Xây dựng chính sách tín dụng linh hoạt, phù hợp với những thay đổi thường xuyên của thị trường

Một phần của tài liệu Phát triển sản phẩm tín dụng khách hàng cá nhân tại các NHTM (Trang 26)

xuyên của thị trường

Bên cạnh các giải pháp đề xuất về tái cấu trúc mô hình tổ chức hoạt động và xây dựng các tiêu chuẩn phát triển sản phẩm tín dụng, về mặt định hướng, ngân hàng cần xây dựng cho mình chính sách tín dụng áp dụng trong từng giai đoạn khác nhau trong đó định hướng rõ thị trường và khách hàng mục tiêu, quan điểm thắt chặt hay nới rộng tín dụng mà ngân hàng đang áp dụng, các mục tiêu và kỳ vọng của ngân hàng trong từng thời kỳ...một chính sách tín dụng cụ thể là kim chỉ nam cho hoạt động tín dụng của ngân hàng. Trên cơ sở nội dung của chính sách tín dụng, nhân viên làm công tác tín dụng sẽ định hướng được hướng phát triển tín dụng trong từng giai đoạn, từ đó xác định và lên kế

hoạch những mục tiêu cần thực hiện theo nội dung chính sách tín dụng, góp phần hoàn thành mục tiêu tín dụng của ngân hàng, điều đó làm nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng.

- Thường xuyên điều tra, tìm hiểu tiếp cận thị trường, để không ngừng đưa ra những sản phẩm mới phù hợp nhu cầu của người dân theo từng thời kỳ.

Hiện nay, các ngân hàng lớn trên thế giới đều đã áp dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ hoạt động cho vay thông qua các phần mềm quản lý và kiểm soát rủi ro tín dụng. Đôi với các NHTM Việt Nam hiện nay, biện pháp định lượng để kiểm soát và quản lý rủi ro tín dụng là thông qua các bảng chấm điểm tín dụng bằng phương pháp thủ công. Nó đã thể hiện được nhiều bất cập trong thực tiển hoạt động ngân hàng nói chung và tín dụng nói riêng, ngân hàng cần bắt tay đầu tư vào công nghệ thông tin để có thể tiếp cận được các mô hình quản lý và kiểm soát rủi ro tín dụng hiện đại thông qua các phần mềm công nghệ ngân hàng, qua đó góp phần hỗ trợ nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay khách hàng cá nhân nói riêng.

Bên cạnh đó, để phục vụ cho định hướng đầu tư vào quản lý rủi ro tín dụng bằng công nghệ thông tin, ngân hàng cũng cần phải xây dựng hệ thống thu thập dữ liệu khách hàng ngay từ bây giờ để có thể có được một cơ sở dữ liệu thực tế cần thiết hỗ trợ cho việc phân tích các mô hình quản lý rủi ro khi có điều kiện, đồng thời hỗ trợ cho việc nhận định xu hướng rủi ro, phân tích định tính các đối tượng khách hàng vay vốn tại ngân hàng trong điều kiện hiện nay. Cơ sở dữ liệu về khách hàng là các thông tin về độ tuổi, nghề

nghiệp, giới tính, thu nhập, tình hình thanh toán nợ vay... Các thông tin này rất hữu ích, đồng thời dễ thu thập và tổng hợp nhưng hiện tại hầu như không được ngân hàng quan tâm sử dụng để làm một nguồn thông tin tham khảo trong quá trình xét duyệt co vay nhằm góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng.

KẾT LUẬN

Các giải pháp đề xuất để nâng cao chất lượng hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại NHTM vừa trình bày trong phần nội dung chương III đã khép lại đề tài nghiên cứu. Do còn nhiều hạn chế về mặt thông tin và xử lý nên các vấn đề được nêu chưa được hoàn thiện hết. Hy vọng những vấn đề đề tài nêu ra nhưng chưa thực hiện sẽ được tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Phát triển sản phẩm tín dụng khách hàng cá nhân tại các NHTM (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(28 trang)