Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất

Một phần của tài liệu So sánh khả năng sinh trưởng, phát triển và cho năng suất của một số giống lạc có triển vọng trong vụ xuân 2009 tại Thừa Thiên Huế (Trang 32)

Mục đích của công tác chọn tạo giống cây trồng nói chung và cây lạc nói riêng là nhằm chọn tạo được những giống có năng suất cao, chất lượng tốt. Vì vậy, nghiên cứu và đánh giá các chỉ tiêu về năng suất là một trong những chỉ tiêu không thể thiếu trong công tác nghiên cứu và chọn tạo giống.

Năng suất là kết quả cuối cùng, là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh một cách sâu sắc nhất, đầy đủ nhất quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng. Bản chất di truyền của giống quyết định khả năng cho năng suất của giống, dưới sự tác động của điều kiện ngoại cảnh và biện pháp kỹ thuật canh tác sẽ thể hiện ra ngoài là năng suất. Năng suất được hình thành từ các yếu tố: Mật độ cây/m2, số quả chắc/cây, khối lượng 100 quả, khối lượng 100 hạt. Qua theo dõi các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất, kết quả thể hiện ở bảng 4.9 và biểu đồ 4.3

Bảng 4.9: Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lạc. Chỉ tiêu Giống Tổng số quả/cây (quả) Số quả chắc/câ y (quả) P100 quả (gam) P100 hạt (gam) NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ha) NSTT so với đối chứng (%) DT2 (đ/c) 20,77c 15,47d 109,41b 59,92a 36,85d 24,0d 100 NH3 26,23a 21,1ab 119,4a 53,23c 56,68a 28,25b 117,71 NH2 20,27c 14,87d 109,91b 57,08b 36,77d 21,75e 90,63 NH1 25,43ab 20,17bc 101,27c 44,21e 45,90c 26,25c 109,38 LDH 01 26,07a 21,53a 117,32a 50,38d 53,05b 30,25a 126,04 NH4 24,73b 19,43c 120,27a 58,66ab 52,58b 29,25ab 121,88

CV% 10,94 14,38 6,31 10,46 17,42 12,12 -

LSD0,05 1,26 0,86 3,93 2,07 2,48 1,88 -

Ghi chú: a, b, c là các chữ cái biểu thị các nhóm sai khác, các công thức giống nhau được biểu thị cùng một chữ cái, các chữ cái khác nhau biểu thị sự sai khác có

ý nghĩa ở mức 0,05.

- Tổng số quả/cây: Là chỉ tiêu phản ánh khả năng đậu quả của các giống, thể hiện tiềm năng năng suất cũng như sự thích nghi của giống với điều kiện ngoại cảnh trong quá trình ra hoa làm quả. Tổng số quả của các giống biến động từ 20,27 - 26,23 quả/cây, giống có số quả cao nhất là NH3, thấp nhất là NH2 .

- Số quả chắc/cây: Là yếu tố quyết định năng suất thực thu của từng giống, là chỉ tiêu có sự tương quan thuận với năng suất. Số lượng quả chắc/cây càng nhiều thì năng suất lạc sẽ càng cao. Số quả chắc/cây phụ thuộc vào nhiều yếu tố: đặc tính di truyền của giống, đất đai, dinh dưỡng, điều kiện canh tác và điều kiện ngoại cảnh. Thời kỳ ảnh hưởng đến số quả chắc/cây nhiều nhất là lúc ra hoa, đâm tia, tạo quả. Số quả chắc trên cây của các giống đều có sự sai khác ở mức có ý nghĩa. Giống có số quả chắc/cây cao nhất là LDH 01, thấp nhất là giống NH2 .

- Khối lượng 100 quả (P100 quả): Là chỉ tiêu quan trọng của chọn giống do nó có tương quan chặt chẽ với năng suất lạc. Giống có P100 quả của các giống biến động trong khoảng 101,27 - 120,27 gam, giống NH1 có khối lượng 100 quả tương đương với giống đối chứng DT2 , giống có khối lượng 100 quả thấp nhất là NH1 , 3 giống còn lại có khối lượng 100 quả sai khác và cao hơn so với giống đối chứng, cao nhất là NH4 .

Để đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu, các giống lạc có khối lượng hạt lớn, vỏ hạt màu hồng sáng, hàm lượng dầu cao ngày càng được mở rộng trong sản xuất. Khối lượng 100 hạt thường do đặc tính di truyền của giống quyết định và là tiêu chí để đánh giá chất lượng giống. Qua bảng số liệu 4.9 cho thấy, khối lượng 100 hạt của các giống trong thí nghiệm dao động từ 44,21 - 59,92 gam, giống có khối lượng 100 hạt tương đương với giống đối chứng DT2 (59,92 gam) là NH4 (58,33 gam), các giống còn lại đều có khối lượng 100 hạt sai khác và thấp hơn giống đối chứng và thấp nhất là NH1 (44,21 gam).

- Năng suất lý thuyết: Là cơ sở để đánh giá tiềm năng cho năng suất của cây trồng. Năng suất lý thuyết được quyết định bởi mật độ cây/m2, khối lượng 100 quả và đặc biệt là số quả chắc/cây. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu thường có sự khác biệt khá xa và sự sai khác này càng lớn thì càng không tốt. Vì vậy, chúng ta cần phải tìm ra các biện pháp kỹ thuật tác động để giảm khoảng cách này. Qua theo dõi chúng tôi thấy năng suất lý thuyết của các giống đều có sự sai khác ở mức có ý nghĩa và dao động trong khoảng 36,77 - 56,68 tạ/ha, giống có năng suất lý thuyết cao nhất là NH3 (56,68 tạ/ha), thấp nhất là NH2 (36,77 tạ/ha).

- Năng suất thực thu: Là chỉ tiêu phản ánh một cách chính xác và hiện thực nhất khả năng sinh trưởng, phát triển của lạc trên đồng ruộng. Đây là kết quả thu được từ thực tế, nó phản ánh khả năng thích nghi của các giống với môi trường và các yêu tố khác. Từ đó ta biết được giống đó thích hợp với điều kiện sinh thái của vùng hay không để có cơ sở bố trí thời vụ và vùng sinh thái hợp lý. Qua quá trình thí nghiệm chúng tôi thấy : Trong cùng điều kiện kỹ thuật sản xuất, năng suất giữa các giống có sự sai khác ở mức có ý nghĩa và thể hiện ở biểu đồ 4.3.

Qua số liêu ở bảng 4.9 và biểu đồ 4.3 cho thấy năng suất thực thu còn thấp hơn năng suất lý thuyết nhiều, chứng tỏ số quả chắc/cây ít đồng đều. Các giống có năng suất thực thu dao động trong khoảng 21,75 - 30,25 tạ/ha, giống có năng suất thực thu cao nhất là LDH 01 (30,25 tạ/ha), cao hơn giống đối chứng 8,5 tạ/ha, giống có năng suất thực thu thấp nhất là NH2 (21,75 tạ/ha).

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua kết quả nghiên cứu của các giống lạc trong vụ Xuân tại Hợp tác xã Hương Long – thành phố Huế, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

5.1.1.Thời gian sinh trưởng

Hầu hết các giống lạc thí nghiệm đều có thời gian sinh trưởng ngắn, giống có thời gian sinh trưởng ngán nhất là NH1 và LDH 01: 96 ngày, giống có thời gian sinh trưởng dài nhất là DT2: 102 ngày.

5.1.2. Một số chỉ tiêu về sinh trưởng

- Chiều cao cây: Hầu hết các giống đều có chiều cao cây cao, đạt trên 40 cm. Giống có chiều cao cây cao nhất là NH1: 51.06 cm, giống có chiều cao cây thấp nhất là NH2: 43 cm.

- Số lá/thân chính: Các giống đều có số lá/thân chính nhiều, đạt trên 20 lá và dao động từ 20,63 - 24,07 lá. Giống có số lá/thân chính cao nhất là LDH 01: 24,07 lá, giống có số lá/thân chính thấp nhất là DT2: 20,63 lá.

- Tổng số cành/cây: Các giống có tổng số cành/cây dao động từ 7,53 - 9,03 cành, giống NH3 có tổng số cành/cây cao nhất là 9,03 cành, giống NH2

có tổng số cành/cây thấp nhất là 7,53 cành.

- Chiều dài cành cấp 1 của các giống khá cao, dao động từ 47,03 - 58,89 cm, cao nhất là giống LDH 01: 58,89 cm, thấp nhất là giống NH4: 47,03 cm.

5.1.3. Các chỉ tiêu về sự ra hoa

- Tổng thời gian ra hoa của các giống dao động từ ngày, giống có thời gian ra hoa ngắn nhất là ngày, giống có thời gian ra hoa dài nhất là

- Tổng số hoa/cây của các giống dao động từ 65,97 - 92,60 hoa, giống có tổng số hoa cao nhất là LDH 01: 92,6 hoa, giống có tổng số hoa thấp nhất là NH4: 65,97 hoa.

5.1.4. Sâu bệnh hại

Hầu hết các giống thí nghiệm đều bị sâu bệnh hại. Tuy nhiên, mức độ hại cũng không nặng lắm nên ít ảnh hưởng tới năng suất của các giống. Giống NH4 ít bị sâu bệnh hại nhất, NH2 là giống bị hại nặng nhất.

5.1.5. Năng suất của các giống (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong các giống tham gia thí nghiệm thì chỉ có giống NH2 là có năng suất thấp nhất và thấp hơn giống đối chứng DT2, các giống còn lại đều có nang suất cao hơn giống đối chứng và cao nhất là giống LDH 01: 30,25 tạ/ha.

Như vậy, qua nghiên cứu thí nghiệm chúng tôi thấy các giống đều có khả năng sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao. Bên cạnh đó có một số giống cho năng suất thấp như DT2, NH2.

Trong 6 giống đưa ra thí nghiệm thì giống LDH 01 là giống có triển vọng nhất.

5.2. Đề nghị

Do chúng tôi chỉ thực hiện đề tài trong vụ Xuân 2009 trên đất thịt nhẹ tại Hợp tác xã Hương Long – thành phố Huế nên chưa phản ánh đầy đủ tính di truyền và tính thích nghi của các giống lạc. Vì vậy, chúng tôi xin có một số đề nghị sau:

- Tiếp tục thí nghiệm các giống này trên các chân đất khác nhau, ở các vụ khác nhau để kết luận chính xác hơn.

- Ngoài các chỉ tiêu nghiên cứu trong đề tài, cần nghiên cứu một số chỉ tiêu về chất lượng của các giống như: Hàm lượng dầu, protein trong hạt để tìm được các giống có năng suất và chất lượng cao.

- Qua quá trình thí nghiệm và kết quả thu được, chúng tôi đề nghị nên đưa giống LDH 01vào sản xuất thay thế giống địa phương có năng suất thấp.

Một phần của tài liệu So sánh khả năng sinh trưởng, phát triển và cho năng suất của một số giống lạc có triển vọng trong vụ xuân 2009 tại Thừa Thiên Huế (Trang 32)