Trong văn nghị luận

Một phần của tài liệu giáo án bồi dương văn 7 (Trang 30 - 32)

I. Ôn tập tiếng việt

trong văn nghị luận

A.Mục tiêu cần đạt:

Qua bài học, học sinh cần đạt được:

1. Kiến thức: Làm quen với các đề văn nghị luận.

2. Kĩ năng: Biết tìm hiểu đề và cách lập ý cho bài văn nghị luận.

3.Thái độ: Có ý thức trong việc tìm hiểu đề, lập ý trong bài văn nghị luận.

B. Chuẩn bị:

- Giáo viên: Soạn bài.

- Hướng dẫn hs chuẩn bị bài theo câu hỏi sgk.

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động của gv và hs.

* Hoạt động 1.

Kiểm tra bài cũ (3') Nêu đặc điểm của bài văn nghị luận.

* Hoạt động 2. Giới thiệu bài.

Việc tìm hiểu đề, tìm ý là thao tác quan trọng trong quá trình làm văn. trước khi làm bài, người viết phải tìm hiểu kỹ đề bài, yêu cầu của đề sau đó mới lập dàn ý và làm bài. Để giúp các em nắm được nội dung, tính chất của đề văn nghị luận và cách lập dàn ý cho bài văn nghị luận, chúng ta tìm hiểu bài học hôm nay.

*Hoạt động 3: Bài mới.

HĐ CỦA THẦY-TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT

I. Nội dung.

? Thế nào là văn bản nghị

-Trong đời sống chúng ta thường gặp văn nghị luận dưới dạng các ý kiến nêu ra trong cuộc họp, các bài xã luận, phát biểu ý kiến trên báo chí,...

- Văn nghị luận là văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó. Muốn thế, văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ dẫn chứng thuyết phục.

- Những tư tưởng quan điểm trong bài văn nghị luận phải hướng tới giải quyết vấn đề đặt ra trong đời sống thì mới có ý nghĩa.

? Thế nào là luận điểm, luận cứ, lập luận?

-Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định hay phủ định.. Luận điểm là linh hồn của bài viết, luận điểm phải đúng đắn, chân thật...

- Luận cứ là lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm. Luận cứ phải chân thật đúng đắn, tiêu biểu thì mới khiến cho luận điểm có sức thuyết phục.

-Lập luận là cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm. ? Bố cục của bài văn nghị

luận gồm có mấy phần?

? Thế nào là lập luận chứng minh? Bố cục của bài lập luận chứng minh?

-Bài văn nghị luận gồm có 3 phần:

+ MB: Nêu vấn đề có ý nghĩa đối với đời sống xã hội + TB: Trình bày nội dung chủ yếu của bài.

+ KB: Nêu kết luận nhằm khẳng định tư tưởng, thái độ quan điểm của bài.

- Trong văn nghị luận chứng minh là một phép lập luận dùng những lí lẽ bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm mới là đáng tin cậy.

- Bố cục bài văn lập luận chứng minh gồm 3 phần: + Mb: nêu luận điểm cần được chứng minh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Tb: nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng. + Kb:Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh - giữa các phần các đoạn văn cần có phương tiện liên kết.

* Đề : " có chí thì nên". hãy chứng minh tính đúng đắn của tục ngữ đó. II. Luyện tập: 1. Bài tập 1: * Tìm hiểu đề và tìm ý. a. Xác định yêu cầu chung.

- Luận điểm: ý chí rèn luyện quyết tâm học tập và rèn luyện.

- Thể hiện ở câu tục ngữ và lời chỉ dẫn của đề bài.

- Chí là hoài bão, lí tưởng tốt đẹp, ý chí, nghị lực, sự kiên trì.

- Nếu có ý chí quyết tâm thì làm việc gì cũng thành công. - Tính chất của luận điểm: luận điểm cần chứng minh có tính đúng đắn.

* Đề bài: hãy chứng minh tínhđúng đắn của câu tục ngữ " Có công mài sắt có ngày nên kim".

? Nêu điểm giống và khác nhau của các đề bài trên?

b. Tìm ý.

- Lí lẽ: bất cứ việc gì dù có vẻ đơn giản, nhưng không có chí, không chuyên tâm, không kiên trì thì không làm được. - Ở đời làm việc gì mà không gặp khó khăn, nếu gặp khó khăn mà bỏ dở thì chẳng làm được gì.

- Dẫn chứng: những tấm gương trong thực tế, trong bài "Đừng sợ vấp ngã"

* Lập dàn ý.

- Bố cục: 3 phần.

- Mở bài : nêu luận điểm.

- Thân bài: giải quyết cho các luận điểm đó bằng dẫn chứng ,các luận điểm phụ.

- Kết bài: Khẳng định lại ý nghĩa của luận điểm.

Một phần của tài liệu giáo án bồi dương văn 7 (Trang 30 - 32)