ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY TẠI CHI NHÁNH HÀN ỘI THEO CHỈ TIÊU ĐỊNH

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay tại Ngân hàng TMCP Bắc Á – chi nhánh Hà Nội (Trang 38)

Nội theo chỉ tiêu định lượng

2.2.2.1. Dư nợ

Nhờ nguồn vốn huy động dồi dào, Ngân hàng Bắc Á - Chi nhánh Hà Nội đã tiến hành đa danh hóa các mặt nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng trong đó chủ yếu là hoạt động cho vay, chiếm 90% tổng số vốn được sử dụng. Hoạt động cho vay là hoạt động quan trọng quyết định hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, vì thế Ngân hàng Bắc Á -

Chi nhánh Hà Nội luôn đặt ra mục tiêu mở rộng cho vay, đồng thời hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất. Các lĩnh vực đầu tư vốn tín dụng của ngân hàng cũng hết sức phong phú đa dạng ở tất cả các lĩnh vực, các thành phần kinh tế, tất cả các kỳ hạn.

Bảng 2.3: Cơ cấu dư nợ của Ngân hàng Bắc Á - Chi nhánh Hà Nội

( Đơn vị: Tỷ đồng)

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) I. Theo TPKT 6579 100 7410 100 8270 100 1. DN 2504 38,06 2564 34,6 2848 34,43 2. Hộ gia đình 27 0,41 13 0,17 9 0,11 3. Hộ gia đình, cá nhân 4048 61,53 4833 65,23 5413 65,45

II. Theo thời hạn vay 6579 100 7410 100 8270 100

1. Ngắn hạn 4994 75,91 5610 75,71 6258 75,67

2. Trung dài hạn 1585 24,09 1800 24,29 2012 24,33

III. Theo nội ngoại tệ 6579 100 7410 100 8270 100

1. Nội tệ 6496 98,74 7307 98,61 8158 98,64

2. Ngoại tệ quy đổi 83 1,26 103 1,39 111 1,34

( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Ngân hàng Bắc Á - Chi nhánh Hà Nội)

Với phương châm đi vay để cho vay và mục tiêu “ vì hạnh phúc đích thực của mọi người”, chi nhánh đã mở rộng đầu tư vốn cho các thành phần kinh tế trong và ngoài quốc doanh, đa dạng hóa các hình thức cho vay: cho vay sản xuất kinh doanh nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp và dịch vụ, cho vay ngắn hạn, trung – dài hạn, cầm cố, bảo lãnh... ; đa dạng hóa các khách hàng vay vốn: DNNN, DN ngoài quốc doanh, kinh tế tập thể, hộ sản xuất,... Đồng thời để thu hút khách hàng, chi nhánh đã có nhiều giải pháp như: đa dạng kỳ hạn vay, đơn giản hóa thủ tục cho vay, lãi suất cho vay được điều chỉnh linh hoạt.

Nhìn chung tổng dư nợ của Ngân hàng Bắc Á - Chi nhánh Hà Nội có sự biến động qua các năm, năm sau cao hơn năm trước hơn 10%. Cho thấy sự phát triển ổn định của ngân hàng.

Biểu đồ 2.1. Dư nợ tín dụng theo thành phần kinh tế

Nhìn vào bảng kết cấu dư nợ cho thấy: theo thành phần kinh tế, mức dư nợ doanh nghiệp và hộ gia đình, cá nhân luôn chiếm vị trí áp đảo, nhưng về tỷ trọng doanh nghiệp có tăng nhưng không đáng kể. Với hộ gia đình, cá nhân thì tăng lên, năm 2011 tăng, năm 2012 tăng 0,22 %.

Mức dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp có mức tăng không đáng kể là tình trạng chung của các NHTM Việt Nam và Chi nhánh Hà Nội cũng không phải là một ngoại lệ. Đó là do hoạt động tín dụng của ngân hàng thực hiện theo định hướng của nhà nước là hạn chế tăng trưởng tín dụng trong những năm này.

Biểu đồ 2.2. Dư nợ tín dụng theo thời hạn cho vay

Bảng trên cho thấy tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn luôn ở mức cao trong tổng dư nợ tín dụng. Cho vay ngắn hạn luôn là thế mạnh của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay. Đối với Ngân hàng Bắc Á – chi nhánh Hà Nội, giá trị tuyệt đối của cho vay ngắn hạn và trung dài hạn đều tăng, và có tỷ lệ rất ổn định qua 3 năm.

Song song với việc cho vay đồng nội tệ, chi nhánh cũng đẩy mạnh việc cho vay ngoại tệ nhằm tháo gỡ khó khăn cho một số doanh nghiệp XNK, tỷ trọng dư nợ ngoại tệ tăng qua các năm, thể hiện uy tín của ngân hàng với các doanh nghiệp ngày càng tăng.

2.2.2.2. Doanh số cho vay

Để có cái nhìn cụ thể về hoạt động cho vay của ngân hàng, ta xem xét tình hình cho vay của ngân hàng theo doanh số cho vay qua các năm so với tổng doanh số cho vay và theo tỉ lệ tăng trưởng cho vay.

Doanh số cho vay của Ngân hàng TMCP Bắc Á – Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2010 – 2012

Bảng 2.4: Doanh số cho vay khách hàng cá nhân từ năm 2010-/2012

Chỉ tiêu 2010 2011 Tăng

trưởng 2012

Tăng trưởng

Tổng dư nợ cho vay cá nhân 6579 7410 13% 8270 12% Tổng doanh số cho vay cá nhân 7680 8547 11% 9260 8% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: Phòng phát triển sản phẩm – Ngân hàng Bắc Á

Nhìn vào bảng trên ta thấy doanh số cho vay có nhiều thay đổi từ năm 2010 đến nay ( năm 2012). Cụ thể, năm 2011, doanh số cho vay KHCN là 8547 tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2010. Đến năm 2012, do chính sách thắt chặt tiền tệ và quy định hạn chế tăng trưởng tín dụng và quy định hạn chế cho vay tiêu dùng của NHNN thì doanh số cho vay tăng không đáng kể là 8% (9260 tỷ đồng).

2.2.2.3.Tình hình chung về nợ xấu

Rủi ro tín dụng rất đa dạng, luôn ẩn chứa trong mọi lĩnh vực và có tác động ngược tới sự phát triển an toàn – hiệu quả của hoạt động tín dụng. Thước đo sử dụng phổ biến nhất để đo lường RRTD là tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn.

Bảng 2.5: Tình hình nợ xấu

(Đơn vị: triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Tổng nguồn vốn 7621040 7974371 9060435

Nợ xấu (3-5) 277066 256308 209865

Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ 4,2% 3,4% 2,3%

( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Ngân hàng Bắc Á Chi nhánh Hà Nội )

Theo bảng số liệu trên ta thấy tỷ lệ nợ xấu chiếm một tỷ lệ nhỏ so với tổng dư nợ cho vay. Năm 2010 tỷ lệ nợ xấu chiếm 4,2%, năm 2011 giảm 0,8% so với năm 2010, năm 2012 giảm 1,1% so với năm 2011. Có được điều này là do chi nhánh đã thực hiện triệt để việc kiểm soát chất lượng các khoản tín dụng, tập trung chỉ đạo, có biện pháp kiên quyết xử lí các khoản nợ đã xử lí rủi ro năm 2011 về trước, chủ động phòng ngừa rủi ro theo chỉ đạo của Ngân hàng Bắc Á. Nâng cao chất lượng tín dụng ngày tăng nhưng nợ xấu thì giảm đi.

Bảng 2.6: Nợ xấu phân theo thành phần kinh tế

(Đơn vị: triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Giá trị trọng Tỷ (%) Giá trị trọng Tỷ (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Nợ xấu 277066 256308 209865 Doanh nghiệp 147752 53,33 133629 52,14 118504 56,47 Hộ sản xuất, cá thể 129314 46,67 122679 47,86 91361 43.53

( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Ngân hàng Bắc Á Chi nhánh Hà Nội )

Theo thành phần kinh tế, nợ xấu ở hai thành phần kinh tế là doanh nghiệp tư nhân và hộ sản xuất đều tăng qua các năm. Tuy nhiên, phần lớn các khoản nợ quá hạn đều có khả năng thu hồi là do được đảm bảo bằng tài sản có tính khả mại cao, chủ yếu là bất động sản. Dù nợ xấu của thành phần công ty TNHH- cổ phần, hộ sản xuất cá thể có giảm trong giai đoạn 2010 – 2012 nhưng nó vẫn chủ yếu trong tổng số nợ xấu của ngân hàng.

Bảng 2.7: Nợ xấu theo thời hạn

(Đơn vị: triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Nợ xấu 277066 256308 209865 Ngắn hạn 158255 57,12 157101 61,29 138206 65,85 Trung hạn 93132 33,61 86371 33,7 61816 29,46 Dài hạn 25679 9,27 12836 5,01 9843 4,7

( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Ngân hàng Bắc Á Chi nhánh Hà Nội )

Trên góc độ kì hạn, ta thấy nợ xấu của các kỳ hạn giảm qua các năm nhưng xét về tỷ trọng, nợ xấu của các khoản vay ngắn hạn tăng. Do tình hình kinh tế trong giai đoạn này không ổn định, xét trong ngắn hạn rất khó để đánh giá thẩm định tính khả thi của khoản vay. Và doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh trong giai đoạn này.

Nhưng tình hình nợ xấu của các khoản vay trung, dài hạn lại tốt lên. Khả năng xảy ra rủi ro tín dụng đối với những khoản vay này là thấp, góp phần làm giảm chi phí quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng trung dài hạn.

Tình hình trích lập dự phòng

Nợ quá hạn là chỉ tiêu tất yếu trong hoạt động tín dụng của mỗi ngân hàng, nó luôn tồn tại với hoạt động cho vay. Với nguyên tắc phòng chống hơn xử lý và theo quy định của NHNN, bản thân các ngân hàng luôn trích lập dự phòng RRTD xuống mức thấp nhất có thể.

Bảng 2.8. Dư nợ cho vay phân theo nhóm nợ và trích lập dự phòng

(Đơn vị: Tỷ đồng) Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Dư nợ tín dụng 6579 7410 8270 Nhóm 1 5043 6214 7053 Nhóm 2 983 940 938 Nhóm 3 53 41 96 Nhóm 4 31 38 57 Nhóm 5 469 177 126 2. Trích lập dự phòng 346,2 239 308

( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Ngân hàng Bắc Á Chi nhánh Hà Nội ) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua bảng ta thấy, tỷ lệ nợ đủ tiêu chuẩn tăng nhanh cùng với sự tăng trưởng của dư nợ tín dụng. Năm 2011, nợ nhóm 1 tăng 18,84% so với năm 2010, và năm 2012 tăng 10,40% so với năm 2011. Đây là một thành tích đáng khen ngợi của ngân hàng. Điều này đạt được là do chi nhánh đã tăng cường khâu giám sát tín dụng, đôn đốc khách hàng. Nợ nhóm 1 tăng trong khi nợ nhóm 5 lại giảm. Đến 31/12/2012 nợ nhóm 5 của chi nhánh chỉ còn 126 tỷ đồng đã giảm 3,7 lần so với năm 2010. Như vậy là các khoản nợ khó đòi từ những năm trước 2012 đến nay đã thu hồi được, đồng thời năm 2012 chi nhánh có rất ít những khoản nợ có khả năng mất vốn. Tuy nhiên, chi nhánh lại để nợ nhóm ba và bốn tăng lên.

2.3. Đánh giá chất lượng hoạt động cho vay tại Chi nhánh Hà Nội

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay tại Ngân hàng TMCP Bắc Á – chi nhánh Hà Nội (Trang 38)