Tăng trưởng tín dụng nóng gắn liền với tỷ lệ nợ xấu cao và kéo dài dai dẳng, một số ngân hàng đã rơi vào trạng thái khó khăn về thanh khoản

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm tái cấ trúc ngân hàng của thế giới (Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Trung Quốc,…) và hàm ý cho Việt Nam (Trang 30)

1 Ngân hàng Gia định mới đổi tên thành Ngân hàng Bản Việt năm 202.

3.1.6.Tăng trưởng tín dụng nóng gắn liền với tỷ lệ nợ xấu cao và kéo dài dai dẳng, một số ngân hàng đã rơi vào trạng thái khó khăn về thanh khoản

dẳng, một số ngân hàng đã rơi vào trạng thái khó khăn về thanh khoản

Hệ thống ngân hàng Việt Nam có mức tăng trưởng huy động và cho vay cao vào hàng nhất khu vực. Tổng dư nợ tín dụng ngân hàng đã đạt mức 120% GDP vào năm 2010. Thực tế điều này đã chứa đựng yếu tố kém bền vững, đặc biệt là chất lượng cho vay. Cơ sở hạ tầng và năng lực quản trị rủi ro của các ngân hàng không thể theo kịp với doanh số cho vay tăng nhanh chóng, đặc biệt cho vay bất động sản năm 2007 là dấu hiệu cảnh báo với nền kinh tế, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn.

Trong khi đó tăng trưởng tiền gửi những năm gần đây không theo kịp với tăng trưởng tín dụng. Điều này khiến cho tỷ lệ tín dụng/huy động của hệ thống ngân hàng đã vượt lên trên 100%. Nếu tính cả các khoản đầu tư của các ngân hàng ngoài cho vay thì tổng đầu tư của hệ thống ngân hàng ra nền kinh tế đã vượt quá tổng vốn huy động với tỷ lệ cao hơn nữa.

T chc tín dng Vn CSH Tng tài sn CAR T l n xu Toàn ngành 378.630 4.493.556 11,67% 3,11% Nhóm NHTMNN 107.820 1.727.810 8,68% 3,58% % Toàn ngành 28,48% 38,45% Nhóm NHTMCP 174.616 2.074.314 13,50% 2,12% % Toàn ngành 46,12% 46,16% Nhóm NHLD 12.199 51.702 33,55% 3,53% Nhóm NH 100% vốn NNg 17.716 120.630 21,70% 0,86% Nhóm CN NHNNg 47.135 342.731 1,36% Nhóm Công ty tài chính 21.316 156.619 15,98% 2,03% Nhóm Cty Cho thuê TC -2.174 19.242 -10,92% 45,38%

Bảng 3. 1: Một số chỉ tiêu tài chính của hệ thống ngân hàng Việt Nam đến 30/06/2011

Ngun: UBGSTCQG tng hp

Theo thống kê của NHNN, đến cuối tháng 12/2010, nợ xấu của toàn ngành bao gồm cả các TCTD phi ngân hàng chiếm 2,15% so với tổng dư nợ toàn ngành và hiện nay tỷ lệ này đã tăng lên mức 3,4%. Tuy nhiên, các con số này mới chỉ được tính toán dựa trên cơ sở phân loại tín dụng và chuẩn mực kế toán của Việt Nam, trong khi chuẩn mực này ít khắt khe hơn so với chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRS). Hơn nữa, con số báo cáo lên NHNN cũng có thể chưa phản ánh hết được chất lượng tín dụng của hệ thống hiện nay do việc phân loại nợ chưa đúng quy định tại các ngân hàng cũng như các thủ thuật khác nhằm làm đẹp bảng cân đối. Do đó, trên thực tế, tỷ lệ nợ xấu của Việt Nam có thể cao hơn nhiều nếu tính theo thông lệ quốc tế và có thể cao tới trên 10% như tính toán của một số tổ chức nước ngoài2. Điều này cũng có nghĩa là hệ thống ngân hàng Việt Nam tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.

Thiếu hiệu quả trong quản lý danh mục đầu tư và tín dụng đã làm suy giảm chất lượng tài sản và đẩy các ngân hàng vào tình trạng thiếu thanh khoản nghiêm trọng. Lãi suất tăng cao, thậm chí có hiện tượng “dây dưa” trả nợ trên thị trường liên ngân hàng là những minh chứng rất rõ nét cho thực tế này.

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm tái cấ trúc ngân hàng của thế giới (Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Trung Quốc,…) và hàm ý cho Việt Nam (Trang 30)