1.1 Khủng hoảng tài chính Đông Á :
Là cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu từ tháng 7 năm 1997 ở Thái Lan rồi ảnh hưởng đến các thị trường chứng khoán, trung tâm tiền tệ lớn, và giá cả của những tài sản khác ở vài nước châu Á. Giao dịch trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng cũng như thị trường ngoại tệ nói chung bị giảm sút. Thực tế sáu tháng cuối năm 1997 ở Việt Nam nhu cầu mua ngoại tệ luôn cao hơn nhu cầu bán ngoại tệ và hoạt động của thị trường có lúc ngưng trệ. Cuộc khủng hoảng này đã ảnh hưởng gây sức ép VND do yếu tố tâm lý đầu cơ của thị trường, đã đẩy tỷ giá ở thị trường tự do tăng mạnh có lúc lên đến 14.600 VND/USD. Nhiều doanh nghiệp không mua được ngoại tệ đã phải mua với giá cao và chịu lỗ rất lớn do tỷ giá tăng đột biến. Ngoại tệ tăng giá mạnh đã làm tăng nhu cầu vay vốn VND do lãi suất thấp hơn và không chịu rủi ro về tỷ giá gây mất cân đối cung cầu VND trên thị trường.
Trước tinh hình đó, nhà nước Việt Nam đã có những chính sách tác động lên thị trường ngoại hối: sử dụng quỹ điều hòa ngoại tệ được thành lập năm 1991 để bình ổn tỷ giá đồng Việt Nam và đô la Mỹ và đáp ứng một số nhu cầu chi ngoại tệ thanh toán nhập khẩu theo kế hoạch của Nhà nước, quan trọng là Nhà nước đã chọn cơ chế tỷ giá thả nổi có điều tiết, từ bỏ cơ chế tỷ giá neo mềm, đáp ứng nhu cầu thanh toán vãng lai. Từ đó, tỷ giá thị trường được giao dịch quanh tỷ giá chính thức do Ngân hàng Nhà nước công bố và một biên độ được ấn định sẵn.
1.2 Năm 2007 và quý I/2008
Tình hình có xu hướng ngược lại, VND lên giá mạnh do vốn nước ngoài vào nhiều, đặc biệt là vốn FDI liên tục đổ vào Việt Nam, dẫn đến cung cầu ngoại tệ lệch về phía VND. Đồng VND lên giá càng hấp dẫn đầu tư nước ngoài đổ vốn vào Việt Nam. Ngay cả khi thị trường cổ phiếu không hấp dẫn, thị trường nợ với trái phiếu vẫn tỏ ra vô cùng hấp dẫn khi nhà đầu tư kỳ vọng đồng VND lên giá sẽ có lợi cả lãi suất và giá trị chênh lệch khi quy đổi ngược trở lại USD. Lãi suất VND tăng cao, lãi suất USD
giảm nên có hiện tượng chuyển dịch từ ngoại tệ sang VND, tỷ trọng tiền gửi ngoại tệ/tổng tiền gửi giảm từ 25,9% năm 2006 xuống 21,5% vào tháng 4/2008, trong khi đó vay bằng ngoại tệ lại tăng từ 21% lên 23%. Tuy nhiên, trong 5 tháng đầu năm 2008, thị trường ngoại tệ có diễn biến ngược lại, huy động ngoại tệ tăng nhanh, tín dụng ngoại tệ có xu hướng giảm mạnh, con số thâm hụt thương mại của Việt Nam lên đến 14,4 tỷ USD, vượt qua con số 12,4 tỷ USD của cả năm 2007. Trong quý 2, đồng tiền Việt Nam mất giá 2,7% so với đồng đôla Mỹ, khiến cho chủ đầu tư lo ngại. Những diễn biến bất thường trên thị trường ngoại tệ có thể gây mất cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn của các ngân hàng thương mại, gây mất an toàn cho hoạt động của hệ thống ngân hàng, từ đó nền kinh tế Việt Nam bị chao đảo nghiêm trọng.
1.3 Từ giữa năm 2008:
Trung tuần tháng 6/2008, Chính phủ Việt Nam tuyên bố mở rộng biên độ tỷ giá ngoại hối ở mức 2%, đồng thời để điều hành tỷ giá, NHNN điều chỉnh tỷ giá tham chiếu và nâng biên độ tỷ giá cho phép từ +/-1% lên +/-2%. Cả 2 bước thay đổi này đều có mục đích là làm cho tỷ giá phản ánh sát với thị trường hơn. Ngày 06/11/2008, tỷ giá USD/VND niêm yết tại NHTM cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) dao động ở mức 16.820 (mua vào) -16.843 đồng/USD (bán ra). Tỷ giá bình quân trên thị trường liên ngân hàng ở mức 16.511 đồng/USD. Sáng 10/11/2008 giá bán USD tại Vietcombank ở mức 16.950 đồng, giá mua vào và giá đôla chuyển khoản ở mức 16.930 đồng (giá mua vào) và 16.940 đồng (giá chuyển khoản). Tại Sacombank, tỷ giá ngoại tệ được niêm yết ở mức 16.900 – 16.998 đồng (mua vào – bán ra). Tại các điểm thu đổi ngoại tệ trên địa bàn Hà Nội sáng 10/11/2008 báo giá giao dịch tỷ giá VND/USD ở mức 17.280 - 17.380 đồng cho mỗi USD (mua vào – bán ra), đã giảm nhẹ 40 đồng/USD so với giá giao dịch ngày 09/11/2008 (17.420 đồng/USD).
1.4 Diễn biến mới nhất:
Sáng 23/3, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định nới rộng thêm biên độ tỷ giá giữa VND với USD lên /-5%.Cụ thể, tại Quyết định số 622/QĐ-NHNN ngày 23/3/2009, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định điều chỉnh
biên độ tỷ giá giữa VND với USD tăng từ mức /-3% lên mức /-5%, có hiệu lực kể từ ngày 24/3/2009.
Theo Ngân hàng Nhà nước, việc điều chỉnh trên “bắt” theo những tín hiệu mới của nền kinh tế, như nhiều chỉ số kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong quý 1/2009 đã diễn biến theo chiều hướng tích cực, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) ở mức thấp, cán cân thương mại thặng dư…Mặt khác, việc điều chỉnh biên độ tỷ giá này cũng nhằm để “tăng cường khả năng điều chỉnh linh hoạt của nền kinh tế”.
Cũng theo Ngân hàng Nhà nước, quyết định trên sẽ giúp cho tỷ giá biến động hai chiều linh hoạt hơn, bám sát cung cầu ngoại tệ trên thị trường; đồng thời tạo điều kiện cho các ngân hàng và doanh nghiệp chủ động lập phương án sản xuất kinh doanh trong năm 2009.
Bước vào năm 2009, thị trường ngoại hối Việt Nam được xác định sẽ căng thẳng và sẽ khó khăn hơn trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, khả năng bình ổn thị trường ngoại hối trong năm 2009 là có thể thực hiện nếu có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành với Ngân Hàng Nhà nước. Việc điều hành tỷ giá sẽ hiệu quả hơn nếu Ngân hàng Nhà nước thực hiện được chính sách tỷ giá rõ ràng và nhất quán, có cách thức để đo lường mức tỷ giá phản ánh được cung, cầu thị trường, kết hợp chặt chẽ giữa chính sách ngoại hối và chính sách tiền tệ và phải có quyết sách linh hoạt, đúng thời điểm.
Mức tỷ giá USD/VND được dự báo cuối năm 2009 nằm trong khoảng 18.500-19.000. Tuy nhiên tỷ giá biến động như thế nào còn tùy thuộc và tình hình diễn biến thực tế và sự kiểm soát của chính phủ cũng như ngân hàng nhà nước.