần giảm giá trị bị giảm xuống thấp hơn giá trị đã ghi sổ kế toán của hàng tồn kho. Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho nhằm bù đắp các khoản thiệt hại thực tế xảy ra do hàng hoá tồn kho bị giảm giá đồng thời cũng để phản ánh đúng giá trị thuần hàng tồn kho của Công ty khi lập báo cáo tài chính và cuối kỳ kế toán năm.
+ Nguyên tắc lập dự phòng:
Cuối kỳ kế toán năm, khi giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc thì phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Khi lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải được thực hiện theo đúng các quy định của chuẩn mực số 02 - Hàng tồn kho và chế độ tài chính Doanh nghiệp hiện hành.
Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập là số chệnh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng. Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được thực hiện trên cơ sở của từng mặt hàng tồn kho.
Việc ước tính giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho phải dựa trên bằng chứng tin cậy thu nhập được tại thời điểm ước tính. Việc ước tính này phải tính đến sự biến động của giá cả hoặc chi phí trực tiếp liên quan đến các sự kiện diễn ra sau ngày kết thúc năm tài chính, mà các sự kiện này đ- ược xác nhận với các điều kiện có ở thời điểm ước tính.
Cuối kỳ kế toán năm, phải thực hiện đánh giá mới về giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho cuối năm đó. Trường hợp cuối kỳ kế toán năm nay, nếu khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập thấp hơn
khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán năm trước thì số chênh lệch lớn hơn phải được hoàn nhập để đảm bảo cho giá trị của hàng tồn kho phản ánh trên báo cáo tài chính là theo giá gốc.
Theo quy định của chế độ tài chính hiện hành, việc trích lập các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho không được vượt quá số lợi nhuận phát sinh của Công ty (sau khi đã hoàn nhập các khoản trích lập dự phòng năm trước) với các điều kiện sau:
- Chỉ những hàng hóa tồn kho tại thời điểm lập báo cáo tài chính có giá thị trường thấp hơn giá trị ghi trên sổ kế toán.
- Hàng hoá là mặt hàng kinh doanh và thuộc quyền sở hữu của Công ty. - Có chứng từ, hoá đơn hợp lý, hợp lệ hoặc các chứng từ khác chứng minh giá vốn hàng tồn kho.
- Các hàng hoá tồn kho khi không đủ các điều kiện trên thì không được lập dự phòng.
+ Tài khoản sử dụng: TK 159: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho. + Phương pháp hạch toán :
Cuối niên độ kế toán nếu có những chứng cứ chắc chắn về giá trị thực tế của hàng tồn kho thấp hơn giá trị thị trường, kế toán lập dự phòng giảm giá hàng hoá:
Nợ TK 632 Có TK 159
Trong những năm tiếp theo, khi có chênh lệch về khoản dự phòng đã lập thì kế toán sẽ tiến hành hạch toán như sau:
• Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập cuối kỳ kế toán năm nay lớn hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán năm trước thì số chênh lệch lớn hơn được lập thêm, kế toán ghi:
Nợ TK 632 Có TK 159
• Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập cuối kỳ kế toán năm nay nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán năm trước thì số chênh lệch nhỏ hơn được hoàn nhập, kế toán ghi:
Nợ TK 159 Có TK 632
• Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập cuối kỳ kế toán năm nay không thay đổi so với khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán năm trước thì không cần ghi sổ.
Về việc lập dự phòng phải thu khó đòi:
Quá trình bán hàng phát sinh công nợ phải thu, nhưng không thu được do khách hàng làm ăn thua lỗ, phá sản….Hàng năm công ty chưa trích lập dự phòng phải thu khó đòi nhằm tạo một khoản dự phòng khi giải quyết công nợ phải thu không được ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh toàn công ty. Cần thực hiện việc trích lập dự phòng như chế độ cho phép, khoản trích lập dự phòng không vượt quá số lợi nhuận đơn vị đạt được và ghi vào chi phí quản lý doanh nghiệp trên cơ sở dự tính các khoản phải thu khó đòi không có khả năng đòi được trong năm quyết toán. cuối năm khi trích lập đơn vị ghi
Nợ TK 642(6426) :chi phí dự phòng.
Có TK 139 :dự phòng phải thu khó đòi.
Trong kỳ hạch toán phát sinh khoản phải thu khó được xử lý, kế toán ghi. Nợ TK 642 (số tiền phải thu khó đòi được xử lý)
Có TK131, 138 :phải thu khách hàng, phải thu khác.
Đồng thời mở sổ theo dõi khoản này vào tài khoản 004 ngoài bảng. Nợ TK 004
Cuối niên độ kế toán hoàn nhập toàn bộ khoản dự phòng đã trích cuối năm trước và trích lập dự phòng cho năm sau:
Nợ TK139 (Hoàn nhập toàn bộ khoản dự phòng khó đòi) Có Tk 711 :thu nhập khác.
Nợ TK 642 :trích lập dự phòng cho năm sau. Có TK139
Nghiệp vụ kế toán bán hàng là một phần việc cơ bản , quan trọng không thể thiếu trong doanh nghiệp vì nó quyết định đến chất lượng toàn bộ công tác kế toán trong doanh nghiệp vì vậy việc hoàn thiện tổ chức kế toán bán hàng là việc bức thiết cần phải làm.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu chuyên đề này chúng ta thấy rằng kế toán bán hàng giữ một vai trò hêt sức quan trọng trong công tác kế toán tại các doanh