NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG MARKETING

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay tại Ngân hàng TMCP Bắc Á – chi nhánh Hà Nội (Trang 61)

Ngân hàng nên tiếp tục phân đoạn chính xác thị trường, xác định đúng đối tượng khách hàng mục tiêu trong từng thời kỳ, phù hợp với từng loại hình sản phẩm, từ đó chủ động thực hiện các chương trình marketing phù hợp nhằm tiếp cận khách hàng hiệu quả và giới thiệu các sản phẩm cho vay phù hợp. Đồng hành với mỗi chiến lược phát triển sản phẩm cho vay mới, nên tiến hành các chương trình marketing phù hợp đi kèm, đảm bảo cho thành công của chiến lược.

Đẩy mạnh đa dạng hóa các biện pháp marketing như quảng cáo qua các phương tiện thông tin đại chúng: báo chí, truyền hình, mạng internet..,và áp dụng các chiến lược marketing hiện đại: Four Mix

Tích cực thực hiện các hoạt động quan hệ với khách hàng, điều tra thị trường… nhằm đi sâu tìm hiểu khách hàng và thu nhận các thông tin từ phía khách hàng về mọi phương diện: số, hiệu quả sản phẩm dịch vụ, nhu cầu của khách hàng, mức độ hài long của khách hàng, cảm nhận về hình ảnh của ngân hàng…để làm căn cứ, cơ sở hoàn thiện các chương trình marketing.

hàng nhằm làm cho khách hàng làm quen và nhận thức được tiện ích của các sản phẩm cho vay mà ngân hàng đang cung cấp, và đi đến việc sử dụng dịch vụ của ngân hàng. Trong hoạt động cho vay, nhất là cho vay cá nhân ngân hàng phải chú động tìm đến ngân hàng mới khơi dậy nhu cầu vay của các khách hàng tiềm năng mà chính bản thân họ không biết. Việc làm này sẽ giúp ngân hàng Nâng cao chất lượng lượng khách hàng đặt vấn đề vay vốn, giúp ngân hàng có nhiều lựa chọn để cho vay những khách hàng tốt, có phương án vay vốn thực sự hiệu quả, khả năng trả nợ tốt. Trên cơ sở đó sử dụng tối đa nguồn vốn mà vẫn đảm bảo an toàn cho vay và tính sinh lợi cho ngân hàng.

Phát triển các hình thức liên kết với nhà cung cấp sản phẩm để phát triển cho vay tiêu dùng. Việc liên kết với nhà sản xuất, cung cấp sản phẩm kết hợp với các chương trình khuyến mại, bốc thăm trúng thưởng phát huy rất tốt hiệu quả quảng bá hình ảnh của ngân hàng, cũng như tăng đáng kể lượng khách hàng, và tăng khả năng thu hút khách hàng vay tiêu dùng. Đồng thời tăng lợi ích cũng như hiệu quả hoạt động cho cả nhà cung cấp và ngân hàng.

- Công khai các thông tin để khách hàng dễ dàng tiếp cận, nắm bắt thông tin về mọi yếu tố trong quy trình cho vay để khách hàng có cơ sở so sánh đánh giá và ra quyết định cuối cùng. Ngoài việc niêm yết thông tin tại điểm giao dịch thì mỗi điểm giao dịch cần phải tích cực và chủ động trong việc tiếp thị sản phẩm tại địa bàn hoạt động.

- Tổ chức hội nghị khách hàng theo định kỳ để thu thập thông tin, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của khách hàng để cải tiến sản phẩm, phương thức phục vụ… đồng thời nắm bắt nhu cầu tiềm ẩn của khách hàng để phát triển sản phẩm mới.

- Tăng cường liên kết toàn diện giữa bô phận marketing và các bộ phận trong hoạt động cho vay nhất là bộ phận phát triển sản phẩm và bộ phận bán hàng. Sự tăng cường này sẽ giúp hoạt động marketing được thực hiện đúng hướng, đúng nhu cầu của khách hàng do đó đạt hiệu quả cao hơn.

cũng như tăng khả năng cạnh tranh thu hút khách hàng, nhờ đó ngân hàng có thể tăng cơ hội lựa chọn khách hàng làm cho hiệu quả hoạt động cho vay ngày càng cao, mang lại lợi nhuận nhiều hơn, phát triển vững mạnh cho ngân hàng.

3.2.9. Nâng cao hiệu quả nguồn nhân lực

Hiệu quả cho vay bị ảnh hưởng lớn nhất bởi yếu tố con người. Các cán bộ nhân viên thực hiện hoạt động tín dụng là người trực tiếp thực hiện việc cung cấp, theo dõi và quản lý hiệu quả các khoản cho vay, do đó năng lực của họ có tính chất quyết định đến hiệu quả cho vay. Hiện tại nguồn nhân lực của Ngân hàng Bắc Á Chi nhánh Hà Nội đã khá tốt trên 80% cán bộ có trình độ đại học và trên đại học, cán bộ có kinh nghiệm từ 1 – 4 năm chiếm đa số. Tuy nhiên trước môi trường cạnh tranh gay gắt của ngành và diễn biến của nền kinh tế thì việc nâng cao hiệu quả nhân lực làm công tác cho vay luôn là việc làm quan trọng và thường xuyên, cụ thể ngân hàng cần thực hiện một số biện pháp định hướng sau:

- Nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng, bằng cách lên kế hoạch dài hạn, cụ thể về số và hiệu quả nhân lực, thiết kế mẫu đơn có khả năng cung cấp thông tin tối đa và chính xác về ứng viên, để thuận tiện cho việc sàng lọc, lựa chọn ứng viên có năng lực, sau đó công bố thông tin tuyển dụng rộng rãi đến các đối tượng lao động để tăng cơ hội thu hút nhân tài. Cuối cùng là tổ chức các hình thức thi hiệu quả, bên cạnh hình thức tuyển dụng truyền thống là thi viết và vấn đáp, cần kết hợp các hình thức bổ trợ khác như: kết hợp với các trường đại học để chọn các ứng cử viên tốt nhất mời tham gia, đào tạo thi tuyển, tuyển sinh viên thực tập để tăng cơ hội lựa chọn nhân viên, tổ chức thi thảo luận nhóm, thực hành tình huống.

- Hoàn thiện chính sách thu hút và đãi ngộ nhân tài. Để khuyến khích cán bộ nhân viên khẳng định mình, làm việc có trách nhiệm, nhiệt tình..ngân hàng cần tạo dựng và phát huy hơn nữa mục tiêu: “Hình ảnh một ngân hàng chuyên nghiệp và thách thức đối với người lao động hiệu quả cao” bằng cách tạo ra môi trường làm việc vừa có tính cạnh tranh lành mạnh vừa thân thiện, quy định rõ ràng về trách nhiệm và quyền lợi để tạo ra động lực nhằm tăng thêm tinh thần làm việc và trách nhiệm cũng như sự năng động sáng tạo của mỗi người. Đồng thời xây dựng, thực

hiện hoàn thiện cơ chế lương thưởng cạnh tranh, kết hợp hình thức trả lương theo số hợp đồng cho vay, quy mô cho vay mà nhân viên thực hiện được. Song ngân hàng cần chú ý minh bạch, đa dạng hình thức đãi ngộ bằng cả vật chất và tinh thần theo hướng khuyến khích cán bộ nhân viên phát huy năng lực. Cuối cùng ngân hàng cần đẩy mạnh công tác thi đua khen thưởng, khuyến khích sự tham gia, phấn đấu của các đơn vị, cá nhân trên toàn hệ thống.

- Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tín dụng. Để thực hiện được điều này, ngân hàng cần xây dựng chiến lược đào tạo dài hạn phù hợp với chiến lược kinh doanh, trên cơ sở đó định kỳ triển khai đào tạo cụ thể. Việc đào tạo và bồi dưỡng thực hiện nhất quán theo hướng toàn diện về cả trình độ chuyên môn cũng như đạo đức kinh doanh. Tập trung đào tạo lớn cán bộ nguồn, là những tài năng tương lai.

Nâng cao hiệu quả các chương trình đào tạo, chuẩn hoá các nội dung đào tạo theo nhóm chức danh công việc, đối tượng cán bộ. Với các cán bộ cũ cần đạo tạo nâng cao và cập nhật những kiến thức mới. Với các cán bộ mới chưa có kinh nghiệp cần đạo tạo bài bản về nghiệp vụ thực tế. Tập trung vào các nội dung phương pháp và kỹ thuật thẩm định dự án đầu tư, phân tích hoạt động kinh doanh, các kiến thức pháp lý trong quan hệ kinh tế như dân sự, hình sự đặc biệt là các vấn đề liên quan đến sở hữu.

Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực giỏi trong dài hạn bằng hình thức đào tạo tại nước ngoài. Cho các cán bộ tham gia các chương trình đào tạo do các tổ chức quốc tế tổ chức tại Việt Nam. Kết hợp tự tổ chức đào tạo để tiết kiệm được chi phí và khuyến khích tinh thần tự học tập, nâng cao trình độ của các cán bộ, nhân viên trong toàn hệ thống bằng các chế độ hợp lý.

Bản thân đội ngũ cán bộ nhân viên của trung tâm đào tạo phải thường xuyên được nâng cao trình độ và cập nhật những kiến thức và thực tiền kinh doanh mới. Tổ chức cho cán bộ làm công tác đào tạo đi làm việc và quan sát thực tế hoạt động nghiệp vụ của các nhân viên để nâng cao hiệu quả đào tạo phù hợp với thực tế. Kết hợp mời các chuyên gia nước ngoài trực tiếp tham gia đào tạo.

xây dựng, tuyển dụng, đào tạo, quản lý và bồi dưỡng cán bộ làm công tác tín dụng. Theo đó ngân hàng cần hoàn thiện hệ thống các chỉ tiêu đánh giá nhân viên minh bạch và khoa học, gồm cả các chỉ tiêu định tính và định lượng, cả chỉ tiêu về trình độ chuyên môn và chỉ tiêu về kỹ năng giao tiếp, xử lý, tổ chức, quản lý… để đánh giá toàn diện năng lực làm việc của mỗi cán bộ nhân viên. Thực hiện đánh giá trong toàn hệ thống, trên cơ sở đó từng nhân viên sẽ tự nỗ lực hoàn thiện, đồng thời nhà quản lý có căn cứ để sử dụng nhân lực hợp lý nhằm phát huy tối đa khả năng của đội ngũ nhân viên. Đồng thời phải thường xuyên rà soát hiệu quả cán bộ tín dụng theo các tiêu chuẩn đã xây dựng, kiên quyết sa thải những cá nhân có đạo đức không tốt, không trung thực, lạm dụng quyền hạn, thuyên chuyển công tác với những cá nhân có trình độ chuyên môn yếu kém…nhằm tránh những thiệt hại lớn cho ngân hàng, đảm bảo hiệu quả hoạt động cho vay.

3.3. Kiến nghị

3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ

- Hoàn thiện môi trường pháp lý, đảm bảo tính thực hiện đúng đắn tại các cấp cơ sở. Nhà nước cần xây dựng hoàn thiện bộ luật và các quy định pháp lý để đảm bảo hiệu lực trong lâu dài, tránh sự thay đổi thường xuyên gây xáo trộn trong hoạt đông sản xuất kinh doanh của các tổ chức kinh tế, đời sống dân cư.

- Cải thiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng trên đất triển khai chậm làm cho việc thực hiện các thủ tục bảo đảm tiền vay bằng bất động sản gặp nhiều khó khăn, người vay có tài sản là động sản nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận hoặc chưa được ghi nhận tài sản trên đất nên không thể thế chấp vay tiền được của ngân hàng.

- Cải tiến và đơn giản hóa các thủ tục hành chính liên quan đến công tác đăng ký giao dịch đảm bảo. Các ngân hàng gặp nhiều khó khăn khi thực hiện các thủ tục công chứng, chứng thực và đăng ký giao dịch bảo đảm là bất động sản: Các phòng công chứng quá tải, việc công chứng, chứng thực mất nhiều thời gian, nhận thức và cách làm của cán bộ tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm yêu cầu thủ tục, chưa đúng với tinh thần của pháp luật dẫn đến phiền hà cho người vay tiền. Chính vì vậy

nhà nước cần đưa ra những biện pháp để cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, hướng tới sự đơn giản, thuận tiện, dể hiểu, song vẫn đảm bảo đúng quy định hiện hành của nhà nước.

- Tạo nhiều điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tiếp cận với nguồn vốn vay ngân hàng về: cơ chế đảm bảo tiền vay, chấp nhận nhiều loại hình tài sản đảm bảo, Nâng cao chất lượng biên độ giao dịch với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đơn giản hóa các thủ tục hành chính…

- Các cấp chính quyền cần phối hợp tích cực với ngân hàng trong công tác cho vay, kiểm tra và đôn đốc thu nợ. Do chính quyền địa phương hiểu rõ tình hình của doanh nghiệp, hộ sản xuất.

- Tạo điều kiện phát triển thị trường mua bán nợ: Thành lập những công ty có nhân lực chuyên sâu về xử lý tài sản đảm bảo, có đủ trình độ pháp lý nghiệp vụ mua bán nợ sẽ giúp các ngân hàng dễ ứng phó và nâng cao hiệu quả xử lý các khoản nợ xấu. Thị trường mua bán nợ ở Việt Nam hiện nay mới trong giai đoạn sơ khai, mới chỉ có một công ty mua bán nợ đó là công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng (DATC) và công việc mua bán nợ chưa được diễn ra thường xuyên, chưa phải là một trong những giải pháp được lựa chọn nhiều nhất của các ngân hàng khi xử lý các khoản nợ xấu.

3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

- Soạn thảo và ban hành văn bản mới nhằm phân loại nợ, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng gần với thông lệ quốc tế và phản ánh chính xác hơn tình hình nợ của các ngân hàng

Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và quyết định 18/2007QĐ-NHNN sau một thời gian thực hiện đã bộc lộ một số những nhược điểm cần được chỉnh sửa và khắc phục. Hai văn bản tín dụng này chưa phân loại nợ, trích lập dự phòng đầy đủ với các khoản mục Tài sản Có có phát sinh rủi ro tín dụng. Hầu hết các TCTD thực hiện phân loại nợ theo quy định tại điều 6 quyết định 493 và 18 đều có tỷ lệ nợ xấu dưới 3% thậm chí là rất nhỏ trên dưới 1%. Tuy nhiên, các TCTD chưa có hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đủ tiêu chuẩn để phân loại nợ và quản lý chất lượng tín dụng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Điều này cho thấy kết quả phân loại nợ chưa phản ánh đúng chất lượng nợ của tổ chức đó.

Việc xây dựng và sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng theo quyết định 493 còn nhiều bất cập và hạn chế:

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ được quy định tại quyết định 493 mới chung chung, không cụ thể do đó các TCTD khi xây dựng gặp nhiều khó khăn, mức đội hoàn thành và chất lượng của hệ thống tín dụng còn chưa tốt. Thời gian qua có một số TCTD xây dựng được hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ trong dó có 3 TCTD đã trình và được NHNN chấp thuận cho thực hiện phân loại nợ theo quy định tại điều 7 quyết định 493. Tuy nhiên, do không có quy định cụ thể đối với hệ thống này nên các TCTD nói chung xây dựng hệ thống này chưa đánh giá và khai thác hết vai trò, lợi ích của việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, mỗi tổ chức tín dụng xây dựng theo một phương pháp riêng đã tạo nên sự không thống nhất trong việc quản lý chất lượng tín dụng, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro. Đồng thời, việc quản lý của cơ quan quản lý Nhà nước đối với TCTD phân loại nợ theo điều 7 quyết định 493 gặp nhiều khó khăn, không thống nhất.

Với những hạn chế ở trên NHNN cần ban hành một văn bản pháp luật mới thay thế quyết định 493 và quyết định 18. Văn bản mới này sẽ thống nhất phương pháp, nội dung quản lý chất lượng tín dụng, phân loại nợ, trích lập và dự phòng rủi ro tín dụng trọng toàn hệ thống TCTD trên cơ sở đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng. Văn bản mới sẽ đánh giá chính xác hơn chất lượng tín dụng, nợ xấu của từng TCTD và toàn hệ thống, có chính sách và cơ chế quản lý phù hợp. Ngoài ra, văn bản mới cũng cần hướng dẫn cụ thể các bước quy trình đánh giá, xếp hạng khách hàng để thống nhất thực hiện, trong đó quy định một số chỉ tiêu quan trọng để phục vụ cho công tác quản lý.

- Nâng cao chất lượng công tác thông tin tín dụng tại trung tâm thông tin tín dụng thuộc NHNN (CIC).

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay tại Ngân hàng TMCP Bắc Á – chi nhánh Hà Nội (Trang 61)