Hoàn thiện các nghiệp vụ

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu linh kiện ô tô của Công ty Cổ phần ô tô An Hưng (Trang 42)

7 Kết cấu khóa luận

4.3.1.1 Hoàn thiện các nghiệp vụ

Sau khi kí kết hợp đồng nhập khẩu, công việc tiếp theo của Công ty là tiến hành thực hiện tốt các công việc đã thỏa thuận trong hợp đồng. Thực hiện tốt các trách nhiệm trong hợp đồng không chỉ là trách nhiệm pháp lý mà còn nâng cao uy tín của công ty đối với khách hàng, tạo điều kiện để khách hàng thực hiện nghĩa vụ của mình trong hợp đồng.

Để công ty hoạt động theo đúng nghĩa những mục tiêu và phương hướng đề ra một cách có hiệu quả thì đòi hỏi Công ty phải có những biện pháp thích hợp. Công ty cần thực hiện tốt các công việc sau:

 Về việc mở L/C: Để cho cẩn thận và an toàn thì trước khi mở L/C Công ty nên mở trước một L/C mẫu để Fax cho bên đối tác đối chiếu L/C với hợp đồng. Nếu đồng ý các điều khoản trong L/C thì Công ty tiến hành mở L/C. Nếu nhà cung ứng cảm thấy chưa phù hợp thì cần báo ngay cho Công ty để khắc phục những chỗ chưa phù hợp rồi sau đó mới mở L/C.

Trong quá trình mở L/C thì Công ty không nên mở quá sớm cũng không nên mở quá muộn.

Đôi khi có những lúc bên đối tác nước ngoài lại yêu cầu công ty mở L/C tại ngân hàng mà công ty không có tài khoản. Khi này công ty cần phải có chính sách mềm dẻo để thương lượng với đối tác chuyển sang mở tại ngân hàng mà công ty có tài khoản. Còn nếu đối tác không chấp nhận thì công ty phải thoả thuận với ngân hàng đó để công ty có thể vay vốn của họ thông qua việc trình bày cho họ bản phương hướng kinh doanh và hứa sẽ trả cho họ số tiền và cả lãi vay đúng thời hạn.

 Cần chủ động và linh hoạt trong vấn đề thuê phương tiện vận tải vận chuyển hàng nhập khẩu.

Đây có thể là điểm yếu chung của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu của Việt Nam nói chung và của An Hưng nói riêng. Do các cán bộ nghiệp vụ chưa có nhiều kinh nghiệm và chưa tinh thông các điều kiện cho thuê tàu nên Công ty thường ký hợp đồng theo giá CIF. Do vậy, để khắc phục hạn chế này, Công ty nên có kế hoạch nâng cao trình độ nghiệp vụ thuê phương tiện vận tải cho đội ngũ cán bộ chuyên trách công việc này của Công ty thông qua các hình thức đào tạo nâng cao nghiệp vụ.

 Thủ tục hải quan: Công ty phải khai báo chi tiết về hàng hóa lên tờ khai hải quan bao gồm các nội dung: tên hàng, phẩm chất số lượng, ký mã hiệu hoặc mã số, khối lượng, đơn giá...và nộp các chững từ có liên quan như: vận đơn, hóa đơn thương mại, hợp đồng nhập khẩu, bảng kê khai hàng hóa... Và bộ chứng từ phải hợp lệ, hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam. Do vậy, để giảm bớt những rắc rối có thể xảy ra trong khâu này, Công ty cần lưu ý những điểm sau đây:

- Lập hồ sơ đúng với quy định hải quan về số lượng, số loại chững từ cần thiết. - Kê khai nội dung trên chững từ phải đúng, cần tham khảo cách viết đúng, tránh tình trạng kê khai nhầm lẫn dẫn tới không ăn khớp với các chứng từ hoặc không giống với tình trạng thực tế hàng hóa.

- Cần phải có người chuyên trách trong khâu tính thuế nếu không sẽ dẫn đến khai nhầm thuế làm mất thời gian tính lại.

 Nhận hàng.

Khi công ty nhận được thông báo hàng đến thì công ty cần phải sắp xếp các công việc chuẩn bị nhận hàng cho chính xác, đầy đủ và kịp thời như:

- Trong việc uỷ thác cho cơ quan ga cảng về việc giao nhận hàng hoá thì công ty cần phải cung cấp cho cơ quan ga cảng những thông tin chính xác về chuyến hàng của công ty cụ thể như: Ngày đến, tên hàng, số lượng, tên con tàu... để tránh những nhầm lẫn đáng tiếc xảy ra bởi vì trong một ngày thì có rất nhiều tàu cập cảng.

- Cán bộ đi làm thủ tục hải quan cần phải chuẩn bị đầy đủ giấy tờ để tránh mất thời gian, đi lại nhiều lần làm chậm tiến độ giao hàng trong khi làm thủ tục thông quan cho hàng hoá.

- Khi nhận chứng từ của bên nước ngoài thì cần đối chiếu chứng từ mua hàng phải phù hợp với chứng từ mà hai bên đã nhận.

- Trong quá trình tiếp nhận hàng công ty phải thường xuyên giám sát hàng hoá về mặt chất lượng cũng như số lượng.

 Kiểm tra hàng hóa.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì hàng nhập khẩu khi về qua cửa khẩu cần phải kiểm tra kỹ càng. Mỗi cơ quan tuỳ theo chức năng của mình phải tiến hành công việc kiểm tra đó. Mục đích của quá trình kiểm tra hàng hoá nhập khẩu là bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người mua và là cơ sở khiếu nại. Nội dung cần kiểm tra là:

- Kiểm tra về số lượng: Số lượng hàng thiếu, số lượng hàng đổ vỡ và nguyên

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu linh kiện ô tô của Công ty Cổ phần ô tô An Hưng (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w