3. Theo thành phần kinh tế
LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH
HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH
Tăng vốn điều lệ - 1.560.447
Cổ tức trả cho cổ đông (40.103) (1.337.624)
Tiền chi ra mua cổ phiếu ngân quỹ
(56.320) (1.450.558)
Lưu chuyển tiền thuần sử dụng vào hoạt động tài chính
(96.423) (1.227.735)Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ (2.390.454) (5.104.861) Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ (2.390.454) (5.104.861) Tiền và các khoản tương đương
tiền tại thời điểm đầu kỳ 19.523.985 27.677.230
Điều chỉnh ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá
- (3.048.384)
Tiền và các khoản tương đương tiền tại thời điểm cuối kỳ
17.133.531 19.523.985
(nguồn Báo cáo thường niên Sacombank năm 2012)
Bảng 18. Các chỉ tiêu tài chính
Chỉ số tài chính 2008 2009 2010 2011 2012
Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) (tối
thiểu 9%) 12.16% 11.41% 9.97% 11.66% 9.53%
Dư nợ cho vay/Tổng tài sản 50% 56% 54.64% 57% 65%
Dư nợ cho vay/Nguồn vốn huy động
57% 54% 61.40% 71% 80%
Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ 0.62% 0.69% 0.52% 0.56% 1.97%
Tỷ lệ nợ quá hạn/Tổng dư nợ 0.99% 0.88% 0.56% 0.85% 2.39% Thu nhập ngoài lãi/Tổng thu nhập 57% 41% 30% 16% 7.36%
hoạt động
Chi phí điều hành/Tổng chi phí 15% 22% 18.78% 21% 25.10% Tài sản có sinh lời/Tổng tài sản 82% 85% 85.64% 84.36% 86.37% Lợi nhuận sau thuế/VCSH bình
quân (ROE)
13.14% 16.56% 15.04% 14.60% 7.15% Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản
bình quân (ROA)
1.49% 1.79% 1.50% 1.44% 0.68%
(nguồn Báo cáo thường niên Sacombank năm 2012)
Năm 2012, Tổng tài sản đạt 151.282 tỷ đồng, tăng 11.145 tỷ đồng, tương đương 8% so với đầu kỳ. Cơ cấu tổng tài sản thay đổi theo hướng ngày càng nâng cao các tiêu chí ổn định và an toàn. Nguồn tiền huy động từ thị trường 1 chiếm tỷ trọng 76% tổng tài sản, nhờ đó thanh khoản luôn trong trạng thái ổn định, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu vốn kinh doanh, cũng như ứng phó với biến động của thị trường.
Đến 31/12/2012, tổng huy động toàn ngân hàng đạt 123.753 tỷ đồng tăng 11% so với đầu năm. Trong đó, huy động từ TCKT&DC đạt 114.863 tỷ đồng, tăng 24% so với đầu năm, chiếm 3.6% thị phần. Huy động bằng VND tăng 32% so với 2011, đạt 105% kế hoạch tăng trưởng năm 2012; số lượng khách hàng tiền gửi đạt gần 1,8 triệu người, tăng 34% so với đầu năm, chủ yếu tăng khách hàng cá nhân (tăng hơn 435.000 người) và chiếm 97% tỷ trọng khách hàng. Diễn biến tiền gửi thay đổi theo hướng tích cực, đúng định hướng hoạt động bán lẻ của Sacombank và quan điểm điều hành tiền tệ của NHNNVN. Mặt khác, khả năng phục hồi nền kinh tế chưa rõ nét, dòng chảy tiền tệ trong nền kinh tế chưa hoàn toàn thông suốt, nên việc tập trung tăng trưởng nguồn tiền gửi dân cư mang tính ổn định lâu dài là một lựa chọn có tính bền vững và khả thi cao. Tổng dư nợ cho vay khách hàng đạt 94.080 tỷ đồng, chiếm 62% tổng tài sản, tăng 15.631 tỷ đồng, tương ứng 20% , gấp 2 lần so với trung bình ngành ngân hàng (8.9%). Thị phần cho vay Sacombank đạt 3.17%, tăng nhẹ so với đầu năm. Cơ cấu cho vay được cải thiện, , thể hiện nỗ lực của Ngân hàng trong việc đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng tín dụng và gia tăng hiệu quả sử dụng vốn:
• Dư nợ VND tăng mạnh phù hợp với nỗ lực chuyển đổi các giao dịch ngoại tệ sang đồng bản tệ của Chính phủ, đồng thời nhằm tương đồng với cơ cấu nguồn vốn huy động hiện tại của Sacombank.
• Cho vay phân tán tiếp tục được củng cố bằng các biện pháp đẩy mạnh tín dụng cá nhân vốn có biên độ lãi suất tốt, độ rủi ro thấp làm nền tảng bền vững cho hoạt động ngân hàng. Định hướng này đang đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường. Cụ thể: dư nợ cá nhân tăng đều qua các tháng, số lượng khách hàng cá nhân tăng 13.000 người so với đầu năm, chủ yếu phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh nhỏ, lẻ…
Chỉ số hiệu quả sử dụng vốn giai đoạn 2008 – 2012 biến động khá nhiều. Sở dĩ, đây là giai đoạn đặc biệt khó khăn với nền kinh tế nói chung và ngân hàng nói riêng, hoạt động kinh doanh của Sacombank cũng không nằm ngoài bối cảnh chung đó. Mặt khác, việc tăng cường đầu tư vào hệ thống cơ sở nền tảng – mục tiêu không thể thiếu trong những năm đầu của quá trình chuyển đổi, cũng làm cho mức chi phí hoạt động và đầu tư tăng cao.Những yếu tố này đã dẫn đến lợi nhuận và khả năng sinh lời giảm đi. Cụ thể, trong năm 2012, tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROE) giảm từ 14.06% trong năm 2011 xuống còn 7.15% trong năm 2012.
Các hoạt động đầu tư không nhỏ của Sacombank đã đóng góp không nhỏ vào tổng thu nhập của Ngân hàng:
• Thu từ hoạt động kinh doanh chứng khoán nợ: 2.475 tỷ đồng • Thu từ hoạt động đầu tư chứng khoán vốn: 75.180 triệu đồng
• Trích lập dự phòng cho hoạt động đầu tư chứng khoán vốn: 458.683 triệu đồng
Với mục tiêu hạn chế tối đa sự xuất hiện của rủi ro, giảm tối đa mức độ ảnh hưởng do rủi ro gây nên bằng những công cụ, chính sách, cơ chế hiệu quả, trong năm 2012, Sacombank đã xây dựng nhiều công cụ, áp dụng hàng loạt các giải pháp thu được những kết quả:
• Tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát ở mức dưới 2% trong suốt cả năm 2012
• Các chỉ tiêu an toàn hoạt động luôn được duy trì theo đúng quy định của NHNN • Rủi ro hoạt động được kiểm soát tốt, số lượng sự vụ, mức độ tổn thất đều thấp so với
chuẩn mực hoạt động ngân hàng và so với năm 2011.
Phần 4: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ LỰA CHỌN HƯỚNG ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP: 4.1. Đánh giá chung hoạt động của Ngân hàng thương mại Sài Gòn Thương Tín:
Nhận định được tình hình năm 2013 là năm khó khăn với thị trường tài chính Ngân hàng Việt Nam. Hội đồng Quản trị, Ban lãnh đạo Sacombank đã đặt ra các chỉ tiêu phấn đấu là tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởng, chiếm lĩnh thị trường trên cơ sở đảm bảo an toàn, bền vững. Một số chỉ tiêu tài chính cụ thể trong năm 2013 của Sacombank như sau:
Tổng tài sản tăng 20%
Nguồn vốn huy động tăng 25% Dư nợ cho vay tăng 20% Lợi nhuận trước thuế tăng 20%
Hướng về năm 2013, Việt Nam đang được đánh giá là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới với nhu cầu dịch vụ tài chính và cho vay tăng cao. Thu nhập bình quân của người Việt Nam cũng cao hơn trước đây dẫn đến gia tăng nhu cầu có các sản phẩm tiết kiệm, sản phẩm thẻ và các dịch vụ tài chính cá nhân. Đây là một thị trường mở cho các Ngân hàng vốn hiện tại vẫn chưa được đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách đầy đủ. Năm 2013 cũng sẽ mở ra một sân chơi lành mạnh hơn cho các Ngân hàng khi Việt Nam tháo bỏ mọi rào cản cho các Ngân hàng nước ngoài theo yêu cầu khi gia nhập WTO năm 2007. Các Ngân hàng nước ngoài sẽ được phát triển tự do hơn trên mảng tài chính Ngân hàng trong khi các Ngân hàng nội sẽ không ngừng cải tiến sản phẩm và nâng cao dịch vụ của mình để cùng cạnh tranh trong thị trường mở. Năm 2013 cũng là năm hạn chế về huy động tiền đồng đối với các Ngân hàng nước ngoài được dỡ bỏ
theo cam kết WTO, các Ngân hàng tiếp tục mở rộng mạng lưới và phát triển phạm vi hoạt động sau quá trình tăng vốn sẽ càng gia tăng mức độ cạnh tranh trên thị trường tài chính tiền tệ.
Với Sacombank Chi nhánh Đông Đô, năm 2012 đã thực hiện rất tốt các kế hoạch đề ra, mở rộng mạng lưới dịch vụ, đã đáp ứng nhu cầu của các khách hàng cá nhân và KHDN với các sản phẩm và dịch vụ Ngân hàng thuận tiện đạt chất lượng hàng đầu. Triển vọng của năm 2013, về cơ bản, xét trong môi trường kinh tế tổng thể song hành cả những cơ hội và thách thức, xu hướng phát triển của Sacombank Chi nhánh Đông Đô được định hình như sau:
Thứ nhất, phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tiện ích và hiện đại. Hướng tới việc phát triển các mảng dịch vụ phi tín dụng nhằm thu về cho Ngân hàng các nguồn lợi nhuận ít rủi ro hơn.
Thứ hai là tăng cường quản trị rủi ro để tránh khủng hoảng.
Thứ ba là đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh theo xu hướng mở rộng phạm vi sang nhiều lĩnh vực, thông qua các hình thức thành lập nhiều công ty con vệ tinh hoặc liên doanh liên kết nhằm phân tán rủi ro, phát triển theo xu hướng chuyên môn hóa cao, góp phần tăng thu nhập.
Có thể thấy triển vọng phát triển của Chi nhánh là rất lớn, tuy nhiên các yếu tố cạnh tranh cũng sẽ ngày càng khốc liệt khi thị trường không chỉ dành riêng cho các tổ chức trong nước mà sẽ có sự góp mặt của các định chế tài chính lớn mạnh nước ngoài. Bên cạnh đó, Chi nhánh cũng đặc biệt quan tâm đến những tiêu chuẩn pháp lý mới và đặc biệt quan tâm về những những biến động khó lường của lãi suất và tỷ giá.
Để có thể phát triển hơn nữa, Sacombank cần giải quyết các vấn đề trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, cụ thể là:
Về vấn đề tín dụng, thực hiện chính sách lãi suất cho vay linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng khách hàng, kỳ hạn, loại tiền và dự án vay vốn cụ thể. Đối với các khách hàng chiến lược, khách hàng truyền thống nên có các hình thức ưu đãi về lãi suất, phí và chính sách chăm sóc đặc biệt. Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay cũng đồng nghĩa với phải đảm mức độ hợp lý giữa rủi ro và sinh lời, Chi nhánh cần điều chỉnh cơ cấu tín dụng theo hướng giảm dần hơn nữa tỷ trọng cho vay trung và dài hạn, tăng cường công tác thu nợ đảm bảo quay vòng vốn nhanh, trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ.
Về phía Ngân hàng cũng gặp khó khăn trong quá trình xét duyệt hồ sơ vay vốn. Đa số hồ sơ vay vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ thiếu thông tin về tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh… Chi nhánh cần cố gắng tìm tiếng nói chung với các đối tượng khách hàng này bằng các biện pháp như:
+ Chủ động nghiên cứu ngành nghề, tập quán kinh doanh, tìm ra những khó khăn và lợi thế của doanh nghiệp để thiết kế những sản phẩm phù hợp
+Tăng cường hỗ trợ phi tài chính đối với KHDN vừa và nhỏ.Các hoạt động hỗ trợ phi tài chính bao gồm: tư vấn cho doanh nghiệp phương pháp quản lý tài chính, cung cấp cho doanh nghiệp các thông tin kinh tế thị trường, giới thiệu các cơ hội kinh doanh, đối tác đầu tư, bạn hàng, nhà cung cấp…