Nhóm giải pháp về đối ngoại gồm những nội dung liên quan đến việc Quốc hội tích cực tham gia vào các diễn đàn quốc tế song phương hoặc đa phương; tham gia vào các tổ chức Nghị viện thế giới (ví dụ Liên Minh Nghị viện Thế giới); tham gia trực tiếp vào quá trình đàm phán, ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế thông qua việc cử đại biểu Quốc hội đặc biệt là đại biểu Quốc hội chuyên trách ở Trung ương tham gia và là thành phần chính thức của các đoàn đàm phán xây dựng các điều ước quốc tế … Vì vậy, tác giả đưa ra một số kiến nghị cụ thể như sau:
- Tham gia vào các diễn đàn quốc tế song phương hoặc đa phương
Trên cơ sở chương trình hoạt động đối ngoại của Quốc hội hàng năm, các cơ quan của Quốc hội đã phối hợp với Ủy ban đối ngoại của Quốc hội triển khai các hoạt động đối ngoại song phương của Quốc hội đảm bảo đúng đường lối, chính sách theo phương châm chủ động hội nhập quốc tế và khu vực, phát huy ưu thế kênh nghị viện nhằm tăng cường hiệu quả và chất lượng của hoạt động đối ngoại của Quốc hội, góp phần vào hoạt động giám sát của Quốc hội đối với hoạt động đàm phán, ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế.
Việc Quốc hội tổ chức nhiều đoàn cấp Chủ tịch, Phó Chủ tịch Quốc hội và đón tiếp, tổ chức làm việc cho các Đoàn đại biểu Nghị viện từ các nước thuộc các khu vực khác nhau trên thế giới đến thăm và làm việc với Quốc hội đã cùng nhau hội đàm, có sự định hướng và tranh thủ ủng hộ của Nghị viện các nước, từ đó hình thành nên các đường hướng để đàm phán, ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế, cùng nhau giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện điều ước quốc tế song phương hoặc đa phương.
Nhìn chung, các hoạt động đối ngoại song phương được triển khai thành công, đạt hiệu quả cao trong những năm qua, Quốc hội đã đóng góp thiết thực vào các mục tiêu: i) Củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác ổn định lâu
116
dài, toàn diện với các nước láng giềng có chung đường biên giới, các nước trong khu vực; ii) Thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa quan hệ với các đối tác quan trọng, các nước có quan hệ truyền thống; iii) Tiếp tục khai thông và phát triển quan hệ với nghị viện các nước thuộc khu vực Trung Á, Trung Đông, châu Phi và Mỹ La tinh; iv) Trao đổi kinh nghiệm và tăng cường hợp tác nghị viện, nhất là trong lĩnh vực xây dựng pháp luật, giám sát, phối hợp trên các diễn đàn quốc tế.
Các hoạt động đối ngoại của Quốc hội trong những năm qua ngày càng đi vào chiều sâu với các thỏa thuận hợp tác và cam kết cụ thể. Nhiều thỏa thuận hợp tác với các nội dung cụ thể đã được ký kết nhân các chuyến thăm song phương của Lãnh đạo Quốc hội ta. Trong nhiệm kỳ khóa XII, Quốc hội ta đã ký các thỏa thuận với Hạ viện Séc, Quốc hội Bê-la-rút, Quốc hội Nga, Hạ viện In-đô-nê-xi-a … đặt nền móng quan trọng cho việc củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác nghị viện giữa Quốc hội ta với Quốc hội các nước.
Trên quan hệ hợp tác đa phương: với tinh thần chủ động, trong nhiệm kỳ Quốc hội đã tham dự các hội nghị và diễn đàn của nghị viện khu vực và thế giới; chủ trì và phối hợp tổ chức các Hội nghị quốc tế tại Việt Nam
Với phương châm tích cực và chủ động của Quốc hội đã triển khai các hoạt động quan trọng tại Liên minh Nghị viện thế giới (IPU), Hội đồng Liên Nghị viện Hiệp hội các nước Đông Nam Á (AIPA), Liên minh Nghị viện Cộng đồng Pháp ngữ (APF), Diễn đàn Nghị viện châu Á - Thái Bình Dương (APPF), Hội nghị đối tác nghị viện Á - Âu (ASEP) … và một số tổ chức liên nghị viện khác mà Quốc hội ta là thành viên. Tại các diễn đàn này, Quốc hội ta đã tham dự và có những đóng góp tích cực tại các diễn đàn liên nghị viện này nhằm khẳng định vai trò thành viên chủ động, tích cực và có trách nhiệm của Quốc hội Việt Nam đối với các vấn đề quốc tế, qua đó thúc đẩy các hoạt động đàm phán, ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế.
117
Quốc hội hoàn thành tốt vai trò Chủ tịch Hội đồng Liên nghị viện Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (AIPA) nhiệm kỳ 2009 - 2010 và tổ chức thành công Đại hội đồng AIPA lần thứ 31 với chủ đề “Đoàn kết các dân tộc vì sự phát triển bền vững của Cộng đồng ASEAN” tại Hà Nội từ ngày 20-24/9/2010 được bạn bè quốc tế đánh giá cao, để lại dấu ấn sâu đậm về Việt Nam, về Quốc hội Việt Nam, về sự tham gia tích cực, chủ động và có trách nhiệm của Quốc hội ta tại AIPA.
Với uy tín và vị thế của Quốc hội Việt Nam, Ủy ban đã thành công trong việc vận động Quốc hội các nước bầu Quốc hội ta là Phó Chủ tịch IPU đại diện cho Nhóm châu Á - Thái Bình Dương (nhiệm kỳ 2010-2011), Ủy viên Ban Chấp hành IPU (nhiệm kỳ 2007-2011) và Phó Chủ tịch APF (nhiệm kỳ 2007-2009 và nhiệm kỳ 2009-2011). Việc Quốc hội ta được bầu vào vị trí lãnh đạo tại hai tổ chức liên nghị viện lớn nhất thế giới đã khẳng định những thành tựu quan trọng trong hoạt động đối ngoại của Quốc hội trong quan hệ quốc tế, mở rộng đối ngoại và hội nhập quốc tế. Ủy ban đã thực hiện vai trò đại diện của Quốc hội ta tại các tổ chức này và tích cực triển khai các hoạt động cụ thể nhằm phát huy hiệu quả vai trò của Quốc hội ta, nhất là đóng góp trực tiếp ngay từ đầu quá trình đưa ra những quyết sách có tầm quan trọng và ý nghĩa quốc tế của các tổ chức này.
Trong quá trình tham gia các hoạt động đa phương, Quốc hội đã góp phần khẳng định bước tiến mới quan trọng của ngoại giao Nghị viện Việt Nam và quá trình thực hiện chủ trương chủ động hội nhập quốc tế và khu vực của ta, đóng góp tích cực vào việc triển khai đường lối chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước.
Trong thời gian tới để thúc đẩy hoạt động đàm phán, ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế, Quốc hội cần phải nâng cao vai trò hơn nữa trong các diễn đàn song phương và đa phương.
118
- Phân công đại biểu Quốc hội tham gia vào các đoàn đàm phán xây dựng điều ước quốc tế
Một trong những giải pháp thiết thực, hiệu quả để hoạt động đàm phán, ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế mang tính khả thi cao, việc Quốc hội có đại biểu tham gia và là thành viên chính thức của các đoàn đàm phán xây dựng điều ước quốc tế của nước ta ngay từ những ngày đầu tiên là một yếu tố rất quan trọng. Cung với việc đổi mới về cơ cấu và tổ chức của Quốc hội trong đó có việc nâng cao số lượng và chất lượng đại biểu Quốc hội chuyên trách là nhân tố để Quốc hội có đủ nhân lực để cử đại biểu đại diện cho mình cùng với Chính phủ nước ta tham gia xây dựng các điều ước quốc tế. Quốc hội có thực hiện được nhiệm vụ này cũng sẽ góp phần vào việc xậy dựng điều ước quốc tế một cách khả thi và điều ước quốc tế khi đã có hiệu lực pháp luật triển khai được ngay…
119
KẾT LUẬN
Trong phạm vi đề tài: "Vai trò giám sát của Quốc hội Việt Nam trong quá trình đàm phán, ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế", một số vấn đề đã được nghiên cứu và phân tích liên quan đến lý luận về hoạt động giám sát của Quốc hội nói chung và giám sát hoạt động đàm phán, ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế nói riêng, các phương thức giám sát của Quốc hội, hậu quả pháp lý sau khi Quốc hội thực hiện quyền giám sát, thực trạng và kiến nghị nhằm nâng cao hoạt động giám sát của Quốc hội trong quá trình đàm phán, ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế ở Việt Nam.
Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, điều ước quốc tế đã trở thành một công cụ hợp tác quốc tế có hiệu quả đã được khẳng định một cách phổ cập ở nhiều cấp độ hợp tác giữa các quốc gia và các chủ thế khác của luật quốc tế. Việt Nam cũng đã sử dụng công cụ này để tăng cường quan hệ với các nước thế giới. Số lượng các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết, gia nhập, phê chuẩn trong những năm gần đây ra tăng một cách đáng kể về số lượng, phong phú, đa dạng về mặt nội dung. Nhưng vấn đề đặt ra là Quốc hội Việt Nam với tư cách là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất có vai trò, vị trí, nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào để giám sát quá trình đàm phán, ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế mà Việt Nam đã và sẽ là thành viên để những điều ước quốc tế đó mang lại hiệu quả thiết thực, là đòn bẩy và là hành lang pháp lý bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của quốc gia, dân tộc, cùng với các nước trên thế giới góp phần vào tạo lập môi trường hòa bình, hợp tác cùng phát triển trên thế giới.
Khi điều ước quốc tế phát sinh hiệu lực, Quốc hội vừa là cơ quan triển khai, vừa là cơ quan giám sát việc thực thi hiệu lực các điều ước quốc tế, làm sao để mọi công dân, pháp nhân hiểu và chấp hành đầy đủ các quy định của điều ước quốc tế như chấp hành các quy định của pháp luật quốc gia mình. Khi điều ước
120
quốc tế đã phát sinh hiệu lực ràng buộc trong quốc gia, thì quốc gia đó phải có nghĩa vụ tuân thủ, thi hành điều ước quốc tế theo nguyên tắc Pacta sunt servanda. Những năm gần đây, xuất phát từ yêu cầu đổi mới kinh tế, phục vụ quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch - tập trung sang nền kinh tế theo hướng thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, tạo đà cho sự hội nhập khu vực và thế giới, nổi bật trong công tác điều ước quốc tế của Nhà nước ta là việc ký kết ngày càng nhiều các hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư nước ngoài, thương mại và bảo vệ môi trường. Đó là những lĩnh vực chiến lược trong chính sách phát triển kinh tế của đất nước. Quốc hội có thực hiện tốt hoạt động giám sát tối cao của mình trong quá trình đàm phán, ký kết, gia nhập và thực hiện điều sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế đất nước, đẩy nhanh tiến trình hội nhập của Nhà nước ta vào các lĩnh vực của đời sống kinh tế quốc tế.
Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động giám sát của Quốc hội với công tác đàm phán, ký kết, gia nhập và thực hiện các điều ước quốc tế có ảnh hưởng lớn đến chất lượng của điều ước quốc tế, đến sự đồng bộ của hệ thống pháp luật trong nước cũng như chủ trương, chính sách của Đảng về hội nhập kinh tế quốc tế, luận văn đã đánh giá, nhìn nhận lại một cách tổng quát tình hình hoạt động giám sát của Quốc hội nước ta trong quá trình đàm phán, ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế, trên cơ sở đó, đề xuất một số ý kiến nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về hoạt động giám sát của Quốc hội và pháp luật về ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế.
121
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT
1. Đào Duy Anh (1936), Từ điển Hán – Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
2. Nguyễn Thị Hoàng Anh (2002), "Thành viên Công ước Viên 1969 về Luật điều ước và vấn đề chuyển hóa các quy phạm của Luật điều ước vào pháp luật về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế của Việt Nam", Tài liệu Hội thảo khoa học về chuyển hóa điều ước quốc tế vào pháp luật Việt Nam, Văn phòng Quốc hội, Hà Nội.
3. Bộ Tư pháp (2006), Quyết định số 06/2006/QĐ-BTP của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành Quy chế thẩm định Điều ước quốc tế, Hà Nội.
4. Bộ Tư pháp (2006), Từ điển Luật học, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
5. Chính phủ (1999), Nghị định số 161/1999/NĐ-CP ngày 18/10 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, Hà Nội.
6. Chính phủ (2006), Tờ trình số 155/TTr – CP ngày 22 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ về kết quả đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới và phê chuẩn Nghị định thư gia nhập Hiệp định thành lập Tổ chức Thương mại thế giới, Hà Nội.
7. Chính phủ (2008), Chỉ thị số 14/2008/CT-TTg ngày 22/4 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp tăng cường kiểm tra, đôn đốc thực hiện các điều ước quốc tế trong lĩnh vực kinh tế - thương mại, Hà Nội.
122
8. Chính phủ (2011), Báo cáo về tổng kết nhiệm kỳ 2007-2011 của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội.
9. Nguyễn Sỹ Dũng (2010) Thường thức về hoạt động giám sát của Quốc hội, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
10.Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Nghị quyết Ðại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam, Hà Nội.
11.Trần Ngọc Đường (2010), “Hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội – nhận thức lý luận và thực tiễn”, Trung tâm bồi dưỡng đại biểu dân cử, www.ttbd.gov.vn.
12.Trương Thị Hồng Hà (2009), “Thực hiện pháp luật về giám sát của Quốc hội – thực trạng và những vấn đề đặt ra” Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (139, 140).
13.Vũ Đoàn Kết (2008), “Vai trò giám sát của Quốc hội Pháp trong lĩnh vực đối ngoại”, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế,(75).
14.Trần Ngọc Liêu (2007), “Quan điểm của V.I Lênin về nhà nước và vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, Tạp chí Cộng sản số 11 (131).
15.Phạm Bình Minh (2010), “Các đại dương và Luật về biển", Thông tấn xã Việt Nam, bài phát biểu tại phiên họp toàn thể Đại hội đồng Liên Hợp quốc Khóa 55 về đề mục số 34, ngày 26/10/2010, NewYork.
16.Quốc hội (2001), Hiến pháp (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội.
17.Quốc hội (2003) Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội, Hà Nội. 18.Quốc hội (2005), Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc
123
19.Quốc hội (2007), Báo cáo số 18/BC-QH11 ngày 27 tháng 4 năm 2007 về công tác hoạt động của Quốc hội nhiệm kỳ 2002 -2007, Hà Nội.
20.Đinh Xuân Thảo, Lê Như Tiến (2010), Hoạt động giám sát của Quốc hội những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
21.Đinh Xuân Thảo (2011), Thực tiễn và kinh nghiệm Quốc hội khóa XII quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước về kinh tế - xã hội, tr.22-24, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
22.Ủy ban Đối ngoại (2006), Báo cáo số 2410 ngày 27/11/2006 thẩm tra Nghị định thư gia nhập Hiệp định thành lập tổ chức thương mại thế giới, Hà Nội.
23.Ủy ban Đối ngoại (2011), Kỷ yếu hoạt động đối ngoại khóa XI (nhiệm kỳ 2002-2007), Hà Nội.
24.Lê Thanh Vân (2005), “Hoạt động giám sát của Quốc hội các nước và ở nước ta”, Quốc hội Việt Nam những vấn đề lý luận và thực tiễn,
tr. (419-427).
25.Viện Ngôn ngữ học (2010), Từ điển tiếng Việt, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
II. TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG ANH
26.Meeting of the Standing Committee of the Seventh National People's Congress (1990), Law of the People's Republic of China on the Procedure of the Conclusion of Treaties.
27.National people’s congress (1982), Constitution of the People's