Thực trạng các yếu tố đầu vào

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần Xây dựng Minh Tiến (Trang 57)

2.2.1.1. Vốn

Theo nội dung các hệ số phản ánh cơ cấu nguồn vốn tại tiểu mục 1.2.3.2 thì việc tổ chức và sử dụng hiệu quả nguồn vốn có ý nghĩa hết sức quan trọng, là điều kiện tiên quyết để các DN khẳng định được vị trí của mình tìm chỗ đứng vững chắc trong nền kinh tế thị trường. Để đánh giá được hiệu quả của việc sử dụng vốn ta cân phải phân tích kết cấu nguồn vốn kinh doanh của công ty

Bảng 2.6: Nội dung nguồn vốn từ năm 2008-2011 Đơn vị tính: Triệu đồng STT Nguồn vốn Mã số Số cuối năm 2008 Số cuối năm 2009 Số cuối năm 2010 Số cuối năm 2011 A Nợ phải trả 300 86,609 130,970 198,546 248,705 I Nợ ngắn hạn 310 81,198 115,298 181,166 238,855 1 Vay và Nợ ngắn hạn 311 5,785 19,576 50,786 70,616 2 Phải trả người bán 312 24,179 30,888 47,139 86,245 3 Người mua trả tiền trước 313 34,633 47,875 66,403 61,591 4 Thuế và các khoản phải nộp Nhà

nước 314 2,876 5,053 6,832 5,432

5 Phải trả người lao động 315 4,361 7,212 7,488 9,482

6 Chi phí phải trả 316 390

7 Phải trả nội bộ 317

8 Phải trả theo tiến độ hợp đồng Xd 318 9 Các khoản phải trả, phải nộp

ngắn hạn khác 319 9,364 4,694 2,518 5,099

10 Dự phòng phải trả ngắn hạn 320

II Nợ dài hạn 330 5,411 15,672 17,380 9,850

1 Phải trả người bán dài hạn 331

2 Phải trả dài hạn nội bộ 332

3 Phải trả dài hạn khác 333 408 403 778 822

4 Vay và nợ dài hạn 334 0 7,810 12,653 6,748

5 Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 335 6 Dự phòng trợ cấp mất việc làm 336 566 719 706 720 7 Dự phòng phải trả dài hạn 337 4,437 6,740 3,243 1,560 B Nguồn vốn chủ sở hữu 400 20,054 24,379 46,891 44,883 I Vốn chủ sở hữu 410 19,828 24,379 46,891 44,883 1 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 15,000 15,000 30,000 30,000

2 Thặng dư vốn cổ phần 412

3 Vốn khác của chủ sở hữu 413

4 Cổ phiếu quỹ 414

5 Chênh lệch đánh giá lại tài sản 415

6 Chênh lệch tỷ giá hối đoái 416

7 Quỹ đầu tư phát triển 417 1,273 2,815 4,252 4,252 8 Quỹ dự phòng Tài Chính 418 1,384 1,472 5,248 5,483 9 Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 419 10 Lợi nhuận sau thuế chưa phân

phối 420 2,171 5,092 7,391 5,148

11 Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ

bản 421

II Nguồn kinh phí và quỹ khác 430 226 0 0 0

1 Quỹ khen thưởng phúc lợi 431 226

2 Nguồn kinh phí 432 3 Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 433 Tổng cộng nguồn vốn 440 106,663 155,349 245,437 293,588 Hệ số vốn chủ sở hữu 81.20% 84.31% 80.89% 84.71% Hệ số vay nợ ngắn hạn 7.12% 16.98% 28.03% 29.56% Hệ số nợ 18.80% 15.69% 19.11% 15.29%

(Nguồn: Báo cáo tài chính công ty CPXD Minh Tiến) a. Cơ cấu nguồn vốn chủ sở hữu

Qua số liệu của bảng 2.6 có thể thấy trong các năm từ 2008 đến 2011 nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty đã có sự tăng trưởng. Nhìn vào bảng 2.6 ta thấy có sự tăng trưởng giữa năm 2008 và 2010, 2011 là do Công ty đã huy động được thêm nguồn vốn góp từ các thành viên và một phần lợi nhuận trích lại vào nguồn vốn chủ sở hữu. Từ chỗ năm 2008 tỷ lệ nguồn vốn chủ sở hữu chỉ chiếm 18.6% trong tổng nguồn vốn đến năm 2010 tăng lên 19.1% và đến năm 2011 thì tỷ lệ đó chiếm 15.2% tổng nguồn vốn do công ty có sự mở rộng quy mô kinh doanh. Với sự tăng trưởng

của vốn tự có đã giúp Công ty tham gia đấu thầu nhiều công trình lớn, tăng khả năng cạnh tranh và cũng là điều kiện tốt để đáp ứng yêu cầu của các tổ chức tín dụng khi Công ty huy động vốn tín dụng. Điều đó chứng tỏ uy tín và thương hiệu của Công ty đã được khẳng định và được đông đảo nhà đầu tư đặt niềm tin vào công ty.

b. Cơ cấu nợ phải trả

Như đã phân tích ở trên mặc dù có sự tăng trưởng mạnh về nguồn vốn chủ sở hữu song vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng nguồn vốn của Công ty. Vì vậy để đảm bảo có đủ vốn đáp ứng yêu cầu trong hoạt động SXKD. Công ty đã chủ động tìm kiếm nhà cung cấp lớn, có khả năng tài chính đủ mạnh để làm đối tác lâu dài qua đó có thể tạm thời chiếm dụng vốn nhằm tiết kiệm chi phí tài chính, cùng với việc tìm nhà cung cấp thì trong khi thương thảo hợp đồng với chủ đầu tư Công ty cũng luôn chú trọng đến việc ứng trước của người mua nên tiền ứng trước chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu nợ phải trả.

Trong các năm từ 2008 – 2011 mặc dù về mặt tỷ trọng nợ phải trả trên tổng vốn có xu hướng tăng dần từ năm 2008 đến 2009 năm 2008 tỷ lệ này là 81.2%, năm 2009 là 84.31% và giảm dần hai năm sau, đến năm 2010 tỷ lệ này chỉ còn 80.89%, năm 2011 lại tăng lên là 84.71 % đồng thời về mặt giá trị cũng tăng dần là do quy mô của Công ty ngày càng mở rộng, đảm nhận nhiều công trình lớn nên các yếu tố đầu vào cũng tăng lên làm cho khoản phải trả người bán cũng tăng đồng thời ứng trước của người mua vì thế cũng tăng theo. Riêng hai khoản này năm 2010 có giảm so với 02 năm trước 2008, 2009 và năm 2011 là do một số công trình hoàn thành vào năm 2010 do Công ty thi công đã hoàn thành nên tiền thu được đã thanh toán công nợ với các nhà cung cấp đồng thời tiền ứng trước cũng được người mua trừ dần mỗi khi khối lượng công việc hoàn thành.

Đối với khoản vay và nợ ngắn hạn: qua bảng 2.6 ta thấy năm 2008, 2009 mặc dù nợ phải trả tăng trưởng lớn song khoản vay và nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất nhỏ khoảng hơn 7.12% , năm 2009 là 16.98% trên nợ phải trả là do Công ty chiếm dụng được phía nhà cung cấp cũng như chủ đầu tư (người mua) lớn. Song đến năm

2010, năm 2011 tỷ lệ này tăng đột biết và chiếm 28.03 % và 29.56 % do đây là giai đoạn kinh tế đất nước cũng như nền kinh tế toàn cầu đang rơi vào tình trạng suy thoái, chính phủ rà soát và thắt chặt đầu tư. Một số dự án công ty tham gia thi công không có vốn giải ngân. Trong giai đoạn đó, mặc dù hết sức khó khăn song để giữ uy tín cũng như thương hiệu của mình đồng thời chia sẻ khó khăn cùng với các đối tác. Công ty đã phải huy động nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng để thanh toán chi phí đầu vào nhằm đảm bảo tính liên tục trong hoạt động SXKD và đáp ứng đúng yêu cầu về mặt tiến độ mà chủ đầu tư đề ra.

Với số vốn tự có chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng nguồn vốn nên vốn phục vụ hoạt động SXKD phụ thuộc phần lớn vào vốn vay từ các tổ chức tín dụng và vốn chiếm dụng từ các đối tác. Vì vậy, công tác quản lý công nợ được Công ty quan tâm theo dõi chặt chẽ và cân đối hợp lý. Đồng thời, đội ngũ lãnh đạo Công ty cũng nỗ lực xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với các đối tác cũng như với các tổ chức tín dụng nhằm tạo sự cân đối hợp lý của các dòng tiền giúp cho hoạt động SXKD đạt được hiệu quả cao.

Như vậy đối chiếu với phương pháp và tiêu chí đánh giá hiệu quả đã trình bày ở chương 1, ta thấy tiêu chí này của DN tuy là cao và tăng trưởng qua các năm không đều đặn những xét trong điều kiện kinh tế những năm vừa qua và cơ cấu ngành xây lắp thì tiêu chí này của doanh nghiệp vẫn có thể chấp nhận để đảm bảo kinh doanh và phát triển.

2.2.1.2. Tài sản

Tài sản được tính là tổng của tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Cơ cấu tài sản của Công ty trong các năm từ 2008-2011 được trình bày tại bảng sau:

Bảng 2.7. Bảng cơ cấu tài sản của công ty

Đơn vị tính: Triệu đồng STT TÀI SẢN MÃ SỐ SỐ CUỐI NĂM 2008 SỐ CUỐI NĂM 2009 SỐ CUỐI NĂM 2010 SỐ CUỐI NĂM 2011 A Tài sản ngắn hạn 100 88,089 123,224 195,174 248,864

1 Tiền 111 13,107 4,960 2,960 182 II Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 1,417 8,000 2,000 3,000 III Các khoản phải thu ngắn hạn 130 17,625 45,228 120,259 101,304 1 Phải thu khách hàng 131 16,286 42,767 115,529 92,403 2 Trả trước cho người bán 132 1,207 3,221 4,708 8,534 3 Phải thu nội bộ ngắn hạn 133

4 Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp

đồng 134

5 Các khoản phải thu khác 135 1,019 385 1,100 1,445 6 Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi 139 -887 -1,145 -1,078 -1,078 IV Hàng tồn kho 140 54,514 62,793 65,845 136,450 1 Hàng tồn kho 141 54,514 62,793 65,845 136,450 2 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 149

V Tài sản ngắn hạn khác 150 1,426 2,243 4,110 7,928 1 Chi phí trả trước ngắn hạn 151

2 Thuế GTGT được khấu trừ 152 3 Thuế và các khoản phải thu của Nhà

nước 154

4 Tài sản ngắn hạn khác 158 1,426 2,243 4,110 7,928 B TÀI SẢN DÀI HẠN 200 18,574 32,125 50,263 44,724 I Các khoản phải thu dài hạn 210 0 0 0 0 1 Phải thu dài hạn của khách hàng 211

2 Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực

thuộc 212

3 Phải thu dài hạn nội bộ khác 213 4 Phải thu dài hạn khác 218 5 Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi 219

II Tài sản cố định 220 18,358 29,791 47,187 41,922 1 Tài sản cố định hữu hình 221 18,358 29,791 47,187 41,922

Nguyên giá 222 62,724 78,917 103,305 106,459

Giá trị hao mòn luỹ kế 223 -44,366 -49,126 -56,118 -64,537

2 Tài sản cố dịnh thuê tài chính 224 0 0 3 Tài sản cố định vô hình 227 0 0

Nguyên giá 228

Giá trị hao mòn luỹ kế 229

4 Chi phí XDCB dở dang 230 0 0 III Bất động sản đầu tư 240

IV Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 250 0 1,850 1,936 1,936 1 Đầu tư vào công ty con 251

2 Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 252 1,850 1,936 1,936 3 Đầu tư dài hạn khác 258

4 Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài

hạn 259

V Tài sản dài hạn khác 260 216 484 1,140 866 1 Chi phí trả trước dài hạn 261 166 435 1,126 830 2 Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 262

3 Tài sản dài hạn khác 268 50 49 14 36 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 270 106,663 155,349 245,437 293,588 Tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn 17.41% 20.68% 20.48% 15.23% Tỷ suất đầu tư vào tài sản ngắn hạn 82.59% 79.32% 79.52% 84.77%

Cơ cấu tài sản 474.26% 383.58% 388.31% 556.44% Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ 1.07 0.76 0.93 1.00

(Nguồn: Báo cáo tài chính công ty CPXD Minh Tiến)

Bảng 2.7 ta thấy từ năm 2008 trong cơ cấu tài sản thì cứ 100 đồng đầu tư vào tài sản thì có 88.09 đồng là đầu tư vào tài sản ngắn hạn và 18.6 đồng được đầu tư vào tài sản dài hạn. Năm 2009 mức đầu tư cho tài sản dài hạn tăng lên về mặt giá trị song tỷ lệ lại giảm trong tổng tài sản cụ thể cứ 100 đồng tổng tài sản thì có 123.2 đồng được đầu tư vào tài sản ngắn hạn, cho tài sản dài hạn chiếm 32.1 đồng và đến năm 2010 thì cứ 100 đồng tổng tài sản thì mức đầu tư cho tài sản dài hạn chiếm 50.2 đồng còn lại 195.1 đồng được đầu tư vào tài sản ngắn hạn. Như chúng ta đã biết, đầu tư vào TSCĐ bao giờ cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn là đầu tư vào tài sản ngắn hạn. Theo bảng tổng kết tài sản qua các năm từ 2008 – 2011 cho ta thấy năm 2010 Công ty mở rộng quy mô sản xuất đồng thời nâng cao năng lực thiết bị thi công nên đã tăng về mặt giá trị và bắt đầu từ năm 2011 trở đi cho thấy mức đầu tư trên là hợp lý và hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn đã phát huy tốt điều đó thể hiện qua việc tài sản ngắn hạn ngày một tăng trưởng. Để đánh giá chính xác hơn về thực trạng tài sản của Công ty, ta đi phân tích cụ thể từng chỉ số đánh giá tài sản.

a. Thực trạng tài sản ngắn hạn

Tài sản ngắn hạn của Công ty qua các năm từ 2008 – 2011 chiếm tỷ lệ từ 82.6% đến 84.76% trong tổng tài sản.

* Đối với tiền và các khoản tương đương tiền

Trong mỗi DN tiền, các khoản tương đương tiền có vai trò quan trọng trong hoạt động SXKD, nó giúp cho DN thanh toán ngay những khoản chi cần thiết và cũng tận dụng được những cơ hội tốt trong việc mua các yếu tố đầu vào. Đồng thời giúp cho doanh nghiệp chủ động hơn trong kinh doanh. Ở Công ty cổ phần xây dựng Minh Tiến, kế hoạch tiền, các khoản tương đương tiền được theo dõi hàng ngày nhằm cân đối hợp lý khoản này. Hầu hết, tiền thu được từ khách hàng đều chuyển về tài khoản của Công ty sau đó Công ty sẽ cân đối sử dụng để trả nợ các tổ chức tín dụng và khách hàng. Đồng thời căn cứ kế hoạch tiền mặt của toàn Công ty

để chủ động trong kinh doanh. Nên có thể nói tiền của Công ty luôn vận động và sử dụng hiệu quả, điều đó cũng làm cho uy tín của Công ty được tăng lên trong mắt các tổ chức tín dụng cũng như khách hàng.

Theo phỏng vấn bà Nguyễn Thị Thu Trang, kế toán trưởng công ty Cổ phần xây dựng Minh Tiến thì trong hai năm 2008, 2009 quy mô hoạt động nhỏ lưu lượng tiền mặt, tiền gửi của công ty là khả quan, nhưng năm 2010, 2011 về lượng tiền có tăng lên song do ảnh hưởng của một số yếu tố như thị trường, mạng lưới kinh doanh mới được mở rộng nên mặc dù công ty vẫn kiểm soát được kế hoạch sử dụng tiền mặt nhưng cũng có những thời điểm công ty phải huy động nguồn tiền mặt tức thời để đảm bảo uy tín với khách hàng. Đây cũng là điều mà công ty cần lưu tâm trong quá trình điều hành hoạt động kinh doanh của công ty.

* Đối với các khoảng phải thu ngắn hạn:

Khoản phải thu khách hàng của Công ty tại thời điểm 31/12/2008 là 17,625 triệu đồng chiếm 20% trên tài sản ngắn hạn, đến 31/12/2009 con số này là 45,228 triệu đồng chiếm 36.7% trên tài sản ngắn hạn và đến 31/12/2010 các khoản phải thu của công ty là 120,259 triệu đồng chiếm tỷ lệ 61.6% trên tổng tài sản, đến 31/12/2011 các khoản phải thu của công ty là 101.304 triệu đồng chiếm tỷ lệ 40.7% trên tổng tài sản. Qua các năm từ 2008 đến 2010 khoản phải thu khách hàng liên tục tăng lên cả về mặt giá trị cũng như tỷ lệ mà chúng chiếm trong tài sản ngắn hạn. Riêng 2011 tỷ lệ này giảm hơn do ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới, tỷ lệ hàng tồn kho của công ty chiếm tỷ lệ nhiều hơn, song so với mặt bằng chung tại thời điểm này tỷ lệ của công ty cũng vẫn rất hợp lý.

Việc gia tăng công nợ phải thu khách hàng là do các nguyên nhân sau: Quy mô sản xuất của Công ty ngày càng được mở rộng nên lượng khách hàng cũng vì thế ngày một tăng lên, hơn nữa công tác xây lắp nói chung thường có thói quen quyết toán khối lượng hoàn thành vào dịp cuối năm tài chính để xác định DT cũng như xác định kết quả kinh doanh trong năm tài chính. Khi đó, tiền của chủ đầu tư (khách hàng) chưa kịp giải ngân trong năm tài chính đó mà thông thường được giải ngân

sau một đến hai tháng. Chính vì thế mà số dư công nợ phải thu khách hàng của Công ty vào cuối năm tài chính thường chiếm tỷ lệ cao trên tài sản ngắn hạn.

* Đối với khoản trả trước cho người bán:

Đây cũng là một khoản không nhỏ mà Công ty bị nhà cung cấp chiếm dụng.

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần Xây dựng Minh Tiến (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)