Giới thiệu các nhà cung cấp điện toán đám mây

Một phần của tài liệu Phần mềm nền tảng cơ sở hạ tầng của Cloud Computing (Trang 41)

VI. Nền tảng (Platform A sA Servic e PaaS)

2. Giới thiệu các nhà cung cấp điện toán đám mây

Không quá bất ngờ khi những cái tên lớn nhất trong danh sách những nhà cung cấp điện toán đám mây chính là những cái tên lớn nhất trong lĩnh vực kỹ thuật máy tính của thế giới như: Google, Microsoft, Yaho, IBM, Amazon….

Công ty thứ 1: Amazon Web Services

Amazon xây dựng các ứng dụng về PaaS, Amazon Web Service (AWS). Elastic Beanstalk được xây dựng trên nền tảng vững chắc rất nổi tiếng về nền tảng dịch vụ hạ tầng, đó là EC2. Hiện tại, Amazon cung cấp các plugins như: AWS Toolkit for Eclipse (plug-in cho Eclipse), AWS CloudFormation (một dịch vụ cho phép các nhà lập trình tạo và quản lý tài nguyên của Amazon), một vài tùy chọn về CSDL trên nền tảng đám mây và SDKs (Software Development Kits) cho Android và các máy di động Apple, ERuby, Java, PHP và .Net.

Amazon được biết đến như là nhà cung cấp điện toán đám mây lớn nhất, đưa ra rất nhiều dịch vụ hữu ích cho khách hàng.

Hình 18. Mô hình các dịch vụ của Amazon Elastic Compute Cloud Amazon Elastic Compute Cloud(Amazon EC2): Môi trường điện toán ảo, cho

phép khách hàng sử dụng một giao diện web và quản lý các dịch vụ cần thiết để khởi động một hoặc nhiều trường hợp của một loạt các hệ điều hành. Khách hàng có thể tải các môi trường hệ điều hành với nhiều ứng dụng, đồng thời quản lý những quyền truy cập mạng và chạy nhiều hay một số hệ thống mà họ cần.

Để sử dụng Amazon EC2, trước tiên khách hàng cần tạo một Amazon Machine Image (AMI). Hình ảnh này có chứa các ứng dụng, thư viện, và dữ liệu thiết lập cấu hình có liên quan được sử dụng trong các môi trường tính toán ảo.

Amazon EC2 cung cấp việc sử dụng các hình ảnh được cấu hình với các mẫu sẵn để người sử dụng có thể nhận và chạy ngay lập tức. Một khi người dùng đã xác định và cấu hình AMI của họ, họ sử dụng các công cụ Amazon EC2 cung cấp để lưu trữ bằng cách tải lên các AMI trong Amazon S3.

Amazon SimpleBD: Cung cấp những chức năng cơ sở dữ liệu cốt lõi của

truy vấn và chỉ mục dữ liệu. Dịch vụ này kết hợp chặt chẽ với Amazon S3 và Amazon EC2 cung cấp khả năng lưu trữ, xử lý và truy vấn dữ liệu trên đám mây.

Amazon Simple Storage Service (Amazon S3): Giải pháp lưu trữ trên

Internet, được thiết kế nhằm tạo ra mô hình tính toán trên web trở nên dễ dàng hơn với những người phát triển. Amazon S3 sử dụng những giao diện dịch vụ web đơn giản, có thể lưu trữ và tìm kiếm bất kỳ số lượng dữ liệu nào từ khắp mọi nơi trên Web.

Amazon CloudFont: Dịch vụ web để chuyển giao nội dung, liên kết với

Amazon Web Services để giúp các nhà phát triển và các doanh nghiệp phân bổ nội dung đến khác hàng một cách dễ dàng. Dịch vụ web này chuyển nội dung với độ trễ thấp, dữ liệu được chuyển đi với tốc độ cao bằng cách sử dụng mạng toàn cầu.

Amazon Simple Queue Service (Amazon SQS): Amazon SQS cung cấp hàng

đợi và khả năng mở rộng lưu trữ tin nhắn trên máy chủ. Những nhà phát triển có thể di chuyển dữ liệu giữa các bộ phận phân tán của những ứng dụng và thực hiện trên các nhiệm vụ khác nhau, không làm mất tin nhắn hoặc không yêu cầu các bộ phận phải luôn luôn sẵn sàng. Amazon SQS cho phép luồng công việc tự động được tạo ra và làm việc chặt chẽ với Amazon EC2 và các dịch vụ Amazon Web Services khác.

Công ty thứ 2: Salesforce.com

Hình 19. Amazon Web Services và Salesforce.com

Thành công trên một nền tảng SaaS khổng lồ, đó là Force.com’s AppExchange và nền tảng Heruko (Heroku là một phần của Salesforce.com từ năm 2010). Hiện nay, theo IDC, Salesforce.com đang ở vị trí đầu của thị trường

chia sẻ dữ liệu. Salesforce.com có những phát triển vượt bậc sau hội thảo DreamForce vào mùa thu năm 2011, trong đó có tuyên bố trong năm 2011 là “3000 ứng dụng được xây dựng hoặc cài đặt cứ mỗi 24 giờ và nền tảng Force.com thực thi hơn 650 triệu giao tác mỗi ngày”. Và chắc chắn, con số thống kê này hiện nay còn hơn thế nữa.

Công ty thứ 3: LongJump

LongJump “bước vào” lĩnh vực PaaS năm 2008. LongJump bổ sung thêm các tính năng mới và hỗ trợ bằng cả một trung tâm về lập trình để thu hút khách hàng. Theo các tài liệu, họ đang có 600 khách hàng tại thời điểm 02/2012. Sự kiện lớn nhất của Long Jump là trở thành “partner” của AT&T vào 11/2011.

Công ty thứ 4: Microsoft

PaaS của Microsoft với môi trường tính toán cho các ứng dụng và lưu trữ bằng dữ liệu có và không cấu trúc trên Windows Azure. Windows Azure AppFabric là nhóm dịch vụ kết nối người sử dụng và các ứng dụng thuê, quản lý việc chứng thực, cài đặt quản lý dữ liệu, và cả SQL Azure – một dịch vụ CSDL trên clouds. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng Microsoft chỉ “making noises” về những dịch vụ ít ỏi đem lại. Và các nhà phân tích cũng nói rằng không thể ước đoán được sức mạnh của Microsoft với “lực lượng quân sự” là các lập trình viên .Net đang chờ đợi một môi trường cloud computing cất cánh cho họ.

Azure Services Platform

Azure Services Platform: Là dịch vụ nền tảng lưu trữ tại trung tâm dữ liệu của Microsoft. Azure Services Platform cung cấp phạm vi chức năng rộng cho việc xây dựng ứng dụng cho các dịch vụ riêng hoặc các hình thức kinh doanh rộng. Những ứng dụng có thể được phát triển với các giao thức chuẩn trong công nghiệp như REST và SOAP

Azure Services Platform bao gồm:

Window Azure: Là hệ điều hành dựa trên đám mây cho phép phát triển, lưu trữ và môi trường quản lý dịch vụ trên Azure Services Platform. Window Azure

mang đến cho những người sử dụng môi trường lưu trữ và tính toán theo yêu cầu giúp họ có thể lưu trữ, quản lý ứng dụng web qua trung tâm dữ liệu Microsoft.

SQL Service: SQL Service cung cấp một tập hợp các dịch vụ tích hợp cho phép các truy vấn quan hệ, tìm kiếm, báo cáo, phân tích, tích hợp, và đồng bộ hóa dữ liệu. Điều này có thể được thực hiện bởi người sử dụng điện thoại di động, văn phòng từ xa, hoặc các đối tác kinh doanh.

Net Service: Là một tập các dịch vụ lưu trữ, định hướng phát triển. Net Service cung cấp các bộ phận được yêu cầu bởi các ứng dụng dựa trên đám mây và các ứng dụng về đám mây.

Live Service: là trung tâm phát triển và nhà cung cấp bộ phát triển phần mềm cho Windows Live và Azure Services platforms.

Windows Live

Là một tập các dịch vụ trực tuyến, các dịch vụ trực tuyến này làm cho việc kết nối và chia sẻ với những người khác trở nên dễ dàng hơn và thú vị hơn với người dùng. Thế hệ mới của Windows Live bao gồm các hình thức cập nhật để chia sẻ ảnh, email, và tin nhắn tức thời, cũng như tích hợp với các site bên thứ 3. Khách hàng có thể tạo ra nội dung trực tuyến và chia sẻ nó tới nhiều nơi hay các người dùng khác thông qua Web.

Là một dịch vụ nhắn tin kinh doanh dựa trên Microsoft Exchange Server 2007. Dịch vụ cho phép người dùng truy cập từ bất kỳ nơi đâu. Máy chủ Exchange Online được phân tán. Dịch vụ này giúp giảm bớt nhân sự vì các hình thức quản lý công nghệ bằng cách loại bỏ sự triển khai, cấu hình, giám sát và cập nhật email trên site.

SharePoint Services

Microsoft cung cấp SharePoint Services nhằm hỗ trợ cho việc hợp tác giữa nhóm, những người dùng sẽ dễ dàng hơn khi làm việc với nhau về các tài liệu, nhiệm vụ, liên lạc, sự kiện, và các thông tin khác.

Các site SharePoint được tạo nên từ Web Part và dựa trên các bộ phận của Window ASP.NET. Các site này được đặt tại nơi những nhóm có thể tham gia thảo luận, chia sẻ dữ liệu, hợp tác, và khảo sát.

Microsoft Dynamics CRM

Microsoft Dynamics CRM Online là dịch vụ quản lý quan hệ khác hàng theo yêu cầu được lưu trữ và quản lý bởi Microsoft. Dịch vụ cung cấp một bộ đầy đủ về tiếp thị, bán hàng, và các tính năng của dịch vụ được thông qua trình duyệt hoặc trực tiếp vào Microsoft Office và Outlook.

Công ty thứ 5: IBM

Hình 21. IBMSmartCloud và OpenShift

Với “bề dày” trong lĩnh vực liên quan đến các doanh nghiệp và nền tảng vững chãi WebSphere middleware, IBM đã cho phép các doanh nghiệp xây dựng

các ứng dụng trên nền tảng Java có thể thực thi trên public cloud, và IBM đặt tên là IBM Smart Cloud Enterprise.

IBM cung cấp các dịch vụ điện toán đám mây để giúp các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô và tận dụng lợi thế của mô hình điện toán ngày càng hấp dẫn. IBM đang áp dụng chuyên môn tư vấn ngành công nghiệp cụ thể để cung cấp các dịch vụ an toàn cho các công ty trong các mô hình đám mây công cộng, tư nhân và mô hình lai điện toán đám mây.

Công nghiệp tư vấn kinh doanh cụ thể cho điện toán đám mây: IBM Global Business Services sử dụng các mô hình kinh tế để đánh giá tổng chi phí để xây dựng điện toán tư nhân, và chuyển dữ liệu và các ứng dụng off – site trong mô hình điện toán công cộng và lai.

Thiết kế, tư vấn công nghệ và dịch vụ thực thi: IBM Global Technology Services cung cấp dịch vụ hỗ trợ cài đặt các clients, cấu hình, và chuyển giao điện toán trong trung tâm dữ liệu.

An ninh đám mây: Tái kiến trúc và thiết kế lại công nghệ và quy trình để truyền tải được an ninh và lá chắn chống lại các mối đe dọa và các lỗ hổng trong các đám mây.

Công ty thứ 6: RedHat

Những người sử dụng Linux sẽ thích thú với mã nguồn mở về PaaS, đó là RedHat’s OpenShift. Các ứng dụng khả chuyển có thể thực thi trên một nền hạ tầng với chi phí thấp và dễ dàng thay thế bằng một gói khác mà không bị ảnh hưởng. Đó là lý do chính khiến một hệ thống lớn Ecosystem RedHat đã làm nên một OpenShift và mang nhiều tiện ích đến cho những lập trình viên.

Công ty thứ 7: Cloud Foundry

Cloud Foundry là một PaaS mã nguồn mở được giới thiệu đầu năm 2011 bởi công ty Vmware. Trong tương lai, kế hoạch của công ty là xây dựng các sản phẩm thương mại. Bằng khởi đầu với Red Hat, VMware thu hút các lập trình viên cần một nền tảng mở để hỗ trợ họ xây dựng bằng ngôn ngữ họ mong muốn và thực thi trên IaaS mà họ thích. Theo các thông tin chính thức từ công ty, dự án có được sự

quan tâm đặc biệt vì hơn 2.100 lập trình viên theo dõi sự thay đổi mã nguồn mở một cách chủ động. Các nhà phân tích dự đoán rằng AppFog, một PaaS khởi đầu trên nền tảng của mã CloudFoundry, được sử dụng rộng rãi nên là một trong những sản phẩm thương mại của CloudFoundry.

Công ty thứ 8: Google

Hình 22. CloudFoundry và Google

Nếu người dùng muốn có một ứng dụng trên cloud, Google App Engine là công cụ hoàn hảo dùng để biển giấc mơ thành hiện thực. Về bản chất, người dùng viết code Python, HTML, và sau đó Google App Engine có thể xây dựng ứng dụng chỉ trong vài phút.

Google App Engine

Google cho phép các nhà phát triển xây dựng các ứng dụng của họ trên cùng một cơ sở hạ tầng và sử dụng các ứng dụng thuộc sở hữu của Google.

Đặc điểm nổi bật:

Viết mã một lần và triển khai: Cung cấp và cấu hình nhiều máy phục vụ web và lưu trữ dữ liệu có thể tốn kém và tốn thời gian. Google App Engine làm cho nó dễ dàng hơn để triển khai các ứng dụng web bằng cách tự động cung cấp tài nguyên máy tính khi cần thiết. Các nhà phát triển viết mã và Google App Engine sẽ “hiện thực” tiếp phần còn lại.

Cân bằng tải khi truy cập tăng đột biến: Khi một ứng dụng web phổ biến thì lượt truy cập ứng dụng sẽ tăng lên khiến các tổ chức phải tổ chức lại cơ sở dữ liệu

và toàn bộ hệ thống. Với việc tự động tạo bản sao và cân bằng tải, Google App Engine làm cho nó dễ dàng hơn với cơ sở hạ tầng có khả năng mở rộng của Google.

Dễ dàng tích hợp với các dịch vụ khác của Google: Những nhà phát triển sử dụng Google App Engine có thể sử dụng các thành phần bên trong và thư viện API của Google nhờ vào chức năng “plug -and - play”.

Google Web Toolkit

• Với Google Web Toolkit, những nhà phát triển có thể phát triển và sửa lỗi những ứng dụng web tương tự như ngôn ngữ lập trình Java, sau đó triển khai chúng như là tối ưu hóa JavaScript. Và hơn thế nữa để tránh được những khó khăn phổ biến như sự tương thích với trình duyệt và giảm hiệu suất đáng kể. Google Web Tool hỗ trợ ngôn ngữ Java 5, do đó những nhà phát triển có thể sử dụng đầy đủ chức năng ngữ pháp của Java 5.

Công ty thứ 9: CloudBees

CloudBees là công ty đầu tiên cung cấp dịch vụ PaaS trên nền tảng Java cho phép các doanh nghiệp phương thức dễ dàng di chuyển các ứng dụng Java sẵn có vào trong đám mây. RUN@cloud là ứng dụng loại “runtime side”.

CloudBees cung cấp các ứng dụng có tính năng server cho web, Java và các ứng dụng Spring. Khách hàng của CloudBees chọn tầng IaaS của chính họ hoặc trên các private. Các ứng dụng chạy trên RUN@cloud có thể được xây dựng sử dụng các công cụ phát triển Java EE truyền thống hoặc sử dụng trên hệ thống PaaS của CloudBeescó tên là DEV@cloud. DEV@cloud là một môi trường trên nền tảng đám mây để phát triển, xây dựng và kiểm lỗi. Sức mạnh của CloudBees nằm ở việc hiểu rõ giá trị của các mã code Java hiện hữu trong các ứng dụng của các doanh nghiệp.

Công ty thứ 10: Engine Yard

Engine Yard là một công ty dẫn đầu về PaaS cho các nhà phát triển PaaS players cho Ruby trên Rails và PHP. Hai ngôn ngữ phát triển trên tạo ra các ứng dụng “cool” và “new greenfield” thực thi trên nền điện toán đám mây. Được thành

lập từ năm 2006, Engine Yard vẫn giữ được các khách hàng như: Nike, AOL, Apple, Disney và MTV.

Hình 23. ClouBees và EngineYard 3. Những yêu cầu khi sử dụng dịch vụ PaaS

Theo http://www.keeneview.com, PaaS có những chức năng khác với các nền tảng phát triển phần mềm truyền thống, đó là do những yếu tố sau:

- Công cụ phát triển phần mềm nhiều người thuê (Multi-tenant development tool):

Các công cụ phát triển truyền thống thường hỗ trợ đơn người sử dụng. Với clouds, công cụ phát triển phần mềm hỗ trợ nhiều người sử dụng. Và mỗi người sử dụng có thể thực hiện nhiều dự án khác nhau.

- (Multi-tenant deployment architecture): Tính mềm dẻo thường không liên quan đến các nỗ lực phát triển phần mềm ban đầu và thường gây khó khăn cho các quản trị hệ thống khi cài đặt phần mềm. Điều này có nghĩa là các gói phần mềm luôn đòi hỏi nhiều vấn đề khác nhau. Với PaaS, tính mềm dẻo của ứng dụng và dữ liệu phải được hỗ trợ. Các vấn đề về load balancing, failover là những thành phần cần thiết cho các phần mềm phát triển trên nền tảng.

- Intergrated management: Các vấn đề về quản lý tích hợp

- Tích hợp hệ thống tính cước (Integrated billing): PaaS cung cấp các cơ chế cho việc tính cước dựa trên sử dụng, và đồng nhất với hệ thống tính cước của SaaS.

Do đó, để tiếp cận tốt với gói PaaS, những yêu cầu sau thường được các công ty, đặc biệt các công ty cho thuê về PaaS nêu ra cho lập trình viên:

- Điều kiện 1: Có kiến thức tốt về lập trình phía máy chủ (Back-end server development). Ví dụ: có khả năng lập trình Java/J2EE, .NET, PHP, Ruby,…

- Điều kiện 2: Có kiến thức tốt về lập trình phía máy khách (Front-end client development). Ví dụ: có khả năng lập trình Dojo, Javascript,…

- Điều kiện 3: Có kiến thức về quản trị hệ thống website (Web site administration). Ngoài ra, thông thường, khi các công ty cung cấp dịch vụ PaaS, họ sẽ có

Một phần của tài liệu Phần mềm nền tảng cơ sở hạ tầng của Cloud Computing (Trang 41)