Đánh giá hiệu quả hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán tại công ty chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH PHÁT HÀNH CHỨNG KHOÁN TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (Trang 26 - 29)

tại công ty chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Bảo lãnh phát hành chứng khoán là một nghiệp vụ vô cùng quan trọng và cần thiết. Bảo lãnh phát hành đem lại thành công lớn cho đợt phát hành, nó đóng vai trò “bà đỡ” cho việc huy động vốn. Thế nhưng ở Việt Nam nói chung và ở công ty BSC nói riêng hoạt động bảo lãnh phát hành còn rất hạn chế.

Dịch vụ bảo lãnh phát hành ở BSC là hỗ trợ các doanh nghiệp huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán bao gồm : tư vấn phát hành lần đầu, phát hành thêm và tư vấn thủ tục pháp lý cần thiết cho đợt phát hành.

Do nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán là nghiệp vụ vô cùng mới mẻ ở Việt Nam nên việc triển khai thực hiện nghiệp vụ này ở các công ty chứng khoán còn rất sơ khai. Hiện nay, tại BSC cũng chỉ mới thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành cho Trái phiếu Chính phủ mà chưa thực sự thực hiện một đợt bảo lãnh trái phiếu công ty hay đợt bảo lãnh cổ phiếu nào.

Về Trái phiếu Chính phủ, đến năm 2002 công ty BSC mới thực hiện bảo lãnh. Khối lượng bảo lãnh qua các năm được thể hiện như sau:

Biểu đồ 1 : Khối lượng bảo lãnh Trái phiếu Chính phủ qua các năm của Công ty BSC

(Nguồn: Báo cáo thống kê của Công ty BSC)

Qua biểu đồ trên ta nhận thấy rằng công ty đã có những bước tiến đáng kể khi gia nhập thị trường Trái phiếu Chính phủ thông qua bảo lãnh phát hành. Từ năm 2002, khối lượng bảo lãnh mới chỉ là 635,5 tỷ đồng mà đến năm 2003 khối lượng bảo lãnh tăng lên là 826,23 tỷ đồng và đến năm 2004, tổng khối lượng bảo lãnh là 1895,7 tỷ đồng gấp gần 3 lần năm 2002 và gấp 2,3 lần năm 2003. Tuy nhiên điều này cũng chỉ cho ta thấy được khối lượng bảo lãnh của BSC được nâng cao nhưng chưa đủ để đánh giá khả năng tham gia bảo lãnh phát hành của BSC trên thị trường Trái phiếu Chính phủ. Muốn biết phải xem xét đến thị phần bảo lãnh của BSC qua biểu đồ sau:

Năm 2003 Năm 2004

Năm 2003, thị phần bảo lãnh phát hành của BSC chỉ chiếm 10% tổng khối lượng trái phiếu Chính phủ phát hành song đến năm 2004 thị phần đã tăng lên là 15 % chứng tỏ BSC đã có những bước tiến lớn khi tiến hành thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành Trái phiếu Chính phủ.Tuy chỉ chiếm 15% tổng khối lượng phát hành Trái phiếu Chính phủ nhưng Công ty BSC chỉ chịu đứng sau Công ty chứng khoán Bảo Việt, công ty chứng khoán Ngân hàng Ngoại Thương, công ty chứng khoán Ngân hàng Công Thương.

Về phí bảo lãnh Trái phiếu Chính phủ thì được quy định cụ thể theo khối lượng tham gia bảo lãnh.

Bảng 2 : Phí bảo lãnh Quy mô phát hành (Tỷ đồng) Phí bảo lãnh Dưới 50 tỷ 0,15% 50 – 70 tỷ 0,16% 70 – 100 tỷ 0,18% Từ 100 tỷ trở lên 0,2%

Do khối lượng bảo lãnh phát hành Trái phiếu Chính phủ của BSC lần lượt tăng qua các năm, chính vì vậy phí bảo lãnh của công ty cũng được tăng lên tương ứng.

Đến nay, nghiệp vụ bảo lãnh phát hành Trái phiếu Chính phủ của BSC vẫn được thực hiện đều đặn, cứ “đến hẹn lại lên” hai lần một tháng và đây cũng là nguồn thu chính của BSC trong hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán.

Công ty BSC vẫn chưa tiến hành bảo lãnh phát hành Trái phiếu công ty hay thực hiện bảo lãnh phát hành cổ phiếu ra công chúng. Có nhiều lý do để có thể giải thích nhưng chủ yếu là do công ty không đủ vốn để đáp ứng yêu cầu giá trị bảo lãnh tối đa là 30% vốn tự có của Công ty, trong khi đó hợp đồng bảo lãnh thì rất lớn. Tuy BSC không tham gia một cách đầy đủ trong quy trình của nghiệp vụ bảo lãnh nhưng BSC cũng đã thực hiện được một số bước trong quy trình này như tư vấn thủ tục pháp lý cần thiết cho đợt phát hành, lập các bảng công bố thông tin, tư vấn chiến lược sử dụng nguồn vốn, tư vấn tái cơ cấu tài

chính của doanh nghiệp, xác định thời điểm thuận lợi cho đợt phát hành, tư vấn quy trình huy động vốn phù hợp với quy định của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước… Cũng đã có nhiều doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ này của BSC như Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Công ty hợp tác và xuất nhập khẩu (Savimex), Công ty xây dựng và kinh doanh vật tư( C&T), Nông trường sông Hậu, Công ty kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam…Và cũng chính BSC là công ty đã đưa Công ty cổ phần Bông Bạch Tuyết lên niêm yết tại Trung tâm giao dịch Chứng khoán TPHCM.

Ngoài ra, BSC còn làm đại lý phát hành cổ phiếu cho một số công ty chưa niêm yết như Công ty Hoa Việt, Công ty cổ phần giấy tập Lệ Hoa, Công ty cổ phần Địa ốc Sài Gòn…

Công ty chứng khoán BSC còn đứng ra tổ chức bán đấu giá cổ phiếu cho 32 doanh nghiệp và mới đây là cuộc bán đấu giá thành công của Công ty cổ phần sữa Việt Nam ( Vinamilk) làm lợi cho Nhà nước 400 tỷ đồng.

Như vậy rõ ràng BSC rất có tiềm năng trong nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán. Tuy nhiên do vốn ít và cũng do nhiều yếu tố khách quan tác động đã làm nghiệp vụ này chưa thực sự được đẩy mạnh không những tại BSC mà là tình trạng chung của các công ty chứng khoán Việt Nam hiện nay.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH PHÁT HÀNH CHỨNG KHOÁN TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(33 trang)
w