Những nhân tố ảnh hưởng tới tỉ giá hối đoái của Việt Nam trong những năm gần đây:

Một phần của tài liệu Tiểu luận Ngoại hối và thị trường ngoại hối (Trang 30)

gần đây:

Tình hình tỉ giá hối đoái của Việt Nam trong thời gian gần đây diễn ra hết sức phức tạp, không chỉ bởi những biến động kinh tế lớn trên thế giới mà còn bởi những nguyên nhân gây ra bởi nội tại nền kinh tế. Những nhân tố ảnh hưởng đó có thể kể tới là do lạm phát, cung cầu về tiền tệ, lãi suất cho vay của ngân hàng và một số nguyên nhân khác tác động từ phía bên ngoài. Khi một nhân tố sảy ra, chúng sẽ gây

ra những tác động tới các nhân tố khác làm cho tỉ giá hối đoái của nước ta có những biến động đáng kể qua từng thời kỳ.

2.1 Từ cuối năm 2007 tới đầu năm 2008:

Chỉ trong vòng một tuần của tháng 11/2007 tỉ giá hối đoái mất trên dưới

20USD/VND. Trong khi, tỉ giá liên NH do NHNN công bố cùng thời điểm đạt mức 16.142VND/USD.

Tỉ giá hối đoái của VND/USD sụt giảm nghiêm trọng, đồng Việt Nam tăng giá còn USD mất giá. Nguyên nhân là do:

- Nguồn cung quá dồi dào:

• Vào thời gian này, lượng vốn đầu tư trực tiếp FDI đổ vào Việt Nam khá nhiều, dẫn tới nhu cầu đổi từ USD sang VND tăng cao. Mặc dù tại thời điểm này các ngân hàng đã mua USD với giá khá thấp nhưng lượng vốn cả trực tiếp và gián tiếp từ nước ngoài chảy vào Việt Nam, đặc biệt là đổ vào thị trường chứng khoán tăng mạnh khiến lượng cung USD vượt quá xa so với cầu làm đẩy giá USD xuống

• Bên cạnh đó, nhu cầu về ngoại tệ của doanh nghiệp cũng không quá căng thẳng so với những tháng giữa năm, thậm chí nhu cầu bán ngoại tệ cảu các doanh nghiệp vào cuối năm còn tăng mạnh khi kim ngạch xuất khẩu đang tăng.

- Lạm phát gia tăng:

Vào thời điểm cuối năm 2007, Việt Nam đã đạt được mức tăng trưởng đáng kể, mức gia tăng GDP đứng thứ hai trên thế giới chỉ sau Trung Quốc. Tuy nhiên, đi đôi với sự gia tăng về kinh tế thì nước ta được các chuyên gia kinh tế nhận định vào thời kỳ nay, Việt Nam đang tăng trưởng nong. Và tới đầu năm 2008 thì những nhược điểm của nền kinh tế đã được bộc lộ. Chỉ số giá tiêu dùng ngày càng leo thang và lạm phát đạt tới hai con số. Trước tình hình đó, NHNN đã có chính sách thắt chặt tiền tệ, hút VND vào trong để giảm thiểu lạm phát, đẩy mức lãi suất lên cao càng, từ đó nhu cầu mua ngoại tệ của cấc ngân hàng càng làm cho nguồn cung về ngoại tệ trên thị trường tăng mạnh, đẩy giá VND lên cao hơn.

Tuy nhiên, khi tỉ giá biến động như vậy nó cũng tác động ngược trở lại nền kinh tế. Một tác động điển hình đối với nền kinh tế Việt Nam trong thời điểm này là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp khó khăn rất lớn trong hoạt động sản xuất. Hàng hóa đã được bán ra và mang USD vào trong nước cấn phải được chuyển đổi ra VND để tiến hành tái sản xuất kinh doanh, USD mất giá khiến cho lợi nhuận thực mà các doanh nghiệp thu được giảm bên cạnh đó, lạm phát gia tăng khiến cho các nguyên vật liệu đầu vào cũng tăng. Và trong thời kỳ này, các doanh nghiệp xuất khẩu đã gặp nhiều phen lao đao.

Để đối phó với tình hình trên, lúc này NHNN đã cho phép NHTMCP Eximbank được thí điểm áp dụng hình thức mua bán ngoại tệ theo thỏa thuận. Và vào tháng 3/2008, NHNN đã nới lỏng biên độ giao dịch tỉ giá hối đoái lên ± 1%. Điều này làm cho tỉ giá VND/USD bắt đầu tăng trở lại và dần đi vào ổn định hơn.

2.2 Năm 2008:

- Tỷ giá hối đoái giữa VND và USD vẫn tiếp tục giảm nhưng tới giữa năm 2008 thì bắt đầu ngừng lại. Nguyên nhân là do vào những tháng cuối cùng của năm, với nỗ lực kiềm chế lạm phát, chính phủ đã khiến cho chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam giảm xuống rõ rệt. Tới thàng 9/2008, CPI chỉ ở mức 0.18%. Đây là một dấu hiệu đáng mừng bởi nhờ đó mà áp lực đè lên tỷ giá hối đoái sẽ giảm xuống.

- Bên cạnh đó, do chính phủ bắt đầu thực hiện chính sách nới lỏng tiền tề, điều hành linh hoạt hơn được thực hiện đồng thời bởi cát giảm tất cả các lãi suất kết hợp với tăng khối lượng cung ứng vốn cho nền kinh tế, tạo điều kiện cho các NHTM và các tổ chức tín dụng nói chung nới lỏng tín dụng với lãi suất thấp. Và đến cuối năm 2008, tỷ giá giữa VND và USD đã tăng trở lại.

2.3 Đầu năm 2009:

Đây là thời kỳ nền kinh tế thế giới bị ảnh hưởng nhiều từ cuộc khủng hoảng tài chính tiền tề từ Mỹ. Ở thời điểm này có rất nhiều nhân tố tác động tới tỉ giá hối đoái của Việt Nam

- Cung và cầu ngoại tê: trong những tháng gần đây, nhiều ngành sản xuất bị ngừng trệ kể cả những ngành có thế mạnh về xuất khẩu, các doanh nghiệp

xuất khẩu làm ăn không đạt hiệu quả dẫn tới nguồn cung về USD giảm. Bên cạnh đó, các nguồn vốn vay trực tiếp FDI cũng đang được kiểm soát chặt chẽ hơn, vốn không còn đổ về ồ ạt như năm 2007 nữa. Thị trường chứng khoán đang giảm điểm nghiêm trọng dẫn tới dòng tiền ngoại tệ và kiều hối đổ về trong nước giảm. Chính những yếu tố trên làm cho lượng cung về ngoại tệ trong nước giảm khiến cho đồng USD tăng giá hơn.

- Tháng 2/2009 lãi suất cơ bản bằng VND tiếp tục giảm từ 8.5% năm xuống 7% năm. Lãi suốt cho vay tối đa của các tổ chức tín dụng cũng giảm từ 12.75% năm xuống còn 10.5% năm. Việc giảm lãi suất của các NHTM khiến cho giá của VND bị đẩy xuống và tỷ giá hối đoái giữa VND và USD tăng lên cao.

Một phần của tài liệu Tiểu luận Ngoại hối và thị trường ngoại hối (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w