II. KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TIẾT KIỆM ĐIỆN NĂNG CHO MỘT TÒA NHÀ CỤ THỂ
3. Tóm lược kết quả tính toán
3.1 Đánh giá lượng điện năng tiết kiệm được
Hình 3.1. Lượng điện tiết kiệm trong 1 năm khi sử dụng vật liệu AAC thay cho gạch đất sét nung (tường 10)
Hình 3.2. Lượng điện tiết kiệm trong 1 năm khi sử dụng vật liệu AAC thay cho gạch đất sét nung (tường 20)
Từ hình 3.1 và hình 3.2, ta thấy rằng khi sử dụng vật liệu xây không nung thay cho gạch đất sét nung luôn đem lại hiệu quả tiết kiệm điện năng cho tòa nhà thương mại sử dụng hệ thống điều hòa không khí.
Đối với tường 10, khi thay thế gạch đất sét nung với tỷ lệ 30% bằng gạch AAC sẽ tiết kiệm được cho tòa nhà đang xét mỗi năm là 31.440,387kWh, với tỷ lệ 50% bằng gạch AAC sẽ tiết kiệm được là 51.400,645 kWh, với tỷ lệ 70% bằng gạch AAC sẽ tiết kiệm được là 73.360,903 kWh, với tỷ lệ 100% bằng gạch AAC sẽ tiết kiệm được là 104.801,290 kWh. Đối với tường 20, khi thay thế gạch đất sét nung với tỷ lệ 30% bằng gạch AAC sẽ tiết kiệm được cho tòa nhà đang xét mỗi năm là 24.130,865 kWh, với tỷ lệ 50% bằng gạch AAC sẽ tiết kiệm được là 40.218,109 kWh, với tỷ lệ 70% bằng gạch AAC sẽ tiết kiệm được là 56.305,352 kWh, với tỷ lệ 100% bằng gạch AAC sẽ tiết kiệm được là 80.436,217 kWh. Do tường 20 có bề dày gấp đôi tường 10 nên nhiệt truyền từ môi trường ngoài vào tòa nhà sẽ giảm đi và dẫn tới điện năng tiết kiệm được thấp hơn so với điện năng tiết kiệm được của tường 10.
Rõ ràng, tỷ lệ gạch AAC được sử dụng thay thế cho gạch đất sét nung càng tăng thì điện năng tiết kiệm được càng lớn. Bởi gạch AAC có khả năng cách nhiệt gấp tới 5 lần gạch nung. Từ tính toán minh họa co một tòa nhà thương mại, ta nhận ra rằng hiệu quả tiết kiệm điện năng sẽ là vô cùng lớn nếu như tất cả tòa nhà sử dụng vật liệu xây không nung này. Không chỉ giảm được chi phí năng lượng mà còn góp phần đáng kể trong việc giảm áp lực khi năng lượng điện chưa đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng của xã hội. Vì vậy, cơ hội giảm điện năng tiêu thụ cần phải được quan tâm ngay từ việc lựa chọn vật liệu xây nhằm đạt được hiệu quả mang tính chất lâu dài và bền vững. Đây cũng là một trong những cơ sở nhằm thay đổi thói quen và nhìn nhận của mọi người trong hoạt động sử dụng năng lượng hiệu quả và hợp lý.
3.2 Đánh giá chi phí năng lượng tiết kiệm được mỗi năm
Hình 3.3. Tiền tiết kiệm được mỗi năm khi sử dụng vật liệu AAC thay cho gạch đất sét nung (tường 10)
Hình 3.4. Tiền tiết kiệm được mỗi năm khi sử dụng vật liệu AAC thay cho gạch đất sét nung (tường 20)
Việc thay thế vật liệu xây có hệ số dẫn nhiệt thấp giúp giảm điện năng tiêu thụ dẫn đến tiết kiệm chi phí năng lượng. Từ hình 3.3 và hình 3.4 cho ta biết cụ thể chi phí năng lượng tiết kiệm được mỗi năm khi thay thế gạch nung bằng gạch không nung AAC. Với lượng điện năng tiết kiệm được (Hình 3.1, hình 3.2) thì ở mỗi mức giá điện (Bảng 8) và loại tường xây khác nhau thì chi phí năng lượng cũng khác nhau.
Đối với tường 10, Chi phí năng lượng trung bình tiết kiệm được mỗi năm khi thay thế bằng gạch AAC là 129.800.764,5 VND. Đối với tường 20, Chi phí năng lượng trung bình tiết kiệm được mỗi năm khi thay thế bằng gạch AAC là 99.623.606,45 VND. Ở mức giá cao nhất áp dụng cho cấp điện áp dưới 6 kV chi phí tiết kiệm lên tới từ hơn 50.000.000 đến 200.000.000 VND mỗi năm.
Qua các kết quả cho thấy gạch không nung AAC đem lại hiệu quả thực tế mang tính bền vững cho các nỗ lực giảm tiêu thụ điện năng khi sử dụng hệ thống điều hòa không khí.
Qua kết quả tính toán minh họa của một tòa nhà thương mại, ta thấy như sau:
- Sử dụng gạch đất sét nung gây tiêu tốn năng lượng mỗi năm do khả năng cách nhiệt kém của vật liệu này. Với tỷ lệ 90% vật liệu xây nung được sử dụng hiện nay cho thấy đây là cơ hội giảm thiểu điện năng tiêu thụ, thông qua việc thay thế bằng vật liệu xây mới có khả năng cách nhiệt cao hơn gạch đất sét nung.
- Vật liệu xây không nung đem lại hiệu quả tiết kiệm điện năng cho tòa nhà thương mại sử dụng hệ thống điều hòa không khí, góp phần giải quyết tình trạng thiếu điện năng như hiện nay, đem lại hiệu quả giảm chi phí năng lượng. Đây là yếu tố được đánh giá cao đối với bản thân mỗi nhà đầu tư và có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động tiêu dùng năng lượng của toàn xã hội.