Nhân tố công nghệ:

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thương hiệu điện tử của Công ty TNHH giải pháp phần mềm CMC (Trang 29)

Là một doanh nghiệp làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin, chính vì vậy đầu tư cho phát triển công nghệ là ưu tiên hàng đầu của CMCSoft. Cơ sở hạ tầng của công ty được đầu tư một cách đồng bộ với hệ thống văn phòng hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế, băng tần Internet rộng với các đường kết nối dự phòng, hệ thống sao lưu dữ liệu thường xuyên, các trang thiết bị máy móc hiện đại hàng đầu hiện nay… Có thể nói cơ sở vật chất của CMCSoft đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu khắt khe nhất về mọi mặt. CMCSoft cũng tự hào là một trong những doanh nghiệp sở hữu những công nghệ hàng đầu trên thế giới hiện nay.

2.3.2 Môi trường bên ngoài:

Những yếu tố bên ngoài là những yếu tố khách quan tác động đến công ty mà công ty khó có thể có sự chủ động làm thay đổi nó. Tuy nhiên, không thể vì đó mà không có những sự thay đổi theo. Một số yếu tố bên ngoài có thể tác động đến công ty.

2.3.2.1 Môi trường kinh tế-chính trị, văn hóa xã hội

Hiện nay số người sử dụng Internet trên thế giới ngày càng tăng. Kết quả từ cuộc điều tra cho thấy Châu Úc là nơi có tỷ lệ người sử dụng Internet so với tổng dân số nước đó là cao nhất (52.9%), tiếp đó là Châu Mỹ (34.42%), Châu Âu (35.95%), Châu Á (9,91%) và ở Việt Nam chiếm 23.5% dân số (theo nguồn dữ liệu từ trung tâm Internet Việt Nam- VNNIC). Lượng người sử dụng Internet là một trong các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới độ bao phủ thị trường của hoạt động quảng bá trên mạng.

Trong bảng xếp hạng của Miniwatts Marketing Group, tính đến hết tháng 3 năm 2008, Việt Nam đứng thứ 17 trong top các quốc gia có nhiều người sử dụng Internet nhất thế giới. Một điểm khá thú vị là Việt Nam có tốc độ tăng trưởng số người dùng internet nhanh số 1 thế giới (giai đoạn 2000-2008), tăng 9.561,5 %, gấp 7,8 lần so với quốc gia đứng thứ hai. So với các quốc gia trong khu vực Châu Á, tính đến hết năm 2007, Việt Nam chúng ta hiện có số người sử dụng internet nhiều thứ năm, sau Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Indonexia.

Như vậy có thể thấy tỷ lệ người dùng Internet ở Việt Nam nói riêng và toàn thế giới nói chung là rất lớn bởi vậy đây là một trong những lợi thế không nhỏ giúp cho công ty cũng như các doanh nghiệp thành công trong hoạt động quảng bá thương hiệu điện tử của mình.

2.3.2.2 Môi trường ngành

Thị trường sản xuất và gia công phần mềm là khá mới mẻ ở Việt Nam. Chính vì vậy xuất phát điểm là một yếu tố quan trọng để quyết định được sự thành công của doanh nghiệp tham gia vào thị trường mới mẻ này. Những doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực này sớm sẽ có những lợi thế nhất định về mặt công nghệ cũng như tên tuổi thương hiệu do ít có đối thủ cạnh tranh và gần như không có sản phẩm thay thế. Vì vậy sản phẩm của doanh nghiệp chính là thương hiệu,

sản phẩm có chất lượng thì thương hiệu mới mạnh, mới cạnh tranh được với các đối thủ cạnh tranh khác. Xây dựng thương hiệu điện tử sớm cũng là một trong những lợi thế của các doanh nghiệp trong ngành. Có được một thương hiệu điện tử mạnh thì doanh nghiệp có thể tìm được các đối tác từ khắp mọi nơi trên thế giới không chỉ riêng tại Việt Nam. Với một ngành đang phát triển rất mạnh như hiện nay thì việc xây dựng được một thương hiệu điện tử vững mạnh là điều cần thiết để có thể tồn tại, phát triển và cạnh tranh.

Chương 3

CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI CÁC VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU ĐIỆN TỬ CỦA CÔNG TY

TNHH GIẢI PHÁP PHẦN MỀM CMC

3.1 CÁC KẾT LUẬN VÀ PHÁT HIỆN THÔNG QUA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

3.1.1 Những kết quả đạt được

Thương hiệu CMCSoft từ lâu đã là một trong nhưng thương hiệu hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất và gia công phần mềm những năm qua. Là một trong số những doanh nghiệp đầu tiên tham gia vào thị trường phầm mềm, CMCSoft có những lợi thế nhất định trong việc sản xuất và kinh doanh của mình như: ít đối thủ cạnh tranh, chính phủ hỗ trợ nhiều trong việc phát triển ngành này đặc biệt là các doanh nghiệp tham gia vào ngành sản xuất và gia công phần mềm sẽ không phải chịu thuế khi kinh doanh các phần mềm do mình sản xuất ra… Thuận lợi có nhiều nhưng khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải lại càng nhiều hơn, là một ngành hoàn toàn mới ở Việt Nam nên doanh nghiệp khó có thể học hỏi kinh nghiệp từ các công ty khác mà chỉ có thể tham khảo mô hình ở nước ngoài trong khi môi trường kinh doanh lại khác biệt so với trong nước, chưa nhiều doanh nghiệp hay bộ ban ngành có nhận thức tốt về việc sử dụng phần mềm có bản quyền và phần mềm chuyên dụng trong quản lý và sản xuất, vốn đầu tư cho sản xuất lớn, yêu cầu về trình độ nhân lực trong ngành rất cao… Tuy nhiên doanh nghiệp đã cố gắng khắc phục vươn lên để có thể phát triển như hôm nay. Những cố gắng đó đã được xã hội ghi nhận bằng những giải thương quý giá mà CMCSoft đã đạt được trong những năm qua:

Năm Giải thưởng đạt được

CNTT 2001 tại tuần lễ Tin học lần thứ 10.

2002 - Cúp vàng Sản phẩm CNTT Việt Nam tại Tuần lễ Tin học 11 – 2002

cho sản phẩm phần mềm Quản lý Thư viện điện tử iLib của CMC.

2003 - CMC cung cấp gần 6000 máy tính CMS và nhiều thiết bị khác với

tổng giá trị hợp đồng trên 55 tỷ cho hơn 600 trường THCS trên toàn quốc, các máy tính CMS đều được cài đặt phần mềm mã nguồn mở. - Giải thưởng Sao Khuê 2003 cho công ty CMC là tổ chức tiêu biểu trong khai thác, ứng dụng phần mềm và có những đóng góp cho sự phát triển ngành công nghiệp phần mềm nói riêng, ngành CNTT nói chung - Cúp vàng Sản phẩm CNTT Việt Nam tại Tuần lễ Tin học 12 – 2003 (IT Week) cho Sản phẩm phần mềm đóng gói: Hệ thống quản lý văn bản điện tử - eDocman của CMC.

2004 - eDocman nhận được cúp bạc cho sản phẩm phần mềm đóng gói –

phần mềm thương phẩm tại tuần lễ tin học IT Week 13

2005 - CMCSoft được Bộ Bưu chính Viễn thông trao bằng khen cho doanh

nghiệp đạt thành tích xuất sắc trong sản xuất, kinh doanh và phát triển Công nghiệp Phần mềm năm 2005

- Tập thể Công ty Máy tính Truyền thông CMC được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng III cao quý.

- 24/11/2005: CMC chính thức được chứng nhận là công ty có hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9001 – 2000.

- CMC nhận được giải thưởng Sao Khuê cho tổ chức tiêu biểu trong phát triển và ứng dụng phần mềm, góp phần vào sự tiến bộ của ngành CNTT

nhất trong năm do tạp chí PCWorld trao tặng.

- Giải pháp Phần mềm Thư viện điện tử iLib đoạt cúp bạc cho sản phẩm được bình chọn là một trong những sản phẩm CNTT Việt Nam xuất sắc nhất năm 2005 tại tuần lễ tin học IT Week 14. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2006 - Giải thưởng Sao Khuê 2006 cho iLib - Phần mềm ưu việt 4 sao – một

trong những điển hình tiêu biểu có đóng góp xuất sắc cho ngành phần mềm và CNTT nước nhà.

- Cúp vàng CNTT Việt Nam 2006 – lĩnh vực phần mềm đóng gói, phần mềm thương phẩm – ITWeek 15 được trao tặng cho Phần mềm Thư viện điện tử iLib 4.0

- eDocman là một trong ba đại diện của Việt nam tham dự giải thưởng ADOC 2006 và là đại diện duy nhất của Việt Nam tham dự Cúp vàng ICT Châu Á Thái Bình Dương năm 2006 trong lĩnh vực Chính Phủ Điện tử.

2007 - Cúp bạc CNTT Việt Nam 2007 cho IU - Phần mềm Tổng thể cho Hệ

thống Thông tin Đại học - ITWeek lần thứ 16

- Giải thưởng Sao Khuê 2007 dành cho Giải pháp Tổng thể cho Hệ thống Thông tin Đại học IU do VINASA trao tặng

- Phần mềm eDocman, Giải pháp Thư viện Điện tử Tích hợp iLib, Giải pháp tổng thể cho Hệ thống Thông tin Đại học IU đoạt Huy chương Vàng ICT Việt Nam do Hội Tin học Thành phố Hồ Chí Minh trao tặng cho Top 5 phần mềm đạt doanh số cao năm 2007

2008 - Cúp Sao Khuê 2008 cho Phần mềm Quản lý Văn bản và Hồ sơ Công

việc eDocman

eDocman, iLib, IU

- Bằng khen của Bộ Thông tin Truyền thông cho Phần mềm hiệu quả cao eDocman

2009 - Cúp Sao Khuê 2009 cho Phần mềm Quản lý Thư viện iLib

- Đạt ICT Awards 2008 do Bộ Thông tin Truyền thông trao tặng

3.1.2 Những hạn chế và nguyên nhân

Hạn chế thứ nhất, là CMCSoft chưa có phòng hay nhóm riêng hoạt động trong lĩnh vực E-Brand, do công ty chưa có được các nhân viên được đào tạo chuyên môn về vấn đề thương hiệu trong Thương mại điện tử. Vì vậy mà một số vấn đề chuyên môn như các vấn đề bảo vệ thương hiệu khó được khắc phục hoặc không được khắc phục nhanh chóng gây ảnh hưởng đến hiệu quả quảng bá thương hiệu của công ty.

Hạn chế thứ hai, là do công ty chưa nhận thức được rõ nhưng lợi ích từ việc phát triển thương hiệu điện tử do vậy nên công ty chưa thực sự chú trọng vào vấn đề phát triển thương hiệu điện tử. Do đó chưa có sự đầu tư thực sự nhằm phát triển E-Brand,nhằm quảng cáo các sản phẩm đến với người tiêu dùng một cách hiệu quả nhất như đặt banner trên các website nổi tiếng, quảng cáo qua các phương tiện truyền thông… nên hiệu quả đạt được không cao, các sản phẩm của công ty chỉ được biết đến với một nhóm người quan tâm đến CNTT chứ những người dùng mà không phải dân CNTT thì ít biết đến các sản phẩm của CMCSoft. Hạn chế thứ ba, là hiện tại công ty đang có 2 website hoạt động song song

với nhau là http://cmcsoft.com và http://cmcsoft.com tuy đều là website của công

ty nhưng nội dung của hai website này còn chưa thống nhất. Như sơ đồ kết cấu, hình thức trình bày của 2 website khác nhau… gây thắc mắc cho người xem.

Thứ tư, công ty chưa sử dụng hiệu quả các công cụ quảng cáo trực tuyến nhằm phát triển thương hiệu điện tử như quảng cáo qua banner trên một số

website nổi tiếng có lượng truy cập lớn như vnexpress.net, dantri.com.vn, pcworld.vn … Hoặc quảng cáo trên các phương tiện truyền thông đại chúng như Tivi.

3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU ĐIỆN TỬ CỦA CÔNG TY

- Xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu: Chiến lược phát triển thương hiệu là yếu tố quan trọng đầu tiên ảnh hưởng quyết định đến vấn đề phát triển thương hiệu CMCSoft thông qua các phương tiện điện tử. Chiến lược này có vai trò định hướng các hoạt động truyền thông online, đặt các hoạt động này vào mối quan hệ chặt chẽ với các hoạt động truyền thống khác, thực hiện triển khai có kế hoạch rõ ràng, cụ thể. Bên cạnh đó, chiến lược phát triển thương hiệu giúp công ty nhận định những nguồn lực cần thiết cho việc triển khai các hoạt động quảng cáo trực tuyến, nhận định những khó khăn gặp phải và có biện pháp khắc phục để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển hình ảnh thương hiệu CMCSoft.

- Sau khi đã có một chiến lược phát triển thương hiệu thì vấn đề nhân sự là điều cần nói tới: Là một doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất và gia công phần mềm của Việt Nam, tuy nhiên hiện tại doanh nghiệp chưa có một bộ phận nào phụ trách về vấn đề phát triển thương hiệu nói chung và thương hiệu điện tử nói riêng. Vì vậy doanh nghiệp cần thành lập một bộ phận chuyên trách về vấn đề phát triển thương hiệu để có thể quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất. Doanh nghiệp có thể tuyển nhân sự được đào tạo về quản trị thương hiệu hoặc cử cán bộ, nhân viên của chính doanh nghiệp đi học các lớp đào tạo về quản trị thương hiệu để có được những kiến thức, kỹ năng về quản trị thương hiệu. Việc thành lập phòng ban chuyên về quản trị thương hiệu có thể được phân bổ như sau:

+ Trưởng phòng: đảm nhận và chuyên trách mọi công việc của phòng, phê duyệt các dự án, các hoạt động quảng bá thương hiệu của công ty.

+ Bộ phận chuyên trác về quảng bá thương hiệu: đảm nhiệm công tác sáng tạo nội dung, thiết kế thông điệp, lựa chọn cách thức quang cáo, hoạch định ngân sách quảng bá và triển khai chương trình quảng bá thương hiệu.

+ Bộ phận nghiên cứu về thương hiệu trên thị trường trong nước và quốc tế: thu thập dữ liệu, xác định vấn đề và mục tiêu nghiên cứu, phân tích dữ liệu,…

Bộ phận chuyên trách về quảng bá thương hiệu thông qua mạng Internet có thể kết hợp với bộ phận nghiên cứu marketing nhằm tìm cho mình những dữ liệu về tập khách hàng mục tiêu, cùng phối hợp để đề ra những chương trình quảng cáo trên mạng hiệu quả và hợp lý. - Cần xây dựng một website tích hợp được nhiều chức năng hơn nữa như có chức năng bán hàng và thanh toán qua mạng, website cho phép khách hàng đăng ký tài khoản và quản lý tài khoản của khách hàng, họ có thể đăng nhập vào website để download những sản phẩm của công ty về dùng thử, công ty nên xây dựng cho mình một diễn đàn về CNTT để mọi người có thể vào đó trao đổi, học hỏi kinh nghiệm cũng như đánh giá, góp ý về các sản phẩm của doanh nghiệp, tạo lập một diễn đàn cũng là một hình thức quảng cáo rất hiệu quả đối với doanh nghiệp. Hơn nữa doanh nghiệp cần phải đồng bộ hóa nội dung hai website của

doanh nghiệp là http://cmcsoft.com và http://cmcsoft.com.

- Sử dụng các công cụ quảng bá thương hiệu điện tử như đặt banner quảng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cáo trên các website có lượng truy cập lớn như vnexpress.net , dantri.com.vn,

pcworld.vn … Hoặc quảng cáo trên các phương tiện truyền thông đại chúng như Tivi. Công ty có thể quảng cáo qua thư điện tử bằng cách gửi những thư quảng

cáo đến với những khách hàng đã sử dụng sản phẩm của mình, hoặc những người quan tâm đến lĩnh vực CNTT… Tham gia các hội trợ triển lãm về CNTT

như triển lãmCeBIT, triển lãm CNTT-TT - Điện tử VN 2009…

Đẩy mạnh quan hệ công chúng (PR): Các hoạt động quan hệ công chúng có ảnh hưởng nhất định đến việc phát triển thương hiệu, có nhiều hoạt động mang lại hiệu quả lớn hơn cả quảng cáo. Một số hoạt động quan hệ công chúng mà cmcsoft có thể tham gia.

- Tăng cường viết bài trên báo

Với hoạt động này, tác giả chỉ đề cập đến viết bài trên các báo mạng. Hiện nay, xu hướng đọc báo mạng ngày một nhiều, một số báo mạng được ưa chuộng

nhất tại Việt Nam là www.vnexpress.net, www.vietnamnet.vn, www.dantri.com,

www.24h.com.vn. Mọi người thích đọc báo mạng vì sự tiện lợi, thông tin được cập nhật liên tục, bài báo xúc tích, ngắn gọn, dễ đọc và dễ nhớ. Đặc biệt, những thông tin của các báo mạng thường được mọi người quan tâm, chú ý và tin dùng. Với xu hướng như vậy, việc có bài viết về công ty, về sản phẩm trên các báo mạng sẽ mang lại nhiều hiệu quả, thông tin đến với bạn đọc một cách khách quan, dễ dàng được tin tưởng hơn là những đoạn quảng cáo.

- Tham gia tài trợ các chương trình

Tham gia tài trợ các chương trình có uy tín sẽ làm tăng uy tín của thương hiệu cmcsoft. Đặc biệt với việc tham gia tài trợ các chương trình, thương hiệu

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thương hiệu điện tử của Công ty TNHH giải pháp phần mềm CMC (Trang 29)