Việc áp dụng hình thức sổ Chứng từ ghi sổ ở công ty là hợp lý, đã làm giảm

Một phần của tài liệu Thực trạng kế toán bán hàng tại công ty cổ phần thành đô (Trang 52)

đáng kể việc ghi chép trùng lặp, tăng năng suất lao động, góp phần sáng tạo, phát huy năng lực của nhân viên.

- Áp dụng hệ thống tài khoản do Bộ Tài Chính quy định nên trong công tác hạch toán các nghiệp vụ trở nên dễ dàng hơn.

- Việc áp dụng phương pháp hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên cho phép ghi chép nhanh chóng, chính xác, kịp thời thuận tiện cho việc kiểm tra đối chiếu sau này. Mặt khác do đặc thù kinh doanh với nhiều chủng loại than với nhiều đối tượng khách hàng nên các nghiệp vụ phát sinh nhiều, áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên sẽ giúp công ty chủ động trong việc kiểm kê hàng hóa.

SV: Đào Thị Duyền - Lớp: KT1

GVHD: TS. Nguyễn Hữu Đồng

- Kế toán giá vốn hàng bán theo giá đích danh đảm bảo tính chính xác.

* Về chứng từ và sổ sách kế toán

- Công ty sử dụng và chấp hành nghiêm chỉnh quy định về chứng từ. Quy trình luân chuyển chứng từ rành mạch, không chồng chéo là điều kiện thuận lợi để ghi sổ và hạch toán. Việc lưu trữ chứng từ thực hiện khoa học, theo đúng quy định rất thuận lợi cho việc tìm kiếm, kiểm tra và đối chiếu.

- Sổ kế toán chi tiết và tổng hợp rõ ràng, phản ánh chứng từ một cách đầy đủ

3.1.2. Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm kể trên, trong công tác quản lý bán hàng cũng như quy trình ghi sổ, hạch toán bán hàng ở Công ty Cổ phần Thành Đô còn tồn tại một số hạn chế sau:

*Về công tác tổ chức quản lý bán hàng và kế toán bán hàng

Lực lượng lao động chưa ổn định, lúc thừa người lại thiếu việc, lúc ít việc lại thừa lao động, không phải là nghề mang tính mùa vụ nhưng đội ngũ nhân viên còn trẻ nên hay thiên chuyển công việc, hoặc do phải di chuyển đi tỉnh khác làm việc nên lực lương không đắp ứng yêu cầu như mong đợi.

Do đội ngũ kế toán phần đông là nữ, đang còn trẻ nên thường xuyên bị trống một vài người do có việc gia đình xin nghỉ, hoặc xin nghỉ sinh đẻ nên không được ổn đinh. Vì vậy, phòng nhân sự nên có chính sách sử dụng và tuyển dụng nhân sự phù hợp đảm bảo hoạt động của Công ty.

*Công tác hạch toán doanh thu

Khi hạch toán các khoản doanh thu thì Công ty ít xẩy ra các khoản giảm trừ doanh thu. Nguyên nhân là các sản phẩm của Công ty thường đảm bảo về thông số kỹ thuật, kèm với các dịch vụ bảo hành, sửa chữa nếu cần nên hàng bán bị trả lại thường ít, nếu có các hàng bán bị trả lại thì kế toán bán hàng sẽ ghi giảm trực tiếp doanh thu trên sổ chi tiết và sổ tổng hợp về doanh thu. Vì thế Công ty không mở sổ chi tiết theo dõi khoản hàng bán bị trả lại.

Các khoản chiết khấu hàng bán ra như chiết khấu thương mại và giảm giá hàng bán thì kế toán không mở sổ theo dõi và cuối tháng không tính trừ làm giảm

SV: Đào Thị Duyền - Lớp: KT1

GVHD: TS. Nguyễn Hữu Đồng

doanh thu để tính ra khoản doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng mà tiến hành tính vào chi phí bán hàng của lượng hàng bán ra. Đây là một nhược điểm kế toán bán hàng làm đội lên chi phí của hoạt động bán hàng và không phản ánh đúng thưc chất của nghiệp vụ bán hàng

*Về hình thức sổ kế toán áp dụng

Công ty áp dụng hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ, nhưng quy trình ghi sổ còn làm tắt, không sử dụng đầy đủ chứng từ và sổ sách theo quy định.

3.2. Giải pháp hoàn thiện và các giải pháp hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Thành Đô xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Thành Đô

3.2.1. Phương hướng hoàn thiện

- Việc hoàn thiện phải bảo đảm thực hiện đúng luật pháp của Nhà Nước, đúng chế độ kế toán tài chính hiện hành.

- Các giải pháp cần mang tính khả thi, đảm bảo phối hợp giữa các bộ phận, các khâu trong quá trình bán hàng để tiết kiệm chi phí tối đa

- Hoàn thiện hệ thống sổ sách đầy đủ cả về chứng từ, công tác hạch toán, ghi sổ.

3.2.2. Các giải pháp hoàn thiện* Về công tác quản lý * Về công tác quản lý

- Điều quyết định đến chất lượng của tổ chức công tác kế toán vẫn là các nhân viên kế toán nên việc hoàn thiện đầu tiên là bộ máy kế toán ở công ty. Cụ thể những biện pháp công ty cần thực hiện để nâng cao trình độ của nhân viên kế toán là:

+ Thực hiện chương trình đào tạo kế toán viên. Trong đó, kết hợp các kiến thức kế toán tài chính, kế toán thuế, kế toán quản trị và ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán.

+ Có thể vài năm một lần các kế toán viên đổi phần hành của mình cho người khác qua đó mọi người sẽ có một tầm nhìn khái quát hơn về kế toán, hiểu sâu sắc từng phần hành của công việc đồng thời khi quay trở lại công việc cũ họ sẽ làm tốt hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nhà quản lý, cấp lãnh đạo cần nhận thức rõ hơn nữa vai trò của kế toán quản trị gắn với kế toán tài chính, từ đó có định hướng cụ thể gắn kế toán quản trị với kế toán bán hàng để phân tích, định hướng công tác bán hàng một cách cụ thể và rõ nét hơn.

SV: Đào Thị Duyền - Lớp: KT1

GVHD: TS. Nguyễn Hữu Đồng

- Hỗ trợ việc xây dựng các phần mềm kế toán trong đó tích hợp các chức năng kế toán tài chính, kế toán quản trị, kế toán thuế và phân tích hoạt động kinh doanh

* Về hệ thống sổ sách kế toán

- Hiện nay do sổ tổng hợp chi tiết chi phí bán hàng đang được trình bày theo nội dung khoản mục chứ không theo tài khoản chi tiết, vì vậy rất khó theo dõi, công ty cần sửa lại sổ tổng hợp chi phí bán hàng theo hướng cụ thể hóa bằng khoản mục tài khoản để tiện cho việc đối chiếu sau này.

* Về tài khoản sử dụng và phương pháp tính giá, phương pháp kế toán

- Khi hạch toán giá gốc hàng hóa mua về, công ty chỉ sử dụng TK 156, toàn bộ chi phí thu mua cũng được tính vào giá gốc hàng hóa, theo quy định, công ty nên tách TK 156 thành 2 tiểu khoản:

+ TK 1561 – Giá mua hàng hóa + TK 1562 – Chi phí thu mua

Chi phí liên quan đến việc thu mua hàng hóa sẽ được tập hợp vào TK 1562 và phân bổ vào cuối kì.

- Riêng đối với TK 641, công ty nên chi tiết ra các TK cấp 2 để tiện cho việc theo dõi. Có thể chia thành các tiểu khoản như sau:

+ TK 6411 – Chi phí nhân viên: phản ánh khoản phải trả cho nhân viên bán hàng bao gồm tiền ăn ca, tiền công, khoản trích theo lương…

+ TK 6412 – Chi phí vật liệu: phản ánh các khoản chi phí liên quan đến việc tiêu thụ hàng hóa như chi phí sửa chữa kho, chi phí vận chuyển hàng…

+ TK 6413 – Chi phí dụng cụ, đồ dùng: phản ánh chi phí về công cụ dụng cụ phục vụ quá trình bán hàng như: dụng cụ đo lường, phương tiện tính toán…

+ TK 6414 – Chi phí khấu hao TSCĐ: phản ánh chi phí khấu hao TSCĐ tại bộ phận bán hàng như nhà kho, bến bãi, phương tiện…

+ TK 6417 – Chi phí dịch vụ mua ngoài: phản ánh chi phí dịch vụ mua ngoài như tiền điện, nước, tiền hoa hồng…tại bộ phận bán hàng

+ TK 6418 – Chi phí bằng tiền khác: phản ánh các chi phí khác bằng tiền phát sinh trong quá trình bán hàng như chi phí quảng cáo, giới thiệu sản phẩm…

SV: Đào Thị Duyền - Lớp: KT1

GVHD: TS. Nguyễn Hữu Đồng

Một phần của tài liệu Thực trạng kế toán bán hàng tại công ty cổ phần thành đô (Trang 52)