Tính toán các chỉ tiêu kinh tế

Một phần của tài liệu NCKH Phân tích và đánh giá hiệu quả tiết kiệm điện năng sử dụng vật liệu xây không nung trong công trình xây dựng (Trang 40)

III. PHÂN TÍCH KINH TẾ TÀI CHÍNH HIỆU QUẢ TIẾT KIỆM ĐIỆN NĂNG KHI SỬ DỤNG VẬT LIỆU XÂY KHÔNG NUNG CHO TÒA NHÀ

3.Tính toán các chỉ tiêu kinh tế

a, Các chỉ tiêu kinh tế và công thức tính toán

- NPV là giá trị hiện tại thuần

NPV = Tổng doanh thu chiết khấu – Tổng chi phí chiết khấu

= Tổng lợi ích kinh tế đã chiết khấu – Chi phí đầu tư ban đầu - IRR là suất thu lợi nội tại

với i1<i2, NPV1>0, NPV2<0

- Thv là thời gian hoàn vốn, là thời gian cần thiết để dự án thu lại những chi phí đầu tư dự án, nói cách khác thời gian hoàn vốn là thời gian cần phải chờ đợi trước khi dự án bắt đầu sinh lợi nhuận

Cũng như với các dự án tiết kiệm năng lượng, ta tính thời gian trong 5 năm với hệ số chiết khấu i=20%

- Đối với trường hợp tường 10, tòa nhà dùng cấp điện áp trên 22kV sử dụng 100% gạch không nung AAC

= 462.916.199,71

IRR = 155%

Bảng 3.5. Các chỉ tiêu kinh tế của tường 10 và tường 20

(Tường 10) (Tường 20)

NPV IRR(%

)

Thv (năm) NPV IRR (%) Thv(năm) Trên 22 kV Sử dụng 100% gạch AAC 462.916.199,71 155 0,768 200.000.078,15 53 2,24 Sử dụng 30% gạch AAC 257.58. 436,8 60.000.023,45 Sử dụng 50% gạch AAC 231.45. 099,5 100.000.039,08 Sử dụng 70% gạch AAC 324.041.339,79 140.000.054,71 Từ 6 đến 22kV Sử dụng 100% gạch AAC 500.840.020,98 165 0,72 229.107.054,98 57 2,07 Sử dụng 30% gạch AAC 276.603.870,34 68.732.116,49 Sử dụng 50% gạch AAC 250.420.010,49 114.553.527,49 Sử dụng 70% gạch AAC 350.588.014,68 160.374.938,49 Dưới 6 kV Sử dụng 100% gạch AAC 521.525.741,67 171 0,69832 244.983.587,80 60 1,98 Sử dụng 30% gạch AAC 286.979.198,06 73.495.076,34 Sử dụng 50% gạch AAC 260.762.870,83 122.491.793,90 Sử dụng 70% gạch AAC 365.068.019,17 171.488.511,46

Qua kết quả tính toán các chỉ tiêu kinh tế NPV, IRR, Thv, ta có nhận xét như sau về hiệu quả tiết kiệm điện năng khi sử dụng vật liệu không nung thay gạch đất sét nung: - Việc sử dụng gạch không nung AAC mang tính khả thi cao, đối với tất cả trường hợp

tường 10 và tường 20 giá trị hiện tại thuần NPV đều lớn hơn 0. NPV đạt giá trị từ 60.000.000 đến hơn 500.000.000. Trong đó, giá trị lớn nhất là 521.525.741,67 (trường hợp cấp điện áp dưới 6 kV, tòa nhà sử dụng 100% gạch AAC loại tường 10), 244.983.587,80 (tường 20). Đối với tường 10, giá trị NPV đạt được ở mỗi trường hợp tương ứng cao hơn so với tường 20 bởi tường 20 tiêu tốn nhiều vật liệu xây hơn dẫn đến chi phí vật liệu cao hơn so với tường 10. Ta thấy rằng, gạch không nung với những đặc điểm ưu việt của nó tuy có giá thành cao hơn nhưng hiệu quả tiết kiệm điện năng đem lại lớn hơn hẳn nên vẫn đảm bảo được hiệu quả năng lượng.

- Với hệ số chiết khấu i=20%, kết quả IRR đạt được từ 53% - 171% cho thấy lợi ích đạt được từ năng lượng điện tiết kiệm là rất lớn. Điều này dựa trên cơ sở từ chi phí năng lượng mà tòa nhà tiết kiệm được mỗi năm so với chi phí đầu tư ban đầu gấp từ 0,6-1,7 lần.

- Thv là chỉ tiêu kinh tế được quan tâm hơn cả khi đánh giá hiệu quả tiết kiệm năng lượng. Trong thời gian 5 năm, hệ số chiết khấu i=20%, thời gian hoàn vốn đạt từ 9 tháng (tường 10) đến trên 2 năm (tường 20). Có thể thấy, thời gian hoàn lại toàn bộ chi phí chênh lệch khi thay thế gạch đất sét nung bằng gạch không nung AAC mang tính khả thi cao. Đây là yếu tố hấp dẫn cao để nhà đầu tư cân nhắc và lựa chọn hợp lý khi xây dựng tòa nhà.

Một phần của tài liệu NCKH Phân tích và đánh giá hiệu quả tiết kiệm điện năng sử dụng vật liệu xây không nung trong công trình xây dựng (Trang 40)