Lý do chọn Ubuntu để triển khai thay vì chọn các OS khác

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Linux hóa hệ thống dựa trên nguồn mở Ubuntu (Trang 33)

Các tiêu chí so sánh, đánh giá: Chi phí sở hữu. Yêu cầu phần cứng. Tính dễ cài đặt. Hỗ trợ phần cứng. Hỗ trợ phần mềm ứng dụng. Giao diện sử dụng. Bảo mật. v Chi phí sở hữu :

• Xét vềđiều kiện kinh tế hiện nay đối với đại đa số người sử dụng máy tính tại Việt Nam thì việc bỏ tiền để mua phần mềm máy tính phục vụ

cho nhu cầu cá nhân là rất khó khăn. Với các doanh nghiệp,việc trang bị phần mềm hợp pháp là điều nên làm vì bản thân các phần mềm đó chính là công cụ tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nhưng với những người sử dụng thu nhập chưa cao mà phải chi một khoản tiền khá lớn, thậm chí còn lớn hơn giá phần cứng mà chỉ để học tập và giải trí thì không phải ai cũng có khả năng. Vậy đâu là giải pháp phù hợp để

người có thu nhập thấp như người dân Việt Nam tiếp cận công cụ tân tiến này? Đã có những xu hướng chuyển sang Linux hay Ubuntu vì

được cung cấp và hỗ trợ hoàn toàn miễn phí. Vâng, đó chính là giải pháp duy nhất nếu bạn tôn trọng luật bản quyền.

v Yêu cầu phần cứng máy tính: Ubuntu thắng tuyệt đối.

• Để có thể cài đặt và chạy trơn tru Ubuntu với các hiệu ứng đồ họa và ứng dụng khác, Ubuntu chỉ yêu cầu RAM là 256 MB, 3GB dung lượng đĩa cứng và card màn hình tích hợp trên bo mạch chủ là vừa đủ. Ubuntu có thể chạy trực tiếp trên đĩa LiveCD rất thích hợp cho những ai muốn xài

thử, làm quen. Vista thì đưa ra tiêu chuẩn quá cao: bộ xử lý 1GHz, RAM 1GB, ổ cứng ít nhất 15GB, bộ nhớđồ họa tối thiểu là 128MB để có thể

chạy tạm ổn Aero Glass một tính năng hỗ trợđồ hoạ mới của Vista. Như

vậy Ubuntu lại "dẫn điểm" trong tiêu chí này. Tất nhiên, những gì Vista yêu cầu cũng xứng đáng với những gì bạn nhận được sau khi cài đặt. Tuy nhiên, cái chúng ta cần cân nhắc là muốn đẹp hơn, tiện hơn thì phải tốn nhiều tiền

v Tính dễ cài đặt: Vista là chuẩn mực. Ubuntu rườm rà

• Quá trình cài đặt một cách tựđộng và dễ dàng là tiêu chí mà các phần mềm mong muốn đạt được, điều này Vista làm khá tốt. Với Ubuntu tổng thời gian cài đặt diễn ra nhanh hơn so với Windows Vista nhưng lại phải trải qua quá nhiều bước thiết lập trước khi cài đặt và gây khó khăn cho người sử dụng chưa thành thạo máy tính. Do vậy, về tiêu chí này, Vista vượt trên Ubuntu.

v Hỗ trợ phần cứng: Windows vượt trội

• Windows lấn lướt và nhiều lợi thế hơn so với Ubuntu. Giống như Linux, hai hệđiều hành này là mã nguồn mở nên các hãng phần cứng sợ lộ công nghệ qua trình điều khiển nên họ rất ít hoặc không tiết lộ ra cho cộng

đồng. Do đó, cộng đồng người sử dụng Ubuntu và Linux tự phải xây dựng các trình điều khiển thiết bị thay vì được hỗ trợ từ các hãng sản xuất. Bù lại, Ubuntu hỗ trợ rất tốt các thiết bị phần cứng trên hệ thống 64bit và có thể chạy trên PowerPC của Apple.

v Hỗ trợ phần mềm ứng dụng: Vista: nhiều nhưng phải trả tiền. Ubuntu: nhiều, miễn phí khá tốt.

• Phần mềm ứng dụng chạy trên nền Ubuntu cũng khá phong phú và

đáp ứng đầy đủ nhu cầu người dùng thông thường như Office, Multimedia, Internet, Graphics. Tuy nhiên, do các ứng dụng này mới

phát triển nên chưa được thân thiện và khó dùng. Bảng dưới đây sẽ

cho thấy rằng, khả năng đáp ứng các phần mềm theo mục đích sử

dụng của Ubuntu không hề thua kém Windows và có nhiều lựa chọn

§ Hình 12:Các lựa chọn trong Ubuntu.

Hình 13:Bảng so sánh các lựa chọn phần mềm văn phòng trên Ubuntu và Windows.

• Bạn sẽ cho rằng Windows dễ dùng hơn. Điều này là đúng vì chúng ta đã có quán tính sử dụng Windows từ phiên bản Windows 95 và là không

đúng nếu chúng ta chịu khó...học cách sử dụng Ubuntu. Trong thử

nghiệm, với trình độ "amauter", giao diện với người sử dụng của Ubuntu không hề thua kém Windows. Trong khi Windows chỉ có duy nhất một không gian làm việc (desktop) thì Ubuntu cho phép bạn dùng nhiều desktop và dễ dàng di chuyển qua lại giữa các desktop này (Ubuntu gọi là workspace), điều này giúp ta rất thoải mái khi mở nhiều ứng dụng cùng lúc. Trên Ubuntu/Linux có 2 trình quản lý giao diện chính là GNOME và KDE. Giao diện của bạn sẽ dễ dàng chuyển đổi qua lại và càng tuyệt vời hơn gấp bội nếu bạn nhúng thêm Emerald Theme Manager của Compiz. Nếu một lần nhìn thấy giao diện 3D và các hiệu

ứng uyển chuyển của Ubuntu, bạn sẽ kết luận rằng, Aero Glass chưa phải là tuyệt vời nhất.

Hình 14 : Giao diện 3D Compiz với theme MAC OSX trên Ubuntu. Vậy kết quả vòng này, nếu bạn là người dùng bận rộn thì Ubuntu thêm điểm và nếu bạn ít dùng nhiều ứng dụng cùng lúc thì Windows vẫn rất dễ dùng như lúc bạn gặp nó lần đầu

• Windows Vista nói riêng hay Windows nói chung tất nhiên là bị dòm ngó nhiều hơn so với Ubuntu và Linux và điều này khiến nó không an toàn. Trong dài hạn, nếu Ubuntu hay Linux phổ biến thì chúng ta cũng sẽ "lãnh đủ" trò của giới hacker. Do vậy, xét tại thời điểm hiện tại, Ubuntu vẫn ngoài vùng phủ sóng của giới hacker.

Nội dung so sánh

Linux Ubuntu Windows Vista (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ưu điểm Tốc độ nhanh, không đòi hỏi cấu hình máy cao

Giao diện 3D đẹp mắt, chuyển đổi nhanh giữa các cửa sổ, tính năng search mạnh Nhược

điểm

Giao diện đơn giản do đã lược bớt để tối ưu hóa, không có chức năng “plug and play”

Việc nhiều chương trình hiện vẫn chưa tương thích với Vista là một nguyên nhân khiến nhiều người dùng không muốn sử

dụng Giá cả Miễn phí (nếu bạn cần hỗ trợ

kĩ thuật thì có thể mất phí)

365 $ cho bản Premium Edition.giá của bản Ultimate Edition là 648 $

Chơi nhạc Có đầy đủ các tính năng: chơi nhạc , rip nhạc bằng Sound Juicer, Rhythmbox thực hiện chức năng tổ chức và nghe Internet radio, Serpentine để

burn CD và Sound Recorder

để ghi âm)

Tốt hơn Linux. Phiên bản Windows Media Player mới cho phép bạn ripCD, mua các bản nhạc mới và liên kết tới 1 Mp3 player Xem ảnh và chơi video F-spot phục vụ việc sao ảnh từ máy ảnh và tổ chức thành album. Tính năng xem video của Totem Movie Video được

đánh giá cao

Windows Media Center cho phép bạn duyệt ảnh, xem slideshow, chơi DVD, xem và ghi TV từ web, download phim và xem video gia đình.

giá rất tốt và hoàn toàn miễn phí

Business có phần mềm fax. Microsoft Office có giá 608 $

Lỗi hệđiều hành

Không có Microsoft thông báo là Vista là bản Win hoàn chỉnh nhất nhưng người sử dụng vẫn phàn nàn rất nhiều Khả năng chống virus Ít bịảnh hưởng của Virus. Phần mềm Aegis Virus Scanner tích hợp sẵn có thể chạy ở chếđộ nền Bạn cần phải mua một vài phần mềm chống virus, kiểu như Norton Internet Security 2007 với giá khoảng 81,1 $.

Hình 15: Bảng so sánh tính năng giữa 2 hệđiều hành.

v Kết quả chung cuộc :trong bối cảnh nước ta đang là nước có tỷ lệ vi phạm bản quyền cao, kết quả so sánh, đánh giá những nét cơ bản của hai hệđiều hành này sẽ giúp người sử dụng có thêm những thông tin để lựa chọn về hệ điều hành. Qua bảy tiêu chí cơ bản kể trên, tỉ số chung cuộc là 4-5 nghiêng về Ubuntu. Nhận định của chúng tôi là nếu với những người dùng gia đình, có hiểu biết kỹ thuật máy tính nhất định và tôn trọng luật bản quyền thì nên sử dụng Ubuntu hay Linux mà không phải hy sinh quá nhiều tính năng, thậm chí có 1 số tính năng còn vượt trội Windows, để tiết kiệm chi phí. Với môi trường doanh nghiệp, nếu loại hình quản lý và kinh doanh chỉ dừng lại

ở những như cầu ứng dụng văn bản, chia sẻ tập tin, thư tín điện tử và internet thì Ubuntu sẽ tiết kiệm rất nhiều chí phí cho doanh nghiệp mà hệ

thống thông tin tin học vẫn đáp ứng đầy đủ yêu cầu. Đối với môi trường quản lý, tác nghiệp trong loại hình sản xuất, thương mại, dịch vụ quy mô vừa và lớn hay có tính chuyên ngành cao như thiết kế, kiến trúc, phim ảnh thì Windows vẫn là lựa chọn số một cả vềứng dụng lẫn phần cứng của hãng thứ ba. Diễn biến trận đấu giữa Windows và các hệđiều hành mã nguồn mở

sẽ còn tiếp tục gay cấn, chúng ta hãy chờđón Ubuntu sẽ ghi điểm ra sao và liệu Microsoft có những chính sách gì để cải thiện các nhược điểm" chính là

giá cả trong thời gian tới hay không. Sau đây là bảng tổng kết tỉ số các tiêu chí so sánh giữa Ubuntu và Windows: Hình 16 : Bảng tổng kết tỉ số giữa Ubuntu và windows. 2.5.2 So sánh Ubuntu với các OS khác : Hiện có hàng trăm loại hệđiều hành thương mại và mã mở, tất cảđều cạnh tranh để có thể dành được sự chú ý của người sử dụng.

Trung tâm thử nghiệm CRN đã tiến hành để xác định những mẫu tốt của các gói hệ điều hành nguồn mở mà hiện vẫn rất được quan tâm, có những tính năng mạnh và có thể nâng cấp để có thể trở thành phần mềm thương mại. Việc thử nghiệm được thu hẹp với ba cái tên quen thuộc trong thế giới Linux: Ubuntu, OpenSuse và hệ điều hành Freespire - một phiên bản miễn phí mới của hệđiều hành Linspire. Tất cả

các gói phần mềm này đều có thể tải miễn phí và sử dụng với rất nhiều thuận lợi trong việc tái phân phối một cách miễn phí.

Dựa vào 5 tiêu chí bao gồm: việc cài đặt, thiết lập cấu hình, hỗ trợ, tập hợp các tính năng và tiện ích. CRN sẽ xếp hạng các hệ điều hành để tìm ra được sản phẩm tốt nhất.

v Về cài đặt:

Hình 17: Giao diện Canonical Ubuntu 9.04. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quy trình cài đặt tốt nhất là quy trình có khả năng cân bằng rất nhiều thao tác từ

việc tự động phát hiện phần cứng cho tới việc cung cấp thông tin cho những người cài đặt. Với những yếu tốđó, Freespire là hệđiều hành vượt lên những hệđiều hành khác nhưng với những lợi thế rất nhỏ. Trong quy trình cài đặt của Freespire, người cài đặt hệ thống sẽ được hỏi những câu hỏi cơ bản, như tên người dùng đầu tiên và liệu Freespire có chiếm toàn bộ ổ cứng và xóa các hệđiều hành đã cài đặt trước đó không. Quy trình này được thực hiện cùng với một màn hình đồ họa rất hấp dẫn thể

hiện trạng thái cài đặt và những tính năng của hệ điều hành, ngoài ra còn có một thanh tiến trình để xác định thời gian cài đặt còn lại.

Ubuntu cũng có quy trình cài đặt đơn giản như Freespire, nhưng không yêu cầu người cài đặt có nhiều tương tác. Một nét đặc biệt của Ubuntu là khả năng chạy hệ điều hành trực tiếp từđĩa cài đặt.

OpenSuse có quy trình cài đặt Linux tuân theo phương pháp truyền thống hơn là hai hệđiều hành trên. Việc cài đặt cũng đơn giản nhưng có những tương tác quan trọng với người cài đặt so với hai hệđiều hành còn lại. Mặc dù việc cài đặt của OpenSuse có vẻ phức tạp nhưng người cài đặt có được nhiều quyền điều khiển quy trình cài

cấp. Khi xem xét quy trình cài đặt của ba bộ phần mềm này, hầu hết các nhà cung cấp giải pháp sẽ thấy rằng việc lựa chọn những gì tốt nhất cho họ sẽ tùy thuộc vào

điều kiện riêng của họ.

Chấm điểm Cài đặt Freespire: 3 điểm Ubuntu: 2 điểm OpenSuse: 1 điểm

v Về cấu hình :

Hình 18: Giao diện của Novell openSUSE 11.1

Một khi các cài đặt cơ bản đã hoàn thành, khách hàng sẽ phải thông qua lần cuối cùng cấu hình và các cài đặt cho những người sử dụng hệđiều hành. Trong một số

trường hợp, như với Freespire và Ubuntu, tất cả các cấu hình quan trọng của hệđiều hành sẽ được hoàn tất và có thể sử dụng ngay sau khi cài đặt hệ điều hành. Với OpenSuse, có vài thao tác thêm phải hoàn thành sau khi cài đặt, nhưng những thao tác này được hỗ trợ bởi các chương trình tựđộng (Wizard-driven) và cũng đảm bảo rằng hệ thống được cài đặt đúng và không tùy tiện.

Trong khi Ubuntu có thể sử dụng sau những cài đặt cơ bản, một số cài đặt có thể

nâng cao kinh nghiệm cho người sử dụng, từ việc cài đặt các bản cập nhật cho tới việc thêm các phần mềm vào các cấu hình được xác định. Tất cả các thành phần này có thể dễ dàng được xác định và thay đổi, nhưng Ubuntu không cung cấp các wizard cá nhân hóa để giúp những người cài đặt hệ thống thiết lập từng cấu hình

chính.

Freespire thì rất dễ dàng cấu hình và cài đặt, nhưng một vài thành phần bị giấu đi hoặc có những chỉ dẫn mập mờ trên giao diện. Cài đặt các truy nhập không dây là một trong những thủ tục dở nhất. Người cài đặt không những phải kích hoạt giao diện không dây mà họ còn cần phải xác định một mô tả sơ lược để có thể thao tác với mạng không dây. Thủ tục này rất thiếu trực quan và yêu cầu vài lần khởi động lại để có thể giúp các mạng có thể kết nối với các điểm truy nhập, đặc biệt nếu có bất kỳ một sự mã hóa nào được sử dụng.

Freespire không cung cấp một trình quản lý cấu hình giao diện dựng sẵn. Chỉ có các cấu hình giao diện mặc định của Freespire.

Ubuntu cung cấp các cấu hình giao diện dựng sẵn và chúng rất dễ dàng lựa chọn. OpenSuse tiến xa hơn bằng việc cung cấp các cấu hình giao diện có thể bắt chước các hệđiều hành khác như Windows và Mac. Tính năng này cùng với khả năng tinh chỉnh hầu như vô hạn của OpenSuse, đã khiến cho bộ sản phẩm này là lựa chọn số

một khi nói về các lựa chọn cài đặt và cấu hình.

Chấm điểm cầu hình OpenSuse: 3 điểm Ubuntu: 2 điểm Freespire: 1 điểm

v Về hổ trợ :

Freespire, OpenSuse và Ubuntu đều dựa vào các hỗ trợ từ phía cộng đồng và cũng cung cấp các phương thức nâng cấp để trở thành các sản phẩm hỗ trợ thương mại. Ubuntu dẫn đầu trong lĩnh vực này do có những hỗ trợ miễn phí bởi một cộng đồng rất tích cực. Không những trang web của Ubuntu cung cấp các tài liệu rất hoàn chỉnh, diễn đàn của cộng đồng, các câu hỏi thường gặp và các bản demo, trong hệ điều hành này còn có một chương trình cài đặt các ứng dụng của cộng đồng. Bằng việc lựa chọn tính năng “Add/Remove Applications” từ bảng điều khiển, người sử

dụng có thể nhanh chóng đưa ra danh sách các ứng dụng có thể cài đặt lên hệđiều hành này. Các ứng dụng đó sẵn có trên trang của Ubuntu và danh sách được cập

nhật thường xuyên, nếu không muốn nói là hàng ngày. Việc cài đặt các ứng dụng mới trong danh sách đó chỉ là việc chọn và kích chuột. Hầu hết các ứng dụng được cài đặt hoàn toàn tựđộng. Các bản vá mới nhất và các chương trình sửa lỗi được tải và cài đặt một cách tựđộng

Freespire cung cấp các tính năng tương tự, nhưng thông qua công cụ CNR (Click ’N’ Run). Công cụ này có thể sử dụng thử nhưng, nếu khách hàng muốn tiếp tục sử

dụng dịch vụ thì phải trả một khoản phí.

OpenSuse gắn với phương thức truyền thống theo kiểu tải và cài đặt ứng dụng thủ

công. Lợi ích là hầu hết các ứng dụng đều sẵn có. Nhưng điểm bất lợi là việc cài đặt

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Linux hóa hệ thống dựa trên nguồn mở Ubuntu (Trang 33)