Triệu chứng thực thể

Một phần của tài liệu Nhận xét về chẩn đoán và kết quả điều trị rau bong non được mổ lấy thai tại bệnh viện phụ sản Trung Ương 2011 đến 2012 (Trang 46)

CHƯƠNGIV BÀN LUẬN

4.2.2.2. Triệu chứng thực thể

Theo bảng 3.5 ta thấy:

+ Cơn co tử cung : cơn co tử cung bình thường chiếm 47,5%, mau chiếm 26,3%, mạnh chiếm 13,7%, cường tính chiếm 2,5%.

+ Trương lực cơ bản :bình thường chiếm 56,2%, tăng trương lực chiếm 31,3%, co cứng chiếm 12,5%.

Theo y văn thì những trường hợp rau bong non điển hình thường sẽ có tăng trương lực cơ bản từ nhẹ đến nặng, nhưng trên thực tế lâm sàng không phải trường hợp rau bong non nào cũng có tăng trương lực tử cung. Điều này khuyến cáo các bác sỹ sản khoa trong lâm sàng cần phải theo dõi sát sao để phát hiện các triệu chứng khác, cũng như cần làm thêm các xét nghiệm siêu âm để có thể chẩn đoán đươc rau bong non chứ không nên chủ quan không nghĩ tới rau bong non khi không có tăng trương lực tử cung, vì từ đó sẽ bỏ sót các trường hợp rau bong non dẫn tới những tình trạng và hậu quả nặng nề cho sản phụ. Còn khi xuất hiện trường hợp tử cung co cứng thì hầu hết là các trường hợp phong huyết tử cung rau con chết và dễ phải cắt tử cung hay có rối loạn đông máu thậm chí có thể tử vong nhất là ở các cơ sở thiếu phương tiện cũng như kinh nghiệm còn hạn chế.

+ Nước ối : ối trong chiếm 86,2%, nước ối xanh chiếm 8,8% và nước ối có máu chiếm 5,0%. Nước ối xanh là biểu hiện đã có lúc suy thai, còn nước ối lẫn máu là những trường hợp chảy máu sau rau và máu đã thẩm thấu vào nước ối – đây là một trong những biểu hiện lâm sàng của rau bong non. Tuy vậy tỷ lệ nước ối trong rất cao, điều đó chứng tỏ nhiều trường hợp rau bong non được chẩn đoán sớm.

+ Tình trạng thai : trong nghiên cứu này của chúng tôi có 12,5% trường hợp thai suy, 3,8% trường hợp mất tim thai.

Theo nghiên cứu của Ngô Văn Quỳnh [15], thai suy chiếm 32%, tim thai âm tính chiếm 37,4%. Nguyễn Thị Minh Huệ [21], thai suy là 54,2%, tim thai âm tính là 18,2%. Tình trạng thai suy cũng như mất tim thai trong nghiên cứu của chúng tôi khá thấp. Có thể do nhận thức người dân nâng cao cũng như khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế dễ dàng hơn, các trang thiết bị, thăm dò cận lâm sàng ngày càng tiến bộ và phổ cập chính vì vậy rau bong non đã được chẩn đoán sớm hơn, giảm các tai biến cho mẹ và thai.

+ Trong nghiên cứu này có 50% sản phụ có tiền sản giật trong đó 12,5% tiền sản giật nặng.

So sánh với tác giả Ngô Văn Quỳnh [15] từ 1994 – 2003, tỷ lệ rau bong non có tiền sản giật là 64,4%. Nguyễn Thị Minh Huệ [21] từ 2004 – 2010, tỷ lệ có tiền sản giật là 53,1%. Tỷ lệ tiền sản giật ở sản phụ rau bong non của chúng tôi đều thấp hơn so với 2 nghiên cứu trên. Hiện nay, các bệnh viện tuyến tỉnh đã có nhiều kinh nghiệm trong chẩn đoán và điều trị tiền sản giật sớm để tránh các biến chứng trong đó có rau bong non. Nhưng bên cạnh đó khi gặp những trường hợp bệnh nặng, khó và kết hợp nhiều bệnh khác thì việc xử trí cũng trở nên phức tạp và khó khăn hơn nhiều.

Bảng 3.6 : Tăng huyết áp độ І gặp chủ yếu ở thể nhẹ với tỷ lệ 64,3%.Tăng huyết áp độ ІІ, thể nặng là 27,6%.

Dấu hiệu tăng huyết áp gặp nhiều ở rau bong non thể nhẹ, các thể khác có tỷ lệ thấp hơn. Một số trường hợp rau bong non chảy máu nhiều (theo Gilbert và Harmon [3]), với khối lượng lớn mẹ có nguy cơ sốc do giảm khối lượng tuần hoàn, có thể có tăng huyết áp trước đó thì lúc này huyết áp sẽ giảm tới huyết áp bình thường hoặc thấp. Chính vì thế mà những bệnh nhân rau bong non thể trung bình cũng như thể nặng do mất máu và thể tích tuần hoàn giảm nên chỉ số huyết áp giảm dần. Qua đây ta thấy không thể chỉ căn cứ vào chỉ số huyết áp để đánh giá tình trạng rau bong non của sản phụ, tuy nhiên do số lượng nghiên cứu còn nhỏ cũng chưa thể kết luận được.

4.2.3. Các chỉ số cận lâm sàng

4.2.3.1. Thiếu máu

Bảng 3.7 : Huyết sắc tố : Hb < 70 g/l chiếm 2,5%, từ 70 ≤ Hb < 90 chiếm 8,8%, 90 ≤ Hb < 110 g/l chiếm 53,7% và Hb ≥ 110 g/l chiếm 35,0%.

So sánh với kết quả của Ngô Văn Quỳnh [15], ta thấy Hb < 70 g/l chiếm tỷ lệ là 11,6%, 70 ≤ Hb ≤ 110 g/l chiếm tỷ lệ 53,1%. Theo Nguyễn Thị Minh Huệ [21], Hb < 70 g/l chiếm 12,5%, 70 ≤ Hb < 90 g/l chiếm 53,1% và 90 ≤ Hb < 110 g/l chiếm 34,4%.

So sánh phân tích chúng tôi thấy tỷ lệ sản phụ thiếu máu nặng và vừa giảm rõ rệt so với các năm trước, số sản phụ thiếu máu nhẹ và không thiếu máu tăng lên nhiều. Điều này cho thấy các phương pháp chẩn đoán, xử trí sớm, kịp thời làm giảm tỷ lệ thiếu máu nặng từ đó giảm chi phí điều trị cho bệnh nhân, cũng như nguy cơ của truyền máu.

Một phần của tài liệu Nhận xét về chẩn đoán và kết quả điều trị rau bong non được mổ lấy thai tại bệnh viện phụ sản Trung Ương 2011 đến 2012 (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(62 trang)
w