BẢN ĐỔ PHÂN BỐ TỈ LỆ DIỆN TÍCH MẶT NƯỚC TRONG KHU vực NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Xây dựng các bản đồ môi trường chuyên đề phục vụ nghiên cứu, đánh giá tổng hợp chất lượng môi trường không khí ở Hà Nội trên cơ sở ứng dụng công cụ GIS (Trang 28)

CỨU

Tỷ lệ diện tích tại các vùng có mặt nước dao động từ 1 - 20% nằm rải rác ở tất các các phường, xã trong thành phố. Nhìn chung tỉ lệ diện tích mặt nước ( sông, hồ, ao, đầm) trong khu vực nghiên cứu thấp.

Quận Tây Hồ và Thanh trì là hai khu vực có tỉ lệ diện tích mặt nước đạt từ 40% trở lên cao do Quận Tây Hồ có Hồ Tây với diện tích rộng lớn và Huyện Thanh Trì có hồ điều hòa Yên Sở với diện tích mặt nước tương đối lớn. Ngoài ra Thanh Trì là vùng ven đô nên diện tích ao, hổ, đầm và một số con sông tiêu thoát nước nội thành Hà Nội của vùng còn khá nhiều.

3.2. BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ TổNG HỢP CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ KHU vực

ĐÔ THỊ HÀ NỘI CÓ TÍNH ĐẾN CÁC YẾU T ố CÂY XANH, MẶT NƯỚC.

Mặc dù bản đồ tổng hợp chất lượng không khí có tính đến các yếu tố cây xanh, mặt nước, mật độ đường trong khu vực nghiên cứu chưa được xây dựng, nhưng trên cơ sở các bản đồ chuyên đề đã được xây dựng , bước đầu chúng tôi đưa ra một số đánh gía khái quát mang tính chất tổng hợp như sau:

Sự phân bố diện tích che phủ của cây xanh, mặt nước ở thành phố Hà Nội không đều. Càng mâu thuẫn hơn khi những khu vực có diện tích cây xanh mặt nước tương đối lớn thì không ô nhiễm hoặc mức độ õ nhiễm không cao. Trong khi đó, những khu vực có tỉ lộ cây xanh, mặt nước thấp thì lại ô nhiễm rất lớn. Đặc biệt là các khu vực phường Nhân Chính, Trung Hoà, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân bãc (Thanh Xuân). Đây là những khu vực có mật độ dân cư tập trung tương đối cao. Ngoài việc dân cư chịu ô nhiễm rất nặng do ảnh hưởng từ các khu công nghiệp Thượng Đình còn chịu ảnh hưởng của chất ô nhiễm từ giao thông. Trên bản đồ có thể thấy, tí lệ diện tích cây xanh, mặt nước ở những khu vực này tương đối thấp,( không đáng kể so với diên tích của cả khu vực, do đó khả nãng ô nhiễm bụi ở đây là rất lớn. Như vậy có thể cho rằng, khu vực này có chất lượng không khí rất thấp.

Khu vực các phường Thanh Nhàn, Quỳnh lôi, Minh khai, Mai Động, Đồng tâm, Giáp bát bị ô nhiễm rất nặng do các nguồn thải cổng nghiệp từ khu công nghiệp Vĩnh Tuy — Mai động gây ra. Diện tích che phủ của cây xanh trong khu vực này gần như không có (tỉ lệ diện tích che phủ <1% cao), tỉ lệ diện tích mặt nước so với cả khu vực cũng gần như không đáng kể. Do đó chất lượng không khí ở khu vực này cũng rất xấu.

Các khu vực thuộc quận Hai Bà Trưng gồm các phường Trần Hưng Đạo, Ngô thì Nhậm, mặc dù ô nhiễm do công nghiệp không nặng như các khu vực trên, nhưng mật độ giao thông ở đây tương đối lớn, do vậy có thể nói khu vực này bị ô nhiễm khá nặng. Tuy nhiên do trong khu vực này, trên các tuyến đường lớn đều có cây xanh với độ che phủ cao, do vậy chất lượng không khí ở đây được cải thiện phần nào.

Khu vực phường Thuỵ khuê, cỗng vị ( Ba đình), Nghĩa đô, Nghĩa tân, mặc dù ô nhiễm nặng nhưng tỉ lệ diện tích che phủ của cây xanh ở khu vực này tương đối cao , do vậy có thể hạn chế được khá nhiều khả năng ô nhiễm bụi.

Các khu phô' cổ, không bị ô nhiễm do công nghiệp song đây lại là nơi có mật độ và mật độ đường rất lớn. Mật độ đường ở các khu vực thuộc quận Hoàn Kiếm vào khoảng 16km/km2 [5] Do vậy, có thể nói ở khu vực này chịu ô nhiễm tổng hợp từ hai nguồn chính là giao thông và sinh hoạt, dịch vụ với mức độ cao. Hàm lượng bụi lơ

lửng c ó x u h ư ớ n g tă n g d ần th eo c á c năm , lớn hơn tiêu ch u ẩ n c h o phép từ 1,2 đến 2,1

lần [2,4] . Một trong những nguyên nhân là do dân cư vẫn dùng bếp đung than tổ ong và nhiều hàng quán bán bún , phở và các dịch vụ khác đun nấu liên tục trong ngày. Trong khu vực này, một số phố mặc dù có cây xanh hai bên đường nhưng độ che phủ không đáng kể do đó theo chúng tôi chất lượng không khí ở đây không được cải thiện nhiều.

3.3. ĐỂ XUẤT M Ộ T s ố GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNGKHÔNG KHÍ ở HÀ NỘI KHÔNG KHÍ ở HÀ NỘI

1. Tăng cường và xúc tiến việc đầu tư theo chiều sâu, không mở rộng qui mô và diện tích đối với các khu, cụm công nghiệp cũ. Định hướng chung của qui hoạch đối với các KCN cũ là khuyến khích đổi mới công nghệ để nâng cao nãng suất, chất lượng, hiệu quả và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Đây là một định hướng đúng đắn, đã xem xét đến vấn đề ô nhiễm môi trường, cần nghiêm túc thực hiện.

2. Tiếp tục đẩy mạnh tiến độ di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm nghiêm trọng nam xen kẽ trong các khu dân cư theo Quyết định sô' 64/2003/QĐ-TTg. Có những biện pháp đền bù thoả đáng, qui hoạch bố trí hợp lý những khu đất thuận lợi cho việc di đời và tạo điều kiện phát triển cho các nhà máy, xí nghiệp chuyển đến.

3. Thực hiện nghiêm túc việc tiến hành đánh giá tác động môi trường cho tất cả các

dự án phát triển k in h t ế x ã h ộ i ; k iểm so á t m ộ t c á c h c ó h iệu quả c á c d o ạ n h n g h iệ p ,

xí nghiệp có khí thải độc hại ra môi trường

4. Áp dụng các công cụ kinh tế là một giải pháp hữu hiệu nhằm cải thiện chất lượng môi trường. Hiện nay, phí khí thải đang được xây dựng . trước mắt dự kiến phí khí thải sẽ đánh vào nhiên liệu

5. Tăng cường kiểm soát vệ sinh môi trường trong quá trình xây dựng, cải tạo các công trình trên địa bàn thành phố. Cải tiến cơ bản các hoạt động vệ sinh đường phố

( tưới nước rửa đường..)

6. Khuyến khích việc sử dụng khí đốt trong các hộ gia đình ở thành phố, loại bỏ việc sử dụng than, củi đun nấu trong khu vực nội thành

7. Cần phải duy trì và phát triển cây xanh, bảo tồn mặt nước trong các đô thị và các khu công nghiệp. Nhanh chóng phủ xanh thành phố, đạt tiêu chuẩn cây xanh khoảng 15m2 / đầu người dân đô thị, đảm bảo diện tích cây xạnh trong các khu công nghiệp đạt tỉ lệ 10-15% diện tích khu công nghiệp.

8. Tăng cường trồng các loại cây xanh ven đường, chú trọng vào các loại cây có khả năng hấp thu bụi và các khí độc cao. Theo Tcxdvn 362 : 2005 - “ Quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng trong các đô thị - Tiêu chuẩn thiết kế” thì loại cây ngãn khói, giảm bụi cần có được các tính chất sau: cây cao, không trơ cành, tán lá rậm rạp, lá nhỏ, mặt lá ráp. Theo đó các loại cây cần được khuyến khích trồng là: Đài loan, tương tư, dẻ, lai, phi lao, chùm bao lơn, săng, đào lá to, đậu ma, nụ nhãn, sấu, vải, thị trám, muổng đen Găng, ô rô, duối trúc đào đỏ, cô tòng các loại, dâm bụt các loại, bóng nước, rệu đỏ, thảm cỏ lá tre, mào gà, nhội, xà cừ, chẹo, lát hoa... 9. Đẩy mạnh các hoạt động giáo dục, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức bảo vệ

KẾT LUẬN

Với sự hỗ trợ của mỏ hình hóa toán học ( mô hình Sutton) và công cụ GIS với hai phần mềm Mapinfo 8.5 va ArcGIS 9.2, đề tài đã tiến hành xây dựng được các bản đồ chuyên đề phục vụ cho việc đánh giá tổng hợp chất lượng môi trường không khí, có tính đến cả yếu tô gây ô nhiễm và yếu tố cải thiện chất lượng môi trường không khí. Trên cơ sở đó, đề tài đã đưa ra một sô đánh giá bước đầu về hiện trạng cây xanh, mặt nước, giao thông và mức độ ô nhiễm không khí do các nguồn thải công nghiệp gây ra trên địa bàn Hà Nội

Dựa vào các bản đồ chuyên đề đã xây dựng, một số nhận định ban đầu về chất lượng môi trường không khí khu vực Hà Nội (với yếu tố được xem xét là bụi lơ lửng) có tính đến yếu tố cải thiện chất lượng môi trường không khí ( cây xanh và mặt nước) mà những công trình khoa học trước kia chưa đề cập tới đã được đưa ra.

Một số giải pháp đã được đề xuất nhằm giảm thiểu ô nhiễm cũng như cải thiện chất lượng môi trường không khí cũng đã được đề xuất.

Một phần của tài liệu Xây dựng các bản đồ môi trường chuyên đề phục vụ nghiên cứu, đánh giá tổng hợp chất lượng môi trường không khí ở Hà Nội trên cơ sở ứng dụng công cụ GIS (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)