Cắt hình và đột lỗ bằng khuôn:

Một phần của tài liệu Công nghệ kim loại chương gia công áp lực (Trang 80)

- Nhược điểm: phương pháp này là hao mòn rất nhanh (xi lanh, pit tông, khuôn ép) vì làm việc với lực và nhiệt độ cao; hao phí kim loại nhiều, đặc biệt

4. Các nguyên công trong dập tấm 1 Cắt phôi tấm

4.2 Cắt hình và đột lỗ bằng khuôn:

Quá trình cắt hình và đột lỗ bằng khuôn cũng tương tự như quá trình cắt bằng máy, và có thể xem chày và cối cắt như những lưỡi dao định hình khép kín. Quá trình cắt hình và đột lỗ gồm 3 giai đoạn:

- Giai đoạn biến dạng đàn hồi xảy ra nén đàn hồi và uốn kim loại và kim loại bị ép nhẹ vào lỗ cối. ứng suất trong kim loại không vượt quá giới hạn đàn hồi. - Giai đoạn biến dạng dẻo xảy ra kéo và uốn mãnh liệt tổ chức thớ kim loại do chày ép lún sâu vào kim loại và đẩy mạnh nó vào lỗ cối. ứng suất ở cuối giai đoạn đạt giá trị cực đại bằng giá trị giới hạn bền của vật liệu.

- Giai đoạn nứt tạo thành các vết nứt tế vi, đầu tiên ở phía mép cắt của cối, sau đó ở cả mép cắt của chày.

4.3 Uốn

Uốn các tấm kim loại (hay các phôi) có tiết diện định hình nhằm thay đổi hư ớng của trục phôi thực hiện biến dạng dẻo, biến phôi liệu phẳng thành cong hoặc thay đổi góc và bán kính uốn của phôi đã được uốn từ trước.

4.4 Dập vuốt

Dập vuốt hay còn gọi là dập sâu là quá trình biến phôi phẳng thành một chi tiết rỗng có hình dạng bất kỳ (hoặc tiếp tục thay đổi các kích thước của chi tiết ấy) và được tiến hành trên các khuôn dập vuốt.

Có hai phương pháp dập vuốt khác nhau:

- Dập vuốt không mỏng thành, tức là không làm thay đổi chiều dày thành của chi tiết so với chiều dày phôi ban đầu; khe hở giữa chày và cối khuôn dập lớn hơn chiều dày phôi

- Dập vuốt có làm mỏng thành, làm thay đổi chiều dày thành chi tiết so với chiều dày phôi ban đầu. Trong trường hợp này khe hở giữa chày và cối nhỏ hơn chiều dày phôi tấm và số lần gia công được xác định theo mức độ biến dạng cho phép

4.5 Uốn vành

Thông thường có hai phương pháp uốn vành: uốn vành các lỗ bằng cách kéo kim loại thành vành xung quanh miệng lỗ đã được đột thủng từ trước và uốn vành theo chu vi ngoài bằng cách kéo và nén kim loại theo biên của phôi

4.6 Tóp miệng

Tóp miệng là nguyên công làm nhỏ miệng chi tiết rỗng đã được dập vuốt trước. Miệng tóp của chi tiết có thể là hình côn, hình trụ, hình bán cầu hoặc những mặt cong phức tạp.

4.7 Dãn phồng

Khi thực hiện dãn phồng phần dưới của phôi dập có đường kính được tăng lên lớn hơn phôi ban đầu, còn miệng vẫn giữ nguyên và không làm thay đổi chiều dày chi tiết.

4.8 In nổi

In nổi hay dập dấu là tạo nên trên bề mặt sản phẩm những vị trí lồi lõm có hình dáng và kích thước theo yêu cầu. In nổi là nguyên công dập nguội được dùng rộng rãi để chế tạo các loại quân hiệu, huy chương, huân chương, huy hiệu, nhãn hiệu gắn tên các máy móc và sản phẩm ...

Đặc điểm quá trình in nổi là sự thay đổi kim loại không đáng kể. Khi in nổi với mức độ lồi lõm của vết dập không lớn lắm có thể dùng chày dập ở phía trên có hình dáng bề mặt như hình dạng những vết nổi cần in. Nếu mức độ lồi lõm của các vật dập lớn, hình in nổi cần phải rõ nét thì ngoài chày dập dấu đặt ở phía trên còn phải đặt khuôn dập dấu ở phía dưới nữa. Cũng có thể chế tạo khuôn dưới có hình in yêu cầu, sau đó đặt sản phẩm lên và dùng chày cao su để ép làm cho kim loại biến dạng và ép vào thành lòng khuôn, hoặc thay thế cao su bằng chất lỏng, vật xốp, khí ép, quá trình nổ ...

Một phần của tài liệu Công nghệ kim loại chương gia công áp lực (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(91 trang)