Sau 60 ngày khảo sát, ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng đến tỷ lệ sống và phát sinh hình thái của mô rong sụn được thể hiện ở Hình 3.3 và Phụ lục 3. Kết quả cho thấy môi trường PES tỏ ra phù hợp nhất, tiếp sau là ESS, môi trường CW tỏ ra không phù hợp với chủng rong sụn K. alvarezii Vân Phong, mẫu trên môi trường đối chứng không hình thành mô sẹo. Thời gian trung bình hình thành mô sẹo không có sự khác biệt nhiều giữa các môi trường PES, ESS, CW, kết quả lần lượt 19, 21, 23 ngày. Riêng môi trường CW đa phần mẫu chết có hiện tượng mẫu bị nhũn và hóa vàng môi trường xung quanh (Hình 3.4).
Hình 3.3 Ảnh hƣởng của các môi trƣờng dinh dƣỡng đến sự phát sinh hình thái của mô rong sụn
a. b.
Hình 3.4 (a) Mẫu mới cấy vào các môi trƣờng, (b) Mẫu sau 8 ngày nuôi trên môi trƣờng CW.
Hình 3.5 (a) Mẫu bị chết có hiện tƣợng tẩy trắng (bleach); (b) Mô sẹo dạng sợi, hình thành sau 25 ngày nuôi cấy; (c) (- ->) là mẫu mô không phát triển, () là mẫu mô hình thành mô sẹo sợi sau 27 ngày nuôi cấy; (d) Mẫu cấy sau 20 ngày; (e, f) Chồi hình thành trên bề mặt mẫu.
100µm 3mm 3mm 3mm 1mm 5mm a b c d e f
Ngoài phát sinh mô sẹo, chúng tôi còn ghi nhận mẫu hình thành chồi (dạng búp) ở mức độ thấp sau 60 ngày khảo sát (Hình 3.5) trên môi trường PES là 3 mẫu (10%) và ESS là 2 mẫu (6.7%).
Có sự tương đồng giữa kết quả nghiên cứu chúng tôi với Sulistiani và cs. (2012) khi mô sẹo trên môi trường PES được hình thành nhanh hơn và tỷ lệ hình thành mô sẹo cao hơn môi trường CW. Môi trường PES bên cạnh những thành công trong vi nhân giống rong sụn được đề cập trong nhiều báo cáo (Reddy và cs., 2003; Muñoz Julieta và cs., 2006), môi trường này còn tỏ ra khá phù hợp với một số rong biển khác như
Grateloupi sp., Carpopeltis sp., Ptilophora sp. (Huang và Fujita, 1997), Gracilaria
spp. (Collantes và cs., 2004), Hypnea musciformis và Turbinaria conoides (Kumar và cs., 2007). Môi trường CW lại tỏ ra hiệu quả hơn môi trường PES khi sử dụng để nuôi cấy mô rong sụn – đó là kết quả nghiên cứu của Suryati và Mulyaningrum (2009). Trong khi đó, Dawes và Koch (1991) thành công đầu tiên trong vi nhân giống các nhánh và nuôi cấy mô Kappaphycus alvarezii và E. denticulatum trên môi trường ESS, môi trường này cũng đạt hiệu quả trong nghiên cứu của Hurtado và Biter (2007).
Theo George (1993), 3 nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phát sinh hình thái của rong biển trong điều kiện nuôi cấy in vitro là: kiểu gen; môi trường nuôi cấy; và các yếu tố phụ thuộc mẫu mô (tissue dependent factor) như kích thước mẫu, vị trí mẫu...Qua thí nghiệm này cũng như các nghiên cứu trước đây, ta thấy rằng đối với mỗi chủng rong sụn khác nhau sẽ thích hợp với môi trường nuôi khác nhau, vì vậy việc nghiên cứu môi trường nuôi thích hợp là rất quan trọng.