Khuyến nghị

Một phần của tài liệu TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ CÁC GIẢI PHÁP CẢI TIẾN VIỆC ĐÁNH GIÁ GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG (Trang 27)

2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Cần có những nghiên cứu sâu sắc và toàn diện hơn về chuẩn, chuẩn hóa trong giáo dục.

- Trong công tác xây dựng chuẩn GV ĐH có thể tìm kiếm những cách tiếp cận khác nhau nhưng cần dựa vào kết quả nghiên cứu xác thực sao cho các chuẩn phản ánh được những mong muốn về chất lượng GV đáp ứng đòi hỏi của giáo dục Việt Nam trong bối cảnh hội nhập, đồng thời tiếp cận được với chuẩn của thế giới. Các chuẩn GV cần tạo thuận lợi cho công tác quản lí GV trong đó có công tác đánh giá GV.

- Cần có những hướng dẫn cụ thể về chuẩn, và các tiêu chí đối với việc đánh giá giảng viên đại học.

- Xây dựng văn bản pháp lý và phổ biến rộng đến các trường đại học trên cả nước.

2.2. Đối với Trường Đại học Thăng Long

Nghiên cứu và xây dựng được quy trình đánh giá giảng viên theo chuẩn, tiêu chí cụ thể phù hợp với yêu cầu thực tế của trường, mang lại hiệu quả thiết thực, nhằm tạo nên tính ổn định và bền vững cho các hoạt động đánh giá giảng viên.

Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa Hội đồng quả trị, ban Giám hiệu, các phòng ban, bộ môn, giảng viên và sinh viên trong công tác đánh giá giảng viên.

Tạo điều kiện về vật chất và tinh thần nhằm khuyến khích giảng viên, nhà quản lý tích cực tham gia hoạt động đánh giá giảng viên nhằm góp phần phát triển sự nghiệp chung của nhà trường.

Đánh giá một cách thiết thực hơn, chính xác hơn và sử dụng hiệu quả những thông tin thu được trong công tác đánh giá giảng viên nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, tạo thế phát triên mạnh và bền vững cho nhà trường.

2.3. Đối với các Khoa và các giảng viên tham gia công tác đánh giá giảng viên

- Cần coi trọng và tích cực tham gia vào công tác đánh giá giảng viên.

- Nâng cao hiểu biết toàn diện về công tác đánh giá giảng viên, phối hợp thực hiện công tác đánh giá giảng viên một cách khách quan, công bằng.

- Sử dụng hiệu quả những thông tin phản hồi về kết quả đánh giá đối với từng cá nhân.

- Thông qua công tác đánh giá giảng viên và kết quả thu được sau đánh giá, trưởng các khoa, bộ môn cần sát sao giám sát và kịp thời trong công tác khen thưởng cũng như nhắc nhở giảng viên của khoa bộ môn nhằm tạo động lực thúc đẩy cũng như động cơ không ngừng nâng cao và hoàn thiện bản thân của từng cá nhân giảng viên trên mọi mặt.

Một phần của tài liệu TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ CÁC GIẢI PHÁP CẢI TIẾN VIỆC ĐÁNH GIÁ GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG (Trang 27)