2.1. Giải ngân ODA:
Tình hình giải ngân là biểu hiện bước đầu hiệu quả của nguồn vốn ODA. Tổng mức giải ngân đã tăng đều từ 0,413 tỷ USD năm 1993 đến 1,452 tỷ USD năm 1999.
Số vốn ODA cam kết nói trên được giải ngân dựa trên tình hình thực hiện các chương trình và dự án được ký kết giữa Chính phủ và các nhà tài trợ. Từ năm 1993 đến nay (tính đến hết tháng 10 năm 2008), Chính phủ Việt Nam và các nhà tài trợ đã ký các điều ước quốc tế cụ thể về ODA với tổng số vốn đạt 35,217 tỷ USD, chiếm 82,98% tổng vốn ODA cam kết trong thời kỳ này, trong đó vốn ODA vay ưu đãi chiếm khoảng 80%, vốn ODA không hoàn lại chiếm khoảng 20%.
Giải ngân vốn ODA hai tháng đầu năm 2011 ước tính đạt 125 triệu USD, bằng 5,2% kế hoạch năm, bao gồm: Vốn vay đạt 98 triệu USD; vốn viện trợ không hoàn lại đạt 27 triệu USD.
Năm Cam kết Ký kết Giải ngân Tỷ lệ giải ngân 1993-1995 6,01 4,03 1,875 0,31 1996-2000 11,53 8,45 6,142 0,53 2001-2005 13,03 10,16 8,06 0,62 2006-2009 5,28 _ 2,5 0,42
Nguồn: Bộ kế hoạch và Đầu tư, năm 2006, Tổng cục thống kê
2.2. Tình hình phân bổ ODA theo ngành kinh tế:
Vốn ODA được phân bố theo ưu tiên mà Chính Phủ đề ra cho các ngành kinh tế, trong đó chủ yếu cho lĩnh vực giao thông vận tải, bưu chính viễn thông ,năng lượng và công nghiệp với đối tượng là dự án cơ sở hạ tầng chiếm tỷ lệ lớn nhất với
35,15%. Tiếp đến là lĩnh vực giáo dục đào tạo, y tế, môi trường và công nghệ là 25,9%, nông nghiệp, phát triển nông thôn chiếm15,9%.
Cơ cấu sử dụng vốn ODA theo ngành lĩnh vực trong giai đoạn 2006-2009
Ngành, lĩnh vực Hiệp định ODA kí kết 2006-2009
Tổng Tỷ lệ %
Nông nghiệo và phát triển nông thôn kết hợp
xóa đói giảm nghèo 2,89 15,90
Năng lượng và công nghiệp 3,36 22,97
Giao thông vận tải, bưu chính viễn thông,
cấp thoát nước và phát triển đô thị. 6,62 38,32 Y tế, giáo dục đào tạo, môi trường, khoa học
kĩ thuật, các ngành khác 4,4 25,48
Tổng 17,28 100
Cơ cấu sử dụng vốn ODA theo ngành lĩnh vực trong giai đoạn 1993-2008
Các lĩnh vực sử dụng vốn ODA trong thời gian qua gồm có: nâng cấp và xây dựng mới trên 3700 km đường quốc lộ, hơn 1000 km đường tỉnh lộ, hơn 10000 km đường nông thôn, hàng trăm cây cầu lớn nhỏ, nhiều cảng biển, sân bay, gần chục nhà máy nhiệt điện, thủy điện có tổng công suất thiết kế chiếm tới hơn 40% tổng công suất điện hiện nay của cả nước, hàng chục công trình thủy lợi, cấp nước đô thị và nông thôn, hàng trăm trường học, bệnh viện được xây hoặc nâng cấp.Ngoài ra nhiều công trình nghiên cứu tư vấn về các loại quy hoạch, về cải cách thể chế kinh tế, về đổi mới hoạt động tài chính ngân hàng...cũng được thực hiện bằng vốn ODA. Theo kinh nghiệm của các nước sử dụng ODA của Mỹ, Nhật bản, WB, ADB là sử dụng vào việc xây dựng nhiều công trình hạ tầng cơ sở quan trọng ở Việt nam, việc xây dựng hạ tầng cơ sở kinh tế - xã hội là yếu tố cấp bách, nhưng nguồn vốn trong nước chỉ có thể đáp ứng được 40%. Vì vậy ODA chủ yếu để đầu tư cho hạ tầng kinh tế - xã hội, điều này cũng phù hợp với định hướng của các nước và tổ chức tài trợ.
2.3. Tình hình phân bổ ODA theo vùng kinh tế
Sự phân bố nguồn vốn ODA giữa các vùng miền, giữa Trung ương và địa phương mặc dù đã có những cải thiện nhất định song vẫn chưa đáp ứng yêu cầu
STT Vùng kinh tế
ODA (triệu USD)
Dân số ODA/người (USD/người ) Tổng Trong đó vay Viện trợ 1 Vùng trung du miền núi phía
bắc 409,33 342,85 66,48 11092,70 36,9 2 Vùng ĐB Sông Hồng 3989,47 3925,36 64,11 19487,33 204,72 3 Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền trung 1566,05 1464,68 101,37 19658,30 79,66 4 Tây Nguyên 74,66 34,7 39,96 4931,07 15,14 5 Đông Nam Bộ 894,39 865,44 28,95 12460,57 71,78 6 ĐB sông Cửu Long 907,16 813,25 93,91 17543,13 51,71 Liên vùng 8822,35 8143,5 678,85 Tổng số 16663,41 15989,78 1073,63 85173,1
Trong thời gian qua đã có 1 số chương trình, dự án ODA đã thực hiện xong và hiện đang phát huy tác dụng tích cực trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam như nhà máy điện tử dụng khí thiên thiên phú Mỹ 2 - giai đoạn 1, nhiều bệnh viện ở các thành phố, các trường học....đã được cải tạo và nâng cấp.
Nguồn ODA cũng đã hỗ trợ tăng cường năng lực phát triển thể chế cho nhiều lĩnh vực quan trọng như tài chính, ngân hàng...
Đối với nhiều chương trình, dự án ODA đã thực hiện phương thức đấu thầu cạnh tranh quốc tế, do đó cơ quan hưởng thụ Việt Nam đã lựa chọn được các công ty thực hiện dự án vừa đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật và công nghệ, vừa tiết kiệm được vốn vay.
CHƯƠNG III
THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ TRONG QUÁ TRÌNH HUYĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN ODA TẠI VIỆT NAM