Thực trạng biến động của lãi suất giai đoạn 2010-

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của lãi suất tới hoạt động kinh doanh BĐS của công ty cổ phần đầu tư Thùy Dương trong giai đoạn hiện nay (Trang 27)

Khi nền kinh tế lâm vào tình trạng khủng hoảng, lạm phát cao đòi hỏi nhà nước phải đưa ra được các chính sách kiềm chế nhưng các chính sách tiền tệ, tài khóa. Trong đó chính sách tăng lãi suất để giảm lượng cung tiền vào nền kinh tế được sử dụng hiệu quả nhất. Chính vì điều đó từ năm 2010 – 2012 lãi suất của nước ta biến động rất thất thường và không theo một logic nào cả. Dưới đây là bảng biểu thể hiện sự biến động của lãi suất cho vay và lãi suất huy động vốn bình quân VND của các tổ chức tín dụng từ năm 2010 – 2012

Bảng 2.2: Biến động của lãi suất cho vay và lãi suất huy động vốn bình quân VND của các tổ chức tín dụng từ năm 2010 – 2012

Đơn vị: % /năm

Năm 2010 2011 2012

Lãi suất cho vay

bình quân 15,3 18,3 17,24

Lãi suất huy

động bình quân 11 15,4 9

Biểu đồ 2.1: Sự biến động của lãi suất cho vay và lãi suất huy động vốn bình quân giai đoạn 2010 – 2012

Từ bảng biểu và sơ đồ hình vẽ ta có thể nhận thấy rằng lãi suất bình quân nước ta có xu hướng tăng từ năm 2010 đến năm 2012 nhưng lại tăng giảm rất thất thường. Sự tăng giảm đó ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn vốn và khả năng huy động vốn của công ty cổ phần đầu tư Thùy Dương qua các kênh như ngân hàng, khách hàng, chủ sở hữu và các kênh khác.

Trong quý I/2010, lãi suất huy động tăng bình quân 0,03 – 0,07% cho tất cả các kỳ hạn chưa kể đến các hình thức khuyến mại thì bước sang tháng đầu tiên của quý II, các NHTM đã từng bước công bố tăng lãi suất vượt ngưỡng 10,5% - là tỷ lệ được duy trì từ tháng 12/2009 để hình thành nên một mặt bằng lãi suất mới biến động xoay quanh ngưỡng 12%. Việc lãi suất huy động cao đã tác động đẩy mặt bằng lãi suất cho vay tăng cao trong điều kiện áp dụng cơ chế lãi suất thỏa thuận.Và như vậy là sau khi tăng dần từ đầu năm, đến tháng 7 lãi suất huy động VND đón đợt điều chỉnh giảm đầu tiên ở mức 11 – 11,2% cho các kỳ hạn và duy trì khá ổn định cho đến tháng 10. Ngày 05/11, NHNN tăng lãi suất cơ bản từ 8% lên 9%. Các thành viên Hiệp hội ngân hàng nâng mức lãi suất huy động đồng thuận lên trần 12%/năm.

Tuy nhiên liên tục sau đó các NHTM nhỏ cạnh tranh lãi suất huy động, đẩy lên mặt bằng 14%/năm, lãi suất qua đêm trên thị trường liên ngân hàng tăng lên trên 13%/năm, có thời điểm lãi suất trên thị trường liên ngân hàng lên tới 20%/năm. Cho đến ngày 15/10/2010, trên bình diện tốc độ huy động vốn đã được cải thiện rất nhiều so với năm 2009 và trước nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế trong bối cảnh lãi suất vay vốn ngày càng cao, dưới sự hỗ trợ của NHNN và sự đồng thuận của các ngân hàng, lãi suất huy động một lần nữa được điều chỉnh xoay quanh mức 10,8 – 11%. Tuy nhiên, trước sức ép của lạm phát vào những tháng cuối năm, tỷ lệ lãi suất huy động ở lần điều chỉnh giảm thứ hai đã ngay lập tức gia tăng sau khi NHNN thực hiện điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản lên 9%.

Từ quý I năm 2011, lãi suất huy động vốn VND đã trở nên ít biến động hơn so với cuối năm 2010 và phổ biến ở mức 13.5- 14%/năm, lãi suất cho vay tăng khoảng 1-1.5%/ năm và duy trỳ ở mức bình quân là 16.23%/ năm, lãi suất cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và xuất khẩu ở mức 14-16%/ năm, trong lĩnh vực phi sản xuất là 18-22%/ năm. Trong những ngày cuối Quý I/2011, lãi suất thị trường liên ngân hàng tăng và giao dịch ở mức khoảng 16-18%/năm, chủ yếu kỳ hạn dưới 1 tháng, lãi suất 1 tuần ở mức 18-20%/năm. Ngay trong những ngày đầu tháng 4/2011, thị trường bắt đầu chứng kiến cuộc đua tăng lãi suất tiền không kỳ hạn của hàng loạt các ngân

hàng. Và một hiện tượng mới đã xuất hiện trên thị trường lãi suất chỉ ít ngày sau khi NHNN ban hành quy định các khoản tiền rút vốn trước hạn chỉ được hưởng lãi suất không kỳ hạn thay vì để các ngân hàng tự quyết như trước: lãi suất huy động vốn không kỳ hạn bị đẩy lên những mức rất cao (9-10%) thay cho mức 2-3% như trước đây.

Năm 2012 là một năm rất khó khăn của nền kinh tế Việt Nam với nhiều cung bậc khác nhau. Tuy nhiên, Chính Phủ và Ngân hàng nhà nước cũng đã có những chính sách, quyết định kịp thời và quyết liệt nhàm ổn định kinh tế, giảm bớt gánh nặng co doanh nghiệp và giải cứu nợ xấu ở các ngân hàng.

Lạm phát từ ngưỡng 20% đã giảm xuống còn một con số dưới 7%, trong khi duy trì được tốc độ tăng trưởng đạt trên 5% và lãi suất vay cũng đã giảm từ +-20% xuống còn +-12 – 13%/năm.Lần đầu tiên vào ngày 13/3, mức điều chỉnh từ 14% về 13%/năm theo yêu cầu giảm lãi suất huy động của Thủ tướng chính phủ. Tiếp đó, đến ngày 11/4, lãi suất huy động cũng giảm thêm 1%, về 12% một năm.

Ngày 28/05/2012, Ngân hàng Nhà nước vừa quyết định đưa trần lãi suất huy động - cho vay lần lượt về còn 11 và 14% một năm, đồng thời hạ một loạt lãi suất điều hành. Từ ngày 11/6/2012, trần lãi suất huy động VND đã giảm từ mức 11%/năm xuống còn 9%/năm. Từ 24/12/2012, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã đưa trần lãi suất huy động giảm xuống còn 8%/năm.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của lãi suất tới hoạt động kinh doanh BĐS của công ty cổ phần đầu tư Thùy Dương trong giai đoạn hiện nay (Trang 27)