3.8.1 Nguyên tắc
CO2 tự do trong nước được xác định bằng phương pháp trung hòa với dung dịch NaOH tiêu chuẩn và phenolphthalein làm chất chỉ thị để xác định điểm tương đương CO2 + NaOH = NaHCO3 (7.6)
Khi phản ứng (7.6) đạt điểm tương đương, một giọt dư dung dịch NaOH sẽ làm cho môi trường có tính kiềm yếu (pH 8-10) phenolphthalein sẽ chuyển từ không màu sang màu hồng. Muốn có kết quả chính xác ta phải dùng dung dịch đệm có pH tiêu chuẩn bằng 8,3 để theo dõi sự chuyển màu của phenolphthalein mà xác định chính xác điểm tương đương của phản ứng
3.8.2 Phương pháp thu và bảo quản mẫu
Thu mẫu trong chai nút mài trắng 125 mL, cố định mẫu bằng 0,5mL Chloroform
3.8.3 Chuẩn bị hóa chất
- Dung dịch NaOH tiêu chuẩn 0,1N: Hòa tan ống chuẩn NaOH 0,1N với nước cất thành 1000mL
- Dung dịch NaOH 0,01N: Hòa tan 100mL dung dịch NaOH 0,1N với nước cất thành 1000mL.
- Dung dịch đệm pH= 8,3: Dung dịch Na2B4O7 0,05M: Hòa tan 1,91g Na2B4O7.10H2O với nước cất thành 100mL.
- Dung dịch H3BO3 0,2M: Hòa tan 1,24 g H3BO3 với nước cất thành 100mL.
- Lấy 20mL dung dịch Na2B4O7 0,05M cho vào 30mL dung dịch H3BO3 0,2M. Ta sẽ được dung dịch đệm có pH=8,3.
- Dung dịch chỉ thị phenolphthalein 1%: Hòa tan 1g chỉ thị phenolphthalein (C20H14O4) trong 100mL cồn 600.
3.8.4 Tiến hành
Dùng bình tam giác 100mL, lần lượt cho vào bình các hóa chất như sau (Bảng 7.5): Bảng 7.5. Các bước tiến hành phân tích hàm lượng CO2
Bình 1 Bình 2
1. 50mL dung dịch đệm pH= 8,3 2. 3 giọt chỉ thị phenolphthlein,
lắc đều, dung dịch có màu hồng nhạt.
1. 50mL mẫu nước.
2. 3 giọt chỉ thị phenolphthlein, lắc đều, dung dịch không màu.
3. Dung dịch NaOH 0,01N chuẩn độ từ từ cho đến khi dung dịch trong bình có màu hồng nhạt giống như bình 1 thì dừng lại ( màu hồng chỉ bền trong 1 phút). Ghi thể tích V1 (mL) dung dịch NaOH 0,01N đã sử dụng.
4. Làm lại các bước 1 đến 4 một lần nữa ghi thể tích V2 (mL) dung dịch NaOH 0,01N sử dụng. 5. Tính VTB = (V1 + V2)/2.
166 3.8.5 Tính kết quả