Khả năng chống chịu sâu bệnh của các giống

Một phần của tài liệu So sánh khả năng sinh trưởng, phát triển và cho năng suất của một số giống lạc có triển vọng trong vụ xuân 2009 tại Thừa Thiên Huế (Trang 30)

Sâu bệnh là một trong những vấn đề rất đáng lo ngại của người sản xuất. Sâu bệnh không những làm tăng chi phí trong sản xuất mà còn là nguyên nhân làm giảm năng suất và chất lượng nông sản. Theo dõi và đánh giá khả năng chống chịu sâu bệnh của các giống có ý nghĩa quan trọng trong công tác chọn tạo giống.

• Sâu hại:

Trong vụ Xuân 2009, không chỉ xuất hiện sâu khoang mà còn có sâu xanh với số lượng tương đối lớn. Qua điều tra sâu hại của các giống lạc, chúng tôi thu được kết quả ở bảng 4.8

Bảng 4.8: Một số sâu bệnh hại trên các giống lạc Chỉ tiêu Giống Sâu xanh (con/m2) Sâu khoang (con/m2) Bệnh gỉ sắt (%) Bệnh đốm nâu (%) Bệnh đốm đen (%) DT2 (đ/c) 7,0 11,7 9,67 15,67 19,67 NH3 8,3 13 6,67 16,0 19,33 NH2 9,7 18,3 12,33 21,33 22,67 NH1 8,7 12,7 15,67 16,67 18,33 LDH 01 9,3 13,3 8,67 15,67 17,33 NH4 6,7 10,7 5,67 13,33 15,67

Số liệu ở bảng 4.8 cho thấy:

- Sâu xanh: Là loại sâu ăn rộng, chúng gây hại trên nhiều loại cây trồng khác nhau. Sâu xanh sinh trưởng và phát dục thích hợp trong khoảng nhiệt độ 20 - 280C, ẩm độ 70 - 80%.

Trong vụ Xuân 2009 thì thời tiết có nhiều diễn biến phức tạp, mưa nắng xen kẽ là điều kiện cho cây trồng sinh trưởng tốt và tạo điều kiện tốt cho sâu bệnh phát triển mạnh. Sự phát triển của sâu xanh tương đối phức tạp, sâu xanh không phát sinh từng lứa rõ ràng như ở sâu khoang. Qua theo dõi chúng tôi thấy: giống bị sâu xanh phá hại ít nhất là NH4: 6,7 con/m2, giống đối chứng DT2: 7 con/m2, mạnh nhất là NH2: 9,7 con/m2, cao hơn giống đối chứng 2,7 con/m2, các giống còn lại đều có mật độ sâu xanh cao hơn giống đối chứng.

- Sâu khoang: Sâu khoang sinh trưởng và phát dục thích hợp trong khoảng nhiệt độ 25 - 30oC, ẩm độ 85 - 90%.

Giai đoạn đầu vụ, sâu khoang chưa xuất hiện, giai đoạn lạc phân cành sâu bắt đầu xuất hiện nhưng mật độ không cao do điều kiện khí hậu không thuận

lợi cho chúng sinh trưởng, phát triển. Vào lúc lạc ra hoa rộ, mật độ sâu khoang cao nhất, giữa các giống dao động từ 10,7 – 18,3 con/m2. Trong đó, giống đối chứng DT2 có mật độ 11,7 con/m2, giống có mật độ sâu khoang lớn nhất là NH2: 18,3 con/m2, cao hơn giống đối chứng 7,6 con/m2, giống có mật độ sâu khoang thấp nhất là NH4: 10,7 con/m2.

• Bệnh hại:

Trong quá trình theo dõi thí nghiệm, chúng tôi thu được kết quả về một số bệnh chính hại lạc như sau:

- Bệnh đốm đen: giữa các giống có tỷ lệ bệnh dao động từ 15,67 - 22,67% Trong đó, giống bị nhiễm bệnh đốm đen nặng nhất là giống đối chứng NH2

giống bị nhiễm bệnh đốm đen nhẹ nhất là NH4 .

- Bệnh đốm nâu: Giữa các giống có tỷ lệ bệnh dao động từ 13,33 - 21,33%. Trong đó, giống bị nhiễm bệnh đốm nâu nặng nhất là NH2, giống bị nhiễm bệnh đốm nâu nhẹ nhất là NH4 .

- Bệnh gỉ sắt: Giữa các giống có tỷ lệ bệnh dao động từ 5,67 - 15,67%. Trong đó, giống bị nhiễm bệnh đốm nâu nặng nhất là giống NH1 giống bị nhiễm bệnh gỉ sắt nhẹ nhất là NH4.

Một phần của tài liệu So sánh khả năng sinh trưởng, phát triển và cho năng suất của một số giống lạc có triển vọng trong vụ xuân 2009 tại Thừa Thiên Huế (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w