IV. QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
3. Việc quyết định trợ giảng, nhiệm vụ, quyền và chế độ phụ cấp của trợ giảng được quy định trong Quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường.
trong Quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường.
Ví dụ về cơ cấu tổ chức Đai học Quốc gia Hà nội
ĐHQGHN có cơ cấu tổ chức đặc biệt gồm 3 cấp quản lý hành chính:
- ĐHQGHN là đầu mối được giao các chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước hàng năm, có tư cách pháp nhân, có con dấu mang hình quốc huy.- Các trường đại học, viện nghiên cứu khoa học thành viên, các khoa, trung tâm nghiên cứu, đơn vị trực thuộc ĐHQGHN là các đơn vị cơ sở có tư cách pháp nhân độc lập, có con dấu và tài khoản riêng.
- Các khoa, phòng nghiên cứu thuộc trường đại học, viện nghiên cứu
Sơ đồ Tổ chức
Hình 18. Cơ cấu tổ chức của Đại học Quốc gia Hà Nội gồm có:
1. Các trường đại học thành viên: Là những cơ sở đào tạo đại học, sau đại học và nghiên cứu khoa học, công nghệ về một hoặc một số lĩnh vực chuyên môn, kinh tế xó hội liên quan với nhau.
2. Các viện nghiên cứu khoa học - công nghệ thành viên: Là những cơ sở nghiên cứu khoa học, công nghệ và đào tạo sau đại học về một hoặc một số lĩnh vực khoa học, công nghệ liên quan với nhau.
3. Các khoa trực thuộc: Là những đơn vị đào tạo đại học, sau đại học và nghiên cứu khoa học, công nghệ về một số ngành thuộc một lĩnh vực chuyên môn kinh tế - xã hội.
4. Các trung tâm nghiên cứu khoa học và trung tâm đào tạo: Là những đơn vị thực hiện một số nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu, dịch vụ, chuyển giao khoa học - công nghệ đáp ứng yêu cầu kinh tế - xã hội đặt ra.
5. Các đơn vị phục vụ: Là những đơn vị có chức năng tổ chức và quản lý một hoặc một số lĩnh vực công tác nhằm phục vụ cho công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng của Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Văn phòng và các ban chức năng thuộc khối cơ quan Đại học Quốc gia Hà Nội: Là những cơ quan có chức năng tham mưu và giúp việc cho Giám đốc ĐHQGHN quản lý và tổ chức thực hiện một hoặc một số lĩnh vực công tác của Đại học Quốc gia Hà Nội.
7. Hội đồng Khoa học và Đào tạo của Đại học Quốc gia Hà Nội là cơ quan tư vấn cho Giám đốc ĐHQGHN về công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học - công nghệ.
8. Hội đồng ngành (liên ngành) là cơ quan tư vấn cho Giám đốc ĐHQGHN về công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học - công nghệ thuộc lĩnh vực chuyên môn của một ngành hoặc một số ngành khoa học có quan hệ mật thiết với nhau ở Đại học Quốc gia Hà Nội.
Hội đồng ngành (liên ngành) nằm trong hệ thống Hội đồng Khoa học và Đào tạo Đại học Quốc gia Hà Nội, có trách nhiệm đề xuất các phương hướng chiến lược phát triển ngành (liên ngành), cụ thể hoá các kết luận của Hội đồng Khoa học và Đào tạo Đại học Quốc gia Hà Nội vào trong lĩnh vực chuyên môn của ngành (liên ngành).
4.4. Các mô hình phân cấp trong quản lý giáo dục đại học
các nước trên thế giới
Hệ thống giáo dục nói chung và hệ thống giáo dục đại học nói riêng hình thành và phát triển trong quá trình phát triển của đời sống xã hội với nhiều phương thức quản lý đa dạng tùy thuộc vào thể chế chính trị-nhà nước; trình độ phát triển xã hội và truyền thống văn hóa… Vì vậy, tổ chức quản lý phân quyền trong GDĐH ở các nước nói chung không giống nhau. Thường có 4 kiểu phân quyền ra quyết định của các cấp: Chính phủ, Bộ; Trường ĐH, Bộ môn.
Kiểu 1. Điển hình là Châu Âu lục địa, phân quyền theo thứ tự:
Bộ môn; Chính phủ/Bộ; Trường ĐH
Kiểu 2. Điển hình là Anh, phân quyền theo thứ tự:
Bộ môn, Trường ĐH; Chính phủ/Bộ.
Kiểu 3. Điển hình là Mĩ phân quyền theo thứ tự:
Trường ĐH; Bộ môn,; Chính phủ/Bộ.
Kiểu 4. Điển hình là Liên xô (cũ) và Việt Nam, Đông Âu và Bắc Âu ( Phần lan, Na uy) ...phân quyền theo thứ tự :
Chính phủ; Trường ĐH; Bộ môn
Cấp (I) (II) (III) (VI)
Trường ĐH
Bộ môn
Châu Âu Anh Mĩ Liên xô (cũ)
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH
1. Luật Giáo dục 2005. NXB Chính trị quốc gia Hà nội-2006
2. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam. Điều lệ trường đại học