1. Kết luận
Giáo dục đào tạo giữ một vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi dân tộc, cũng như toàn thể nhân loại. Tiến trình phát triển xã hội ngày càng khẳng định vai trò của giáo dục đào tạo đối với kinh tế - xã hội, là động lực bậc nhất thúc đẩy sản xuất, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội nhanh chóng, hiệu quả, bền vững. Ở nhiều nước, giáo dục và đào tạo là ưu tiên hàng đầu của quốc gia vì trình
độ và chất lượng giáo dục quyết định trình độ phát triển của mỗi nước. Do vậy, đầu tư cho giáo dục là đầu tư để tạo nguồn dự trữ chiến lược quan trọng nhất của mỗi quốc gia.
Trong xu thế toàn cầu hóa giáo dục, các loại hình giáo dục phong phú và đa dạng, thì sự cạnh tranh về mặt chất lượng cũng như giữ vững và nân cao thương hiệu nhà trường luôn trở thành một vấn đề cấp thiết và cấp bách. Để làm được điều này thì không chỉ ban lãnh đạo nhà trường mà toàn thể cán bộ, nhân viên, giảng viên nhà trường đều đóng một vai trò quan trọng. Đội ngũ giảng viên luôn có một số lượng đông đảo và giữ một vị trí quan trọng quyết định sự tồn vong, sự phát triển của nhà trường.
Từ yêu cầu thực tế và cấp thiết, vấn đề đánh giá GV càng trở nên quan trọng hơn và cần đẩy mạnh hơn.Chính vì vậy việc đánh giá GV đại học phải đảm bảo khách quan và có tác dụng tốt cho công tác quản lí và phát triển trường học thì cần phải có phương pháp đánh giá dựa trên cơ sở khoa học. Đánh giá theo hướng chuẩn hóa (đánh giá dựa vào chuẩn) sẽ giúp cho việc đánh giá khách quan và chính xác, đảm bảo khoa học.
Luận văn đã phân tích và làm rõ cơ sở lí luận của việc đánh giá GV đại học theo hướng chuẩn hóa dựa trên mô hình hoạt động nghề nghiệp của GV. GV đại học cần phải thực hiện các nhiệm vụ cơ bản sau: 1/ Giảng dạy và tư vấn SV; 2/ NCKH; 3/ Thực hiện các dịch vụ chuyên môn phục vụ nhà trường, cộng đồng. Làm rõ một số vấn đề liên quan đến công tác đánh giá GV hiện nay và thực trạng đánh giá GV tại trường Đại học Thăng Long, dựa vào thực tiễn của việc đánh giá GV trường Đại học Thăng Long làm căn cứ thực tiễn cho việc đưa ra các biện pháp cải thiện nội dung, hình thức đánh giá GV theo hướng chuẩn hóa, nhằm nâng cao hiệu quả công tác đánh giá GV, tạo động cơ, động lực phấn đấu, hoàn thiện không ngừng đối với GV trường Đại học Thăng Long, giúp nhà trường phát triển ngày càng vững mạnh và nâng cao thương hiệu của mình.
Căn cứ vào cơ sở lý luận và thực trạng công tác đánh giá giảng viên trường Đại học Thăng Long. Luận văn đã đề xuất một số biện pháp sau:
- Tăng cường phối hợp trong việc thực hiện quy trình đánh giá GV
- Coi trọng biện pháp phản hồi 360 độ để đánh giá giảng viên tại trường ĐH ThăngLong
- Hoàn thiện quy trình lấy ý kiến SV về hoạt động giảng dạy của giảng viên trường ĐH Thăng Long
- Tổ chức các buổi phỏng vấn đánh giá sau mỗi đợt đánh giá thực hiện công tác giảng dạy của GV
- Sử dụng có hiệu quả hơn kết quả đánh giá thực hiện công tác giảng dạy của GV tại trường ĐH Thăng Long
Các biện pháp trên phải được thực hiện trong mối tương tác, hỗ trợ lẫn nhau tạo nên một chỉnh thể huy động sức mạnh tổng hợp của tất cả các nhân tố tham gia vào quá trình đánh giá giảng viên trường Đại học Thăng Long.