Điện toán đám mây có thể phát triển như thế nào?

Một phần của tài liệu Phần mềm nền tảng cơ sở hạ tầng của Cloud Computing (Trang 51)

VII. Sự phát triển của điện toán đám mây trong tương lai

1. Điện toán đám mây có thể phát triển như thế nào?

Điện toán đám mây cũng chịu nhiều “phản đối” từ các phía đối lập, có quan điểm xem đó như là một cụm từ vô nghĩa. Trong khi đó, nhiều chuyên gia CNTT cho rằng điện toán đám mây không chỉ hữu ích mà còn có triển vọng phát triển vô cùng và sẽ tiến đến version Cloud 2.0.

2. Dự báo của các nhà nghiên cứu

Salesforce.com đã đưa ra những dự đoán riêng của mình về tương lai của

điện toán đám mây rât là thú vị bởi họ không chỉ xem xét về phần cứng, phần mềm mà còn xem các khách hàng sẽ bị ảnh hưởng thế nào bởi công nghệ điện toán đám mây.

“Các kiểu dịch vụ IT có thể được cung cấp qua điện toán đám mây trong phạm vi rộng. Các phương tiện điện toán cung cấp các dịch vụ tính toán để người dùng có thể sử dụng các chu kỳ CPU mà không phải mua máy tính. Các dịch vụ lưu trữ cung cấp một cách thức lưu trữ dữ liệu hiệu quả mà không phải tiếp tục phát triển một “farm” các máy chủ và mạng lưu trữ. Các công ty SaaS đưa ra các dịch vụ CRM thông qua các thiết bị đa chia sẻ của họ, cho phép các khách hàng có thể quản lý khách hàng mà không phải mua phần mềm hay các thiết bị tốn kém”.

3. Ba giai đoạn phát triển của điện toán đám mây

Công ty tư vấn công nghệ hàng đầu thế giới Gartner (Mỹ) nhận xét rằng

thị trường điện toán đám mây đang trong giai đoạn tăng trường và tiềm năng cao và cần nhiều thay đổi trước khi điện toán đám mây hay nền tảng ứng dụng cho phép dịch vụ như là một nội lực chủ đạo của IT.

Giai đoạn 1: 2007 đến 2011 – Tiên phong và định hướng

Đây sẽ là giai đoạn phát triển thị trường. Trong năm 2011, các giải pháp nền tảng ứng dụng cho phép dịch vụ chưa thực sự hoàn thiện, đang hỗn tạp bởi tính cá nhân của nó, Gartner khuyến khích hầu hết các khách hàng chấp nhận nền tảng ứng dụng cho phép dịch vụ nên tập trung vào các giải pháp cơ hội – với chiến thuật giải quyết nhanh chóng, khi mà thời gian để phát triển hiệu quả có giá trị hơn tính khả thi về kỹ thuật.

Như là một kết quả của việc tập trung vào chất lượng kỹ thuật qua việc bảo vệ đầu tư, các nhà cung cấp công nghệ với tầm nhìn thị trường mạnh hơn sẽ thu được nhiều thành công nhất trong số các nhà tích hợp đầu tiên. Dựa trên xu thế này, nhiều nhà cung cấp nền tảng ứng dụng cho phép dịch vụ đầu tiên sẽ tập trung vào phát triển nhanh các công cụ hướng ứng dụng và triển khai các tính năng, làm cho những giải pháp của họ đặc biệt hấp dẫn trong số các giải pháp điện toán người dùng cuối và các dự án điện toán xã hội.

Giai đoạn 2: 2010 đến 2013 – Cũng cố thị trường

Năm 2012, thị trường nền tảng ứng dụng cho phép dịch vụ sẽ dần thu hẹp với một lượng lớn các giải pháp từ các nhà cung cấp lớn và nhỏ, áp lực cạnh tranh sẽ đánh bật các nhà cung cấp yếu ra khỏi thị trường và kết quả là các vụ thâu tóm. Trong giai đoạn cũng cố, cơ sở hạ tầng nền tảng ứng dụng cho phép dịch vụ sẽ ngày càng trở nên hấp dẫn với một phạm vi rộng hơn các nhà cung cấp tiềm năng, kết quả là sẽ có nhiều hơn các nhóm khách hàng chính và sự cạnh tranh để “giữ chân” các người dùng cơ bản. Do đó, “khả năng thực hiện” sẽ trở nên quan trọng như là đổi mới kỹ thuật và tầm nhìn thị trường trong hầu hết các nhà tích hợp

chính. Thời gian thu lại lợi nhuận đầu tư sẽ được mở rộng từ các chiến lược ngắn hơn, mở rộng ra các chiến lược 3-5 năm.

Trong năm 2013, Công ty tư vấn công nghệ hàng đầu thế giới Gartner đánh giá công nghệ nền tảng ứng dụng cho phép dịch vụ sẽ trở thành công nghệ được ưu thích, nhưng không chỉ là độc quyền, là nỗ lực phát triển các kiến trúc và sự lựa chọn cho đa số các sản phẩm tiềm năng của hơn 2000 doanh nghiệp toàn cầu, và như một kết quả sẽ đòi hỏi sự mở rộng lòng tin của họ và nền tảng nền tảng ứng dụng cho phép dịch vụ bao gồm các chiến lược đầu tư dài hạn.

Giai đoạn 3: 2012 đến 2015 và sau này – Chuyển hướng tiêu dùng

Trong năm 2013, một lượng nhỏ các nhà cung cấp lớn sẽ vượt trội về thị phần, cung cấp các chuẩn thông lệ. Các nhà cung cấp chủ yếu thúc đẩy các công nghệ độc quyền được phát triển từ 5 năm trước đó, nhưng họ cũng hỗ trợ các giao diện lập trình “intracloud” để thành lập một công nghệ “mạng lưới”, liên kết các nền tảng của các nhà cung cấp các giải pháp dựa trên điện toán đám mây.

Hình 24. Mô hình phát triển cloud computing

Mở rộng thị phần dựa vào những người dùng thường xuyên sẽ tiếp tục chuyển hướng thị trường từ đổi mới đi vào ổn định giá và đầu tư. Cạnh tranh giữa các công nghệ nền tảng dịch vụ mở và đóng sẽ tiếp tục gia tăng vào năm 2014, nhưng lo ngại về công nghệ đóng (lock in) sẽ dẫn tới những hỗ trợ quan trọng cho một hoặc nhiều gói phần mềm có nền tảng dịch vụ mã nguồn mở. Các gói phần mềm mã nguồn mở sẽ bắt đầu cạnh tranh với các giải pháp độc quyền và dần dần phát triển thị phần của thị trường các nước Khu vực Đông Nam Á sau năm 2015.

Một phần của tài liệu Phần mềm nền tảng cơ sở hạ tầng của Cloud Computing (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w