3.1. Khối lượng vốn đầu tư:
Từ năm 2001 đến năm 2006 tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP liên tục tăng qua các năm và đến nay đã đạt 38,7%, thuộc loại cao nhất thế giới, có chăng chỉ thấp thua tỷ lệ trên 40% của Trung Quốc. Đối với nước có điểm xuất phát còn thấp, muốn tăng trưởng cao và chống tụt hậu xa hơn thì đòi hỏi phải có một lượng vốn lớn là rất có ý nghĩa.
Các chính sách thu hút và sử dụng ODA của Việt Nam trong thời gian qua đã phát huy hiệu quả. Tính đến cuối năm 2010, các nhà tài trợ đã cam kết cung cấp ODA cho Việt Nam trên 64 tỷ USD. Những năm gần đây, lượng vốn ODA cam kết năm sau đều cao hơn năm trước, lên tới khoảng 8 tỷ USD mỗi năm, thể hiện sự tin tưởng của các nhà tài trợ vào khả năng phát triển (và trả nợ) của Việt Nam. Số liệu Bộ Kế hoạch - Đầu tư (KH-ĐT) cho thấy trong 5 năm 2006-2010, tổng số vốn ODA cam kết cho Việt Nam đạt 31,7 tỷ USD, tăng 21,5% so với giai đoạn 5 năm trước đó. Các chương trình, dự án tài trợ được ký kết trong thời kỳ 2006-2010 cũng đạt 20,1 tỷ USD, tăng 17,9% so với 5 năm trước. Vốn giải ngân được trong thời kỳ này đạt 13,8 tỷ USD, tăng 17% so với giai đoạn trước đó.
Năm 2011, trong bối cảnh Việt Nam phải cắt giảm đầu tư công để kiềm chế lạm phát, nguồn vốn ODA với lãi suất ưu đãi và thời hạn vay kéo dài càng được coi là nguồn lực quan trọng để đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong 6 tháng đầu năm nay, việc huy động và giải ngân ODA tiếp tục đạt kết quả ấn tượng, trong đó giải ngân vốn ODA đã tăng cao kỷ lục. Theo số liệu của Bộ KH-ĐT, tổng giá trị giải ngân vốn ODA 5 tháng đầu năm 2011 ước tính đạt 1,26 tỷ USD, bằng 52,5% kế hoạch giải ngân của cả năm. Đây được xem là con số giải ngân ODA cao kỷ lục so với nhiều năm trước đó. Dự báo cho 6 tháng đầu năm nay, Bộ
KH-ĐT ước tính khả năng vốn ODA giải ngân đạt khoảng 1,35 tỷ USD, bằng 56,25% kế hoạch cả năm.
Vốn ODA ký kết cũng tăng rất cao trong 6 tháng đầu năm nay. Tổng số vốn ODA ký kết trong 5 tháng đầu năm nay thông qua các hiệp định từ mức hơn 1 tỷ USD trong các công bố chính thức cách đây khoảng hai tháng, vọt lên trên 1,66 tỷ USD, tăng khoảng 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Về hoạt động thu hút vốn ODA, chỉ tính trong 4 tháng đầu năm đã có 11 dự án viện trợ chính thức được ký kết với tổng giá trị 1.028,21 triệu USD, gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ. Trong đó vốn vay đạt 1.002,28 triệu USD, viện trợ không hoàn lại đạt 25,93 triệu USD. Đáng chú ý có những dự án quy mô lớn như dự án xây dựng Nhà máy điện Nghi Sơn 2 trị giá 365,82 triệu USD; dự án xây dựng cầu Nhật Tân 2 trị giá 304,25 triệu USD.
Nhìn chung, các dự án sử dụng vốn ODA đều được đầu tư đúng định hướng nhằm phát triển hạ tầng cơ sở, tạo điều kiện sống, môi trường tốt hơn cho nhân dân. Tại các diễn đàn quốc tế, các nhà tài trợ đều đánh giá cao Việt Nam sử dụng có hiệu quả vốn ODA, nhất là trong các dự án liên quan trực tiếp đến việc nâng cao đời sống - lao động - giáo dục - y tế cho vùng sâu, vùng xa và xóa đói giảm nghèo. Tại 17 Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ dành cho Việt Nam (Hội nghị CG), các nhà tài trợ đã liên tục cam kết dành vốn ODA cho Việt Nam năm sau cao hơn năm trước, kể cả những lúc nền kinh tế của các nước tài trợ gặp khó khăn như cuộc khủng hoảng tài chính khu vực châu Á năm 1997. Đây chính là bằng chứng sinh động về sự ủng hộ mạnh mẽ về mặt chính trị của cộng đồng quốc tế đối với chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội đúng đắn, hợp lòng dân của Đảng và Nhà nước ta.
3.2. Cơ cấu vốn đầu tư:
Cơ cấu đầu tư đã chuyển dịch theo hướng tích cực, tập trung cho những mục tiêu quan trọng về phát triển kinh tế- xã hội; vừa tập trung cho tăng trưởng kinh tế, vừa quan tâm đến phát triển xã hội và xây dựng cơ sở hạ tầng; vừa tập trung cho vùng động lực, vừa tăng cho vùng nghèo, xã nghèo.Được thể hiện qua các mặt
Cơ cấu vốn ODA theo các điều ước quốc tế về ODA đã được ký trong thời kỳ 1993-2008 (tính đến hết tháng 10 năm 2008) phù hợp với những định hướng ưu tiên sử dụng vốn ODA nêu trên.
Trong các ngành và lĩnh vực ưu tiên vốn ODA, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kết hợp xóa đói giảm nghèo có các chương trình và dự án ODA ký kết trong thời kỳ 1993-2008 đạt tổng trị giá khoảng 5,5 tỷ USD, trong đó có nhiều dự án quy mô lớn như Dự án giảm nghèo các tỉnh vùng núi phía Bắc, Dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn dựa vào cộng đồng, Dự án phát triển sinh kế miền Trung, Chương trình cấp nước nông thôn, giao thông nông thôn và điện khí hóa nông thôn, Chương trình thủy lợi Đồng bằng sông Cửu Long và nhiều dự án phát triển nông thôn tổng hợp kết hợp xóa đói, giảm nghèo khác,.... đã góp phần hỗ trợ phát triển nông nghiệp và cải thiện một bước quan trọng đời sống người dân các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là trong việc tiếp cận tới các dịch vụ công trong các lĩnh vực y tế, giáo dục.
Năng lượng và Công nghiệp làlĩnh vực sử dụng nguồn vốn ODA lớn với các dự án đã ký trong thời gian qua đạt trên 7,6 tỷ USD nhằm cải tạo, nâng cấp, phát triển mới nhiều nhà máy nhiệt điện và thủy điện với công suất lớn, cải tạo và phát triển mạng truyền tải và phân phối điện quốc gia đáp ứng nhu cầu điện gia tăng hàng năm cho sản xuất và đời sống ở các thành phố, thị trấn, thị xã, khu công nghiệp và khu vực nông thôn trên cả nước. Đây là nguồn vốn lớn và có ý nghĩa trong bối cảnh nguồn vốn đầu tư từ ngân sách còn hạn hẹp, khu vực tư nhân trong và ngoài nước trong giai đoạn phát triển ban đầu còn chưa mặn mà với đầu tư phát triển nguồn và lưới điện vì yêu cầu vốn lớn và thời gian thu hồi vốn chậm.
Giao thông vận tải và Bưu chính viễn thông là ngành tiếp nhận vốn ODA lớn nhất với tổng giá trị hiệp định ký kết đạt khoảng 9,88 tỷ USD thời kỳ 1993-2008. Nhờ nguồn vốn này, Việt Nam đã khôi phục và bước đầu phát triển các hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường không, đường biển và đường thủy nội địa. Đây là
những cơ sở hạ tầng kinh tế hết sức quan trọng để thúc đẩy phát triển các ngành, lĩnh vực và địa phương, kể cả thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Hầu hết các thành phố lớn, các thành phố trực thuộc tỉnh, các thị xã và một số thị trấn đều có các hệ thống cấp nước sinh hoạt được tài trợ bằng nguồn vốn ODA. Các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng,... hiện đang triển khai thực hiện nhiều dự án ODA phát triển cơ sở hạ tầng đô thị quan trọng, quy mô lớn như đường sắt nội đô, thoát nước và xử lý nước thải, chất thải rắn,…
Y tế, Giáo dục và đào tạo, Môi trường, Khoa học và kỹ thuật là những lĩnhvực ưu tiên thu hút và sử dụng ODA trong thời gian qua với các chương trình, dự án