KẾT QUẢ THẢO LUẬN
3.2.2. Nghiên cứu độ bền nhiệt của một số xúc tác.
Tiến hành thực hiện phép phân tích nhiệt với một số mẫu HT đã tổng hợp, các mẫu được mang đo sau khi đã sấy ở 80oC trong 18h để loại nước ẩm.
Cụ thể với mẫu HTU20.65M.
Hình 3.3. Giản đồ phân tích nhiệt của mẫu HTU20.65M.
Trên giản đồ này thấy xuất hiện hai quá trình chuyển tiếp như đã mô tả ở phần trên. Quá trình thứ nhất tương ứng với sự mất nước còn quá trình thứ hai tương ứng với sự phân hủy (CO3)2- thành CO2, cả hai quá trình này đều thu nhiệt. Từ các kết quả được đưa ra ở hình 3.3 ta thấy mẫu HTU20.65 xuất hiện hiệu ứng thu nhiệt để giải phóng CO2 xảy ra ở khoảng nhiệt độ từ 360oC- 445oC cực đại đạt được ở 380oC, nhiệt độ mất nước từ 150oC-195oC tương ứng với sự giảm trọng lượng của nước là 14,17% - 17,18% của CO2 là 6,30%- 12,07%.
Dựa trên giản đồ phân tích nhiệt của các mẫu, chúng tôi chọn nhiệt độ cần nung là 450oC. Quá trình này cũng phù hợp với quá trình giảm trọng
lượng mà Pesie[32] đã đưa ra và phù hợp với giản đồ đo nhiễu xạ tia X của các mẫu HT đã nêu ở trên.
Như vậy, các phương pháp phân tích nhiệt cho phép xác định được những giai đoạn khác nhau của quá trình phân hủy các HT hỗn hợp thuộc loại HT. Từ đó, cũng xác định được mối quan hệ giữa nhiệt độ khử cacbonat và lực bazơ của các ion có được trong HT, có thể thấy rằng lực bazơ của HT càng cao thì nhiệt độ phân hủy (CO3)2- thành CO2 càng lớn.